Hôm nay,  

Trúng Số

14/06/200400:00:00(Xem: 247011)
Người viết: VÀNH KHUYÊN
Bài số 561-1099 VB6110604

Trời, có bao giờ dám mơ trúng số ở VN.
Thiệt tình a, bán vé số ở VN, gần giờ xổ, còn bao nhiêu là vé chưa bán được còn chẳng dám mơ trúng nữa là.
Nhưng mà ở đây, dám mơ chớ, tại sao không"
Nè nhé, ít nhiều gì tôi cũng thấy xung quanh người ta trúng.
Ngay tại tiểu bang tôi nè, thành phố lân cận, một chị có con chưa chồng mua một vé, là một vé thôi đó mà trúng ngay lần đó, đổi đời cái rụp, đâu phải mơ ước gì xa xôi đâu.
Tôi thì rất nghèo, nghèo từ trong nghèo ra, nghèo từ ngoài vô, nghĩa là qua đây thật sự vô sản . Mang qua mấy bộ quần áo, mới 3 tháng bỏ hết trơn vì ăn cam, ăn gà Mỹ thoải mái, lên cân quá mà. Qua ngay nhằm mùa Đông thì quần áo ở cái xứ nhiệt đới tôi vừa rời càng chả thấm là bao với cái lạnh ở đây...
Vậy đã chịu tôi vô sản cho chưa "
Lần đầu tiên, cả gia đình tôi đi Canada -Vancouver BC rồi qua đảo Victoria chơi hai năm sau ngày tới Mỹ, chi phí bằng tiền mồ hôi nước mắt những buổi trưa cha mẹ tôi hái dâu ngoài đồng. Tôi đi học, làm work study đâu có được bao nhiêu tiền, tôi và các anh chị của tôi chỉ góp chung được tiền tips cho mỗi bữa trưa và tối của gia đì nh cả chuyến đi à.
Tới Mỹ chưa đi đâu hết, đi Canada thật sự là một chuyến mở mắt của cả gia đình.
Này nhé, không mơ trúng số sao được, tới Vancouver BC thì nhà cửa khang trang, giống y VN, chợ búa đông đúc, tôi đã ước gì tôi có thật nhiều tiền mua cho cha mẹ tôi căn nhà ở đây để dưỡng già, cuộc sống không bon chen, êm đềm lắm.


Rồi còn qua đảo ấy à, trời, thiên đàng dưới đất hay sao á, các căn nhà dọc bờ biển thật đẹp, có ca nô hay tàu neo trước nhà, thích gần chết, không mơ trúng số để mua được thì còn mơ gì nè.
Chúng tôi tới đảo, đúng ra là phải đi cái vườn hoa chính, Bushchard Garden, nhưng vé mắc quá, chúng tôi đi cái vườn nhỏ hơn, vé chỉ bằng nữa tiền, cũng chụp hình, làm le, có đi qua Canada, thế cũng vinh dự chán. Không có nhiều tiền thì chơi theo ít tiền, vậy còn chả mơ trúng số để có thể tới bất cứ đâu, vô bất cứ chỗ nào mình muốn là điều thật dễ hiểu mà...
Trở về Oregon, trời, còn cả hai ba năm học trước mặt, tối
tăm mặt mũi, tôi quên hẳn mất cái chuyện muốn trúng số của mình .
Thấm thoát mà 14 năm đã trôi qua, tôi bây giờ có nhà, có cửa, có gia đình, có con cái. Chắc cũng xong bao nhiêu việc, xả hơi, ngồi rảnh, ý muốn trúng số lại trở lại. Mỗi lần thấy số tiền trúng hơn con số 5 hàng chục là tôi mê lắm, mua liền, phải mua, mua nhiệt tình,mua hăng say lắm. Không trúng đâu sao, cũng là giúp cho giáo dục, mở mang tiểu bang hi hi.
Tôi vẫn mua và mua số liên tục, nhìn những căn nhà đẹp, sang, những chuyến du lịch Hawaii, Châu Âu, Úc và Á tôi vẫn mơ, vẫn hăm hở mua vé số lắm.
Có điều bạn hỏi tôi trúng bao giờ chưa, xin thưa, trúng đâu mà trúng, nhưng tôi vẫn mơ à, ở đây, cái gì lại không xảyra được, chỉ cần tôi kiên trì.
Và bạn ơi, nhiều khi cả đời tôi không bao giờ trúng, nhưng ước mơ trúng số và bao giờ cũng mua vé số ủng hộ lúc nào cũng có trong tôi.
Bạn thử làm giống tôi coi sao...
Coi gì"
Chỉ có một điều là coi.. coi... coi chừng trúng...
Phải vậy hông à"

VÀNH KHUYÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,542,344
Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Nhạc sĩ Cung Tiến