Hôm nay,  

Chuyện Tình Ở.... Phòng Lab

01/07/200400:00:00(Xem: 142221)
Người viết: TỐ TÂM
Bài số 574-1112 VB3290604

Tố Tâm đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, trong số này có bài “Mẹ Chồng Nàng Dâu” đang trong “Top 10” về số lượng người đọc. Tác giả cho biết cô là con gái một gia đình H.O., đang học “bán thuốc tây” tại miền Đông. Sau đây là bài viết mới của cô, một chuyện tình nhẹ nhàng.
*
Tôi lững thững xách tập vào lớp. Hắn đã đến trước và cũng như mọi ngày, hắn dể một cuốn tập lên bàn bên cạnh xí chổ cho tôi. Tôi gật đầu chào hắn rồi ngồi xuống ghế. Cả lớp học 60 mạng mà chỉ có hắn và tôi là người Việt Nam. Lúc biết nhau là người Việt Nam, cả hắn và tôi đều mừng rỡ vô cùng, suýt ôm chầm lấy nhau.
Ngày orientation, tôi dớn dác nhìn xung quanh tìm kiếm đồng hương nhưng vẫn không thấy mạng nào. Ngày thứ hai rồi ngày thứ ba đi học tôi cũng không thấy ai. Cho dến ngày thứ tư, giờ đầu tiên trong lớp thực tập mổ xác người chết, tôi rùng mình chóng mặt định lén ra ngoài cửa đổi không khí thì hắn ở đâu lù lù hiện ra. Hắn nói bằng tiếng Việt:
- Sợ hả! Cứ nhắm mắt mổ đại như mổ.... gà rồi dần dần quen thôi!
Tôi trợn mắt nhìn hắn. Thế là chúng tôi quen nhau. Hắn tên là Tuấn. Học cùng lớp với tôi nhưng làm thí nghiệm ở gruop khác. Ngày đi orientation và mấy ngày học đầu hắn bị bịnh nên vắng mặt. Hôm nay là ngày đầu tiên của hắn. Hắn ít nói. Có lẽ hắn sợ nói nhiều..... dư! Tôi thì trái lại. Hễ ai mà ít nói thì tôi ào ào nói cho bõ ghét! Ngược lại, nếu ai mà nói nhiều thì tôi đâm ra..... hiền khô, ít nói. Cũng tại hắn ít nói cho nên khi nói chuyện hắn hay bị tôi bắt nạt. Ví dụ như bữa đó hắn hỏi tôi cách download lecture của ông thầy từ computer ở nhà. Tôi thao thao bất tuyệt giảng giải cho hắn. (Tôi cũng không giỏi giang chi. Computer thì dốt chưa có ai.... dốt bằng. Bà chị học computer làm sẵn cho tôi mọi thứ. Tôi chỉ nói lại cho hắn cách mà bà chị đã.... nói chứ tôi chưa hề làm). Nói xong, thấy hắn ngồi im, tôi hỏi:
- Dễ ợt phải không" Tối nay Tuấn về download bài hay để mai"
Cỡ chừng..... 5 phút sau hắn mới mở miệng:
-Vân nói nhanh quá, Tuấn nghe không kịp làm sao mà nhớ nổi.....
Trời đất ơi! Nghe không kịp vậy mà hắn cũng không chịu lên tiếng để tôi nói chậm hơn. Rõ phí thì giờ. Nói chuyện với một người như hắn thiệt là hao năng lượng. Có lẽ hắn hiểu được điều đó cho nên ngày hôm sau, trước lúc tan trường, hăn ngoắc tôi:
-Vân ơi, chờ Tuấn nói cái này này.....
Hừ! Lại hỏi cách download bài nữa chứ gì! Lần này thì bà cóc thèm chỉ nữa đâu nhé! Tôi đứng lại chờ.


-Giờ Lunch chờ Vân trong cafeteria mà không thấy. Cho Vân cái này này.
Hắn lôi từ trong backpack ra một túi nilon rồi dúi vào tay tôi. Hắn nói nhanh:
-Bánh dẻo đó!
Hắn nói nhanh y như có ai cầm gậy rượt khiến tôi đâm..... lúng túng. Tôi nói và không dám liếc nhìn hắn:
-Cám ơn Tuấn nha!
Nói xong, tôi quay gót đi như chạy mặc kệ hắn đứng đó vớoi bộ dạng lóng ngóng với tay chân thừa thãi. Ngày hôm sau, tôi cảm thấy...... hối hận. Đáng lẽ hôm qua, lúc hắn cho bánh tôi phải cám ơn hắn thật nhiều rồi hỏi thăm vài câu xã giao cho lịch sự. Đằng này, tôi lại quay mặt bước đi y như ma đuổi.
Sáng nay vào lớp, hắn vẫn vào sớm và xí sẵn ghế cho tôi. Nở một nụ cười thật..... thân thiện trên môi, tôi quay qua nói với hắn:
-Bánh dẻo Tuấn cho Vân hôm qua ngon ghê!
(Tôi xạo! Cái bánh vẫn còn nằm nguyên trong túi nilon ở trên bàn học của tôi ở nhà. ) Được khen, hắn có vẻ mừng nhưng ráng giữ vẻ mặt tự nhiên, hắn nói:
-Vân thích loại này hả" Loại này là loại mới ra đó!
Có lẽ nếu còn, ngày mai hắn sẽ đem cho tôi một cái nữa cũng nên. Lúc đó tôi sẽ làm gì với mấy cái bánh này hén! Tôi không thích ăn bánh trung thu bởi vì nó ngọt qúa!
Điều lo lắng của tôi đã dư thừa bởi vì qua ngày hôm sau và hôm sau nữa hắn cũNg không cho tôi thêm một cái bánh nào nữa. Nhưng từ cái dạo "tặng" bánh trung thu tới giờ, ha9'n và tôi có vẻ..... thân nhau hơn.
Chiều nay, vừa rời khỏi lớp thì hắn chạy lại ngoắc tôi:
-Vân nè, đứng lại Tuấn nói cái này này......
- Hummmm, lại cho bánh gì nữa đây""" Tôi đứng lại chờ. Hắn bước đến bên tôi, không cho tôi một cái bánh nào cả, hắn nói bằng một giọng buồn buồn:
-Vân ở lại học nghen. Tuấn nghỉ, không đi học nữa!
Oooops, hăn nói cái gì mà ở lại học.... y như lời trăn trối của một người sắp lìa khỏi cõi đời vậy cà" Tôi hỏi:
-Tuấn nói cái gì"
Hắn nhắc lại:
-Tuấn nghĩ kỹ rồi. Tuấn nghỉ học thôi! Học khó quá! Hai cái test vừa rồi bị fail hết cả hai. Còn làm lab thì khó qúa! Thôi, Tuấn nghỉ học để đi làm.
Vậy là hắn nghỉ học luôn. Mới ngày nào hắn còn nói: "Cứ coi mổ xác người cũng y như mổ gà thì mổ được ngay...... " Hắn dạy tôi cách tưởng tượng đó. Tôi đã làm được! Giờ này tôi có thể ngồi tỉ mỉ bên xác người chết để đọc tên từng sợi gân, mạch máu, thớ thịt trong cơ thể con người. Hắn đã bày tôi cách tưởng tượng xác người chết y như xác..... gà để khỏi sợ.
Vậy mà hắn đã nghỉ mất. Bây giờ mỗi khi làm lab tự nhiên tôi cảm thấy...... nhớ nhớ hắn!
TỐ TÂM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,478,090
Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi Minh Thành từng dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm.". Bài gần nhất là: “Nội soi ruột già.” Bài mới được ghi là “Thuật lại lời kể của người anh họ tôi.”
Tác giả vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai là tác giả nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Hình bên là quang cảnh “Ngày Summer Picnic” ở bệnh viện tác giả đang làm việc. Bài viết kể về những suy nghĩ, trò truyện từ sinh hoạt vui vẻ này.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài mới của ông là một hồi ức thời vượt biển.
Bài viết sau đây của Phương Dung kể chuyện Viết Về Nước Mỹ 2011, đã phổ biến trên báo in, nhưng vì sơ xuất kỹ thuật, bị “thất tung” trên Việt Báo Online. Sắp tới họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12, xin mời cùng đọc lại.
Tác giả đến Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ, từng cộng tác với một số tạp chí và các trang Việt ngữ trên mạng internet. Viết Về Nước Mỹ 2012, bà đã góp hai bài viết “Tiệm Tạp Hoá” và "Người Đàn Bà Ấy Là Mẹ Tôi." Sau đây là bài viết mới nhất.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là chuyện của nhiều câu chuyện vui buồn trong nghề thông dịch.
Tác giả cho biết trước năm 75, khi còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990, hiện là cư dân Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ. Bài viết mới của cô là một chuyện tình.
Với bút hiệu Xuân Đỗ, tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với bài viết "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, làm Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California). Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, quản nhiệm Hội Thánh Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010-2011. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện ngắn của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ.
Nhạc sĩ Cung Tiến