Hôm nay,  

”vạch Áo Cho Người Xem Lưng”

20/07/200400:00:00(Xem: 267041)
Người viết: VÀNH KHUYÊN
Bài số 587-1125-vb8180704

Tác giả tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm; Sinh năm 1965 tại Sài gòn; Hiện là nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Những bài Viết Về Nước Mỹ của cô thường ngắn gọn, viết giống như nói. Bài viết mới lần này, vẫn mạnh mẽ và trực tiếp, cập tới cách xử sự của cha mẹ với con cái.

Thiệt tình, tôi rất rành cái câu
Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
Cái câu ca dao đó, ba tôi viết dán thẳng ngay trước bàn tôi học. Mỗi lần nhìn thấy nó, chẳng hiểu sao trong đầu tôi cứ liên tưởng ngay một con cá đang nằm trên thớt dãy đành đạch.
Thận trọng chút xíu, tôi cũng chưa bao giờ có ý định "vạch áo cho người xem lưng", nhưng các vị cứ nghĩ mà xem, nếu ai cũng muốn dấu lưng áo mình, dấu gì thì không biết, có thể cái tốt cũng dấu cái xấu dấu luôn. Vậy là giúp cho cái xấu, cái không đúng cứ tồn tại, làm xã hội ngưng phát triển. Tôi chống cái đó, chống tới cùng, mặc các vị có đổ tội cho là "vạch áo cho người xem lưng", cứ coi như là tôi đã nhận tội đi nhé.
Từng này tuổi đầu mà cứ để cha mẹ ca cẩm mãi cái bài con cá ấy thì có nước mà đi chết luôn.
Ngày còn ở VN, có phải lớn lên yêu ai, thương ai là quyền của trái tim không các vị" Sự thật, dù biết có thể thương người đó cha mẹ tôi không cho, nhưng nếu họ tốt và có lòng cầu tiến, tôi vẫn tự cho phép mình. Thế mà họ cứ cấm là cấm làm sao"
Mà kỳ, nều mà không làm theo lời cha mẹ tôi thì họ không cho ăn, không cho ở. Là cô gái mới lớn, chưa chồng mà bị đuổi ra khỏi nhà, vô gia cư, trong lúc vô nghề nghiệp tại VN thì đúng là không có chỗ nương tựa và mất thăng bằng lắm. Thế là tôi phải nghe lời, mặc cho trái tim rên xiết vì chữ tình. Đó có phải là cách xử sự đúng với con cái hay không"
Ha ha, tôi lại nhớ đến con cá đang giãy đành đạch trên thớt, chỉ tại không nghe lời cha mẹ
Ở Mỹ thế mà hay. Tự do triệt để. Thương ai cứ thương, có con với ai cứ có, đến văn phòng xã hội xin giúp đỡ các sinh hoạt cần thiết như thực phẩm, ở trọ hay ở tạm đâu chờ ngày có việc làm, trả tiền nhà cho mình hay nhận housing sống tạm qua ngày, thay vì phải ra đường thành kẻ du thủ du thực.
Tôi chưa muốn bàn tới việc cãi lời cha mẹ là vi phạm lễ nghi của một con người nhưng thử hỏi trong quyết định đó cha mẹ nghĩ tới con cái nhiều hơn hay nghĩ tới họ vậy"
Khi đề cập tới việc vâng lời hay không vâng lời, xin xác định là tôi chỉ muốn nói tới những quyết định có lý và có lập trường, tôi không ủng hộ những quyết định nông nổi vì theo tiếng gọi trái tim mù quáng mà làm chuyện nhất thời.
Tôi muốn nói đến những quyết định trưởng thành mà vì sự khắc nghiệt của cha mẹ đã không thể thực hiện được nên phải dùng tới sự giúp đỡ của chính phủ có sẳn và hưởng nó như một công dân bình đẳng được nhận. Nhờ đó mà tự chủ lấy mình, khi phải phải chống cái không đúng của cha mẹ.
Có bao nhiêu anh chị em đã làm được điều đó và giữ gìn cho mình một hạnh phúc mình mong muốn cho tới ngày hôm nay" Tôi nghĩ con số này không nhỏ đâu nhưng chắc chắn chưa là con số nhiều như xã hội tại Mỹ cho phép trong các gia đình người VN tại Mỹ.


Tôi thích cái tự do có ý thức tại Mỹ, ai làm người nấy chịu, không ai có thể chịu thay. Nhìn theo hướng tốt thì mọi người cần phải có trách nhiệm hơn với cuộc đời mình trong những quyết định, mà có quyết định sai chăng nữa, cũng tự mình là chính để sửa những cái sai đó, không ai làm giúp mình được.
Cố tình hiểu sai hai chữ tự do và nhân quyền mới là điều không phải, còn tôi hiểu trong phạm vi tự do trong cái nghĩa được làm con người đúng theo nghĩa con người, tôi đâu thể thành con người xấu đâu. Hy vọng những ai cha mẹ như cha mẹ tôi sẽ không bị như tôi trở thành con bất hiếu nếu có lúc nào đó các vị vì lý do chính đáng không làm đúng theo những gì ba má các vị muốn.
Thế là tôi đã vạch xong nửa cái lưng của mình. Có giống lưng các vị đang dấu không"
Xin xem tiếp nữa cái lưng còn lại.
Ba tôi đi học tập cho đến năm 83 mới về. Gia đình các cô chú tôi có điều kiện đi qua Mỹ từ những năm 85, sau đó Việt Cộng ngưng thời gian không cho xuất cảnh, thế là gia đình tôi bị kẹt lại đến năm 90 mới qua được.
Khi qua được, chúng tôi đã lớn hết, ba tôi không đặt nặng việc học hành nữa mà quan trọng ở việc kiếm tấm chồng cho xứng đáng. Chúng tôi đâu có vừa, cứ đi học đã, ế cho ế, ra sao thì ra, chưa nuôi được mình thì lấy chồng nó khinh cho à. Cứ nhìn mẹ tôi bị gia đình nhà chồng đối xử ra sao thì hiểu.
Gia đình các cô chú tôi đem các em qua đây khi còn bé, tụi nó học giỏi sẳn, thành bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ hết trơn. Nhà các cô các chú, vì lý do tế nhị gì đó không còn coi trọng gia đình tôi dù trước kia họ rất nể. Là cảm nhận vậy thôi, ai mà nói ra.
Ba tôi buồn vì nuôi các cô chú từ bé, nay vì cao thấp hơn thua trong xã hội mà bị khinh thì gọi chửi các cô chú như lúc họ còn bé khi có chuyện không bằng lòng xảy ra. Các cô chú tôi chịu không nổi đã nhờ cảnh sát tới gặp ba tôi, bảo ba tôi không được chửi như vậy. Cái gì xảy ra bên VN để lại bên VN đi.
Đúng quá đi chứ, thế là ba má tôi nói tôi phải thay họ để chửi các cô chú tôi khi họ cần liên lạc với tôi nhờ giúp đỡ trong các vụ việc có liên hệ tới trợ cấp. Tôi bảo ở đây là Mỹ, ai khinh mình cứ khinh, ngay cả những ai đã từng chịu ơn mình mà giờ không nhớ, cứ kệ họ, còn con xin bố mẹ đừng bắt con chửi ai. Thế là tôi lập tức bị cho là hèn và bị bố mẹ tôi từ, không cho liên lạc, không cho tới nhà, không được gọi bố mẹ là bố mẹ nữa.
Không lẽ năm nay tôi đã gần 40 mà vẫn chưa có quyền suy nghĩ và hành động như một người trưởng thành!
Trời tại tôi làm tại sở xã hội nên họ hỏi tôi thôi. Tôi mà làm chỗ khác, họ có hỏi tôi về việc tại sở xã hội, làm sao mà tôi trả lời được, chỉ có vậy mà bắt tội tôi. Bố Mẹ có hiểu cho tôi không "
Cái lưng tôi là thế.
Còn các vị có lưng như tôi, tùy các vị nhé. Ở một xứ tự do, xin các vị góp phần giúp thế hệ sau nó hiểu đúng chữ tự do và nhân quyền.

VÀNH KHUYÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,742,618
Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi Minh Thành từng dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm.". Bài gần nhất là: “Nội soi ruột già.” Bài mới được ghi là “Thuật lại lời kể của người anh họ tôi.”
Tác giả vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai là tác giả nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Hình bên là quang cảnh “Ngày Summer Picnic” ở bệnh viện tác giả đang làm việc. Bài viết kể về những suy nghĩ, trò truyện từ sinh hoạt vui vẻ này.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài mới của ông là một hồi ức thời vượt biển.
Bài viết sau đây của Phương Dung kể chuyện Viết Về Nước Mỹ 2011, đã phổ biến trên báo in, nhưng vì sơ xuất kỹ thuật, bị “thất tung” trên Việt Báo Online. Sắp tới họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12, xin mời cùng đọc lại.
Tác giả đến Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ, từng cộng tác với một số tạp chí và các trang Việt ngữ trên mạng internet. Viết Về Nước Mỹ 2012, bà đã góp hai bài viết “Tiệm Tạp Hoá” và "Người Đàn Bà Ấy Là Mẹ Tôi." Sau đây là bài viết mới nhất.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là chuyện của nhiều câu chuyện vui buồn trong nghề thông dịch.
Tác giả cho biết trước năm 75, khi còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990, hiện là cư dân Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ. Bài viết mới của cô là một chuyện tình.
Với bút hiệu Xuân Đỗ, tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với bài viết "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, làm Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California). Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, quản nhiệm Hội Thánh Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010-2011. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện ngắn của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ.
Nhạc sĩ Cung Tiến