Hôm nay,  

Hoa Cỏ Lau

20/07/200400:00:00(Xem: 105564)

Người viết: TƯỜNG CHINH
Bài số 588-1126-vb2190704

Tác giả Tường Chinh sinh năm 1974, sinh viên cao học tại Vanguard University về Organizational Leadership, hiện cư trú tại Placentia, Nam Caifornia. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là một truyện tâm tình nhẹ nhàng. Bài viết ngắn thứ hai thể hiện sự quan tâm về vấn đề giáo dục.
*

Tôi và anh quen nhau gần bảy năm và chúng tôi có với nhau rất nhiều kỷ niệm đẹp.
Tốt nghiệp đại học ngành lịch sử Hoa Kỳ và Nhật Bổn (American- Japanese History) của những thập kỷ từ 16 đến 18, anh không những vừa đi làm full-time mà còn quyết định ghi danh đi học cao học full-time tại một trường tin lành tại thành phố Irvine, California.
Vừa học, anh vừa thực hiện một website nhằm mục đích thảo luận, giới thiệu, mua bán và sưu tầm những đồng tiền cũ, sách báo cũ và những tác phẩm nghệ thuật mang đậm nét văn hóa cổ truyền lâu đời trên khắp thế giới nhằm tạo cơ hội cho những nhà khảo cổ học và các giáo sư chuyên nghiệp học hỏi, bảo vệ, gìn giữ và phát huy thêm về những nét đẹp của các nền văn hóa, nghệ thuật và lịch sử của mỗi nước khác nhau. Một lần anh đã lý giải với tôi: "Kệ, chịu cực một chút để vừa có cơ hội kiếm tiền để trả "bills" vừa có cơ hội thực hành, trau dồi kinh nghiệm và để có dịp học hỏi thêm". Sau những giờ làm việc và học, mệt mỏi hay chán nản bởi những cú xốc mà anh vắp phải, anh đều tậm sự với tôi. Tôi đã an ủi, động viên anh không được bỏ cuộc. Ngược lại, anh cũng thường khuyên tôi phải cố gắng, và anh ví von "Cuộc đời là biển cả, ai không bơi sẽ bị chìm".
Chuyến đi thực tập suốt mùa học hơn bốn tháng trời ở tận miền Đông nước Mỹ, ngày trở về anh mang đến tặng tôi một bó hoa cỏ lau, bởi anh biết tôi rất thích loại hoa này, màu hoa tim tím, nâu nâu lẫn với màu xanh của lá, của thân lau ốm ốm, cao cao. Mỗi lần trò chuyện với tôi, anh vẫn gọi đùa tôi bằng cái tên ngộ nghĩnh và dễ thương: "nàng lau đất". Nhìn thấy đôi tay chai xạm đi vì làm việc và học hành cực nhọc nơi xứ lạ quê người của anh, lòng tôi hơi se lại, nhưng cũng tràn đầy hạnh phúc và hãnh diện về anh.


Thế rồi, thấm thoát thời gian trôi qua khoảng gần ba năm. Anh nhận được bằng cao học, bạn bè, gia đình anh và tôi đã chúc mừng anh. Dù rất thương anh nhưng tôi đã không bộc lộ cho anh biết những ưu tư thầm kín của mình vì nghĩ rằng tôi cần phải hoàn tất chương trình học của mình. Dù sống ở một nước đầy sự tự do và lối sống phóng khoáng của giới trẻ Mỹ, nhưng tôi cố gắng gìn giữ sự trong trắng và chung thủy của một người con gái Á Đông. Tôi quyết định tự lập và không sống chung với anh trước khi đám cưới, nhằm mong ước sẽ có một ngày tôi hoàn tất xong việc học hành và có cơ hội đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ mình bằng sự thành công trên lĩnh vực học vấn và sự nghiệp. Bởi vì, sang Mỹ trong những năm gần đây tôi một mình phải bươn chải và định hướng cho tương lai của mình. Tôi đã chọn con đường học vấn làm nền tảng chính cho cuộc đời của mình vì tôi luôn luôn tin rằng kiến thức, kinh nghiệm sống và cách đối nhân xử thế của con người đóng một vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày.
Hai năm sau, khi tôi hoàn tất chương trình đại học tại thành phố Fullerton, tưởng rằng chúng tôi sẽ đi đến hôn nhân, sẽ hạnh phúc như đã thầm ao ước. Thế nhưng, bỗng nhiên anh thay đổi ý định, rằng anh đã có một phụ nữ khác, rằng anh bị ảnh hưởng nhiều của đời sống vật chất và thể xác của văn hóa thuần túy xã hội phương tây. Ở anh, thêm một chút tính toán về đời sống vật chất, một chút thay đổi về lý tưởng sống, một chút thay đổi về quan hệ hôn nhân và đời sống gia đình.
Suốt mấy năm liền, dù rất nhớ anh nhưng tôi đã cố gắng dồn hết tâm trí và sức lực của mình để tiếp tục theo đuổi vấn đề học vấn và mưu sinh. Bởi vì, tôi đã hiểu một điều rằng không ai thương và hiểu mình bằng chính bản thân mình. Điều tận cùng, hạnh phúc là do chính mình cảm nhận và tạo ra chứ không phải chờ đợi bất cứ một ai đem đến cho mình.
Chiều nay, một bó hoa cỏ lau của ai đó vô tình hay cố ý gửi tặng đã khiến tôi nhớ đến anh rất nhiều, và giá như...
Lỗi ở anh hay lỗi ở tôi"

TƯỜNG CHINH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,403,883
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, ông đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông." Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả đã góp nhiều bài viết giá trị và có tên trong danh sách chung kết giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIÌ, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên. Năm nay, Phạm Hồng Ân là tác giả vào danh sách chung kết giải thưởng Việt Báo 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả họ Vũ, cư dân Bắc California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Tiếp theo, “Trường Đời: Học Làm Chồng” và “Số Đào Hoa” cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Sau đây là bài viết mới nhất.
Có một lúc nào đó trong thời thơ dại, bạn tôi mơ trở thành vận động viên thể dục (gymnastics Olympian ) đi dự thi đại hội thể thao của thế giới được tổ chức mỗi bốn năm.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên từ 2009. Sang năm 2011, với bài “Nằm Trong Hộp Gỗ, Trông Lên” và nhiều bài đặc biệt khác, ông là tác giả được bình chọn vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới sau đây tiếp tục cho thấy cách viết linh hoạt vui vẻ của tác giả.
Tác giả Nguyễn Quang sinh năm 1947 tại thị xã Quảng Trị, cư dân Nam California, là chủ tịch Hội Ái Hữu Quảng Trị. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông từ năm 2007, kể về người thầy dạy Việt văn tại trường trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị gần nửa thế kỷ trước. Sau đây là bài viết thứ hai, vẫn là chuyện kể về những thầy bạn cũ.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần biên tập, chủ biên các báo Ca Dao, tuần báo Trẻ, Thời Báo... Phan cũng từng góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và đã nhận giải danh dự Viết Về NướcMỹ. Bài mới của Phan là chuyện đi coi nhà để mua tại Dallas.
Nhạc sĩ Cung Tiến