Hôm nay,  

“tiên Học Lễ Hậu Học Văn”

20/07/200400:00:00(Xem: 106358)
Người viết: TƯỜNG CHINH
Bài số 588b-1126-vb2190704

Vào một buổi xế chiều, những tia nắng không qúa gay gắt của mùa hè ở California làm sáng thêm khuôn viên Đại Học Fullerton, tôi đã có dịp trò truyện với người thầy cũ, giáo sư Ngôn Ngữ Học, Dr. Norman Page. Đề tài hai thầy trò bàn tới là việc giảng dạy môn học đạo đức cho các học sinh tiểu học phải được coi là điều quan trọng trong đời sống hàng ngày.
Trong câu chuyện, giáo sư Norman Page nhận định là các trường học trên toàn cầu, đặc biệt là ở một sứ sở tự do như nước Mỹ cần phải khuyến khích các sinh viên học sinh chú tâm nhiều hơn về vấn đề đạo đức và nề nếp khi các em còn ở lứa tuổi dưới vị thành niên mà ông bà ta thường nói: “Dạy con từ thưở còn thơ”.
Theo quan niệm Á Đông, vấn đề “tiên học lễ; hậu học văn” luôn luôn được chú trọng một cách đặc biệt. Người Việt Nam vốn coi trọng vấn đề lễ nghĩa và đạo lý trong đời sống gia đình. Tuy nhiên, sau gần 30 năm sống tha phương nơi xứ lạ quê người, những thế hệ trẻ được sanh ra và lớn lên tại hải ngoại dường như không có nhiều cơ hội để học hỏi và gìn giữ những di sản văn hóa cũng như nền tảng đạo đức, phong tục tập quán của người Việt Nam từ nhiều ngàn năm qua.


Khi đề cập tới vấn đề “tôn sư trọng đạo” ở bậc đại học, giáo sư Norman Page đã tâm sự: “Tôi theo nghề dạy học hơn nửa đời mình, niềm vui nhất của tôi là được nhìn thấy các học trò của mình thành công trong mọi lĩnh vực. Và điều hạnh phúc nhất là tôi tìm thấy ở các học sinh của mình sự tôn kính và lễ phép đối với các bậc thầy cô giáo của họ.”
Cách đây hơn ba năm, khi tôi còn là một sinh viên năm thứ ba tôi đã có dịp chứng kiến một nữ sinh viên Mỹ đi một cách vội vã vào lớp học trong khi hơn 200 sinh viên khác đang chăm chú lắng nghe vị giáo sư của họ giảng bài. Cô sinh viên này ăn mặc như đi dạo biển, với thái độ hục hặc đã chất vấn vị giáo sư lý do tại sao đã loại bỏ tên cô ta khỏi danh sách ghi danh, sau ba lần cô ta vắng mặt và vài lần vào lớp trễ. Vị giáo sư với dáng vóc ốm và cao, vầng trán rộng đầy vẻ thông minh mà nghiêm khắc, đã yêu cầu cô sinh viên này rời khỏi lớp học ngay tức khắc. Cô ta vô cùng tức giận bước ra khỏi lớp học với một thái độ thiếu lễ phép kềm theo những lời nói rất khó nghe.
Nhìn thấy sự thất vọng từ ánh mắt vị giáo sư của mình ngày hôm đó, tôi lấy làm tiếc cho một sinh viên Đại Học nhưng thiếu lễ nghĩa với chính người thầy của mình.
Tôi tự hứa với chính mình phải luôn luôn là một học sinh gương mẫu và coi trọng vấn đề đạo đức hơn hết.

TƯỜNG CHINH

Ý kiến bạn đọc
01/06/201920:50:39
Khách
toi thich doc viet ve nuoc My cua quy bao, toi thich viet nhung viet rat do nen so bi loai khoi vong chien
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,460,630
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006. Cô là cư dân San Jose và luôn gắn bó với sinh hoạt giải thưởng Việt Báo. Bài mới sau đây kể chuyện từ Bắc xuôi Nam dự họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12.
Một năm sau, ông từ trần tại San Jose vào lúc 8:15AM, sáng Chủ Nhật 12 tháng Tám, 2012, đúng vào ngày họp mặt kỷ niệm 20 năm Việt Báo và 12 năm Viết Về Nước Mỹ được tổ chức tại Little Saigon
Trước 1975, tác giả là một nhà thơ quân đội, một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và đã có nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên và đã hai lần nhân giải, 2001 và 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả chỉ mới đến Mỹ từ 2008, hiện là cư dân vùng Little Saigon, đã liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo và đã hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2009 và 2011. Bài mới nhất của tác giả kể về buổi họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12.
Đây là bài về buổi họp mặt năm ra mắt sách VVNM 2012, viết bởi một tác giả ở San Jose không kịp “đu xe đò Hoàng” để xuôi nam phó hội. Donna Nguyễn đã có nhiều bài viết về nước Mỹ được phổ biến, như "Chồng Tếch Vợ Ly"; "Cái Bát Mạ Vàng", “Kết Hôn Để Qua Mỹ”...
Quán bên đường có thể chỉ là mái lá đơn sơ nghiêng theo bờ đường, hay một mái tranh ẩn mình dưới tàng cây cổ thụ đầu làng
Tác giả sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang.Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989.
Nguyễn Duy An là tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước My 2006. Ông cũng là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President National Geographic, tổ chức văn hoá khoa học lớn nhất thế giới. Năm nay, từ Washington D.C. tác giả bay về Cali tham dự họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12. Bài mới nhất của tác giả đề cập tới tình hình tài chính quá khó khăn của National Geographic và báo tin chàng chính thức về hưu non.
Chủ Nhật 12-8-2012 là họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12. Giải thưởng Việt Báo hiện đã sang năm thứ 13 và liên tục từ năm 2000 tới nay, mỗi ngày đều có phổ biến bài viết mới. Sau đây, là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả Hoà Đa.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 sẽ khai diễn chiều Chủ Nhật 12 tháng Tám sắp tới tại Little Saigon. Từ hôm nay tới cuối tuần, nhiều tác giả từ khắp nơi sẽ bay về họp mặt. Nhân dịp này, mời đọc lại ký sự họp mặt Viết Về Nước Mỹ lần đầu tiên,
Nhạc sĩ Cung Tiến