Hôm nay,  

“tiên Học Lễ Hậu Học Văn”

20/07/200400:00:00(Xem: 106567)
Người viết: TƯỜNG CHINH
Bài số 588b-1126-vb2190704

Vào một buổi xế chiều, những tia nắng không qúa gay gắt của mùa hè ở California làm sáng thêm khuôn viên Đại Học Fullerton, tôi đã có dịp trò truyện với người thầy cũ, giáo sư Ngôn Ngữ Học, Dr. Norman Page. Đề tài hai thầy trò bàn tới là việc giảng dạy môn học đạo đức cho các học sinh tiểu học phải được coi là điều quan trọng trong đời sống hàng ngày.
Trong câu chuyện, giáo sư Norman Page nhận định là các trường học trên toàn cầu, đặc biệt là ở một sứ sở tự do như nước Mỹ cần phải khuyến khích các sinh viên học sinh chú tâm nhiều hơn về vấn đề đạo đức và nề nếp khi các em còn ở lứa tuổi dưới vị thành niên mà ông bà ta thường nói: “Dạy con từ thưở còn thơ”.
Theo quan niệm Á Đông, vấn đề “tiên học lễ; hậu học văn” luôn luôn được chú trọng một cách đặc biệt. Người Việt Nam vốn coi trọng vấn đề lễ nghĩa và đạo lý trong đời sống gia đình. Tuy nhiên, sau gần 30 năm sống tha phương nơi xứ lạ quê người, những thế hệ trẻ được sanh ra và lớn lên tại hải ngoại dường như không có nhiều cơ hội để học hỏi và gìn giữ những di sản văn hóa cũng như nền tảng đạo đức, phong tục tập quán của người Việt Nam từ nhiều ngàn năm qua.


Khi đề cập tới vấn đề “tôn sư trọng đạo” ở bậc đại học, giáo sư Norman Page đã tâm sự: “Tôi theo nghề dạy học hơn nửa đời mình, niềm vui nhất của tôi là được nhìn thấy các học trò của mình thành công trong mọi lĩnh vực. Và điều hạnh phúc nhất là tôi tìm thấy ở các học sinh của mình sự tôn kính và lễ phép đối với các bậc thầy cô giáo của họ.”
Cách đây hơn ba năm, khi tôi còn là một sinh viên năm thứ ba tôi đã có dịp chứng kiến một nữ sinh viên Mỹ đi một cách vội vã vào lớp học trong khi hơn 200 sinh viên khác đang chăm chú lắng nghe vị giáo sư của họ giảng bài. Cô sinh viên này ăn mặc như đi dạo biển, với thái độ hục hặc đã chất vấn vị giáo sư lý do tại sao đã loại bỏ tên cô ta khỏi danh sách ghi danh, sau ba lần cô ta vắng mặt và vài lần vào lớp trễ. Vị giáo sư với dáng vóc ốm và cao, vầng trán rộng đầy vẻ thông minh mà nghiêm khắc, đã yêu cầu cô sinh viên này rời khỏi lớp học ngay tức khắc. Cô ta vô cùng tức giận bước ra khỏi lớp học với một thái độ thiếu lễ phép kềm theo những lời nói rất khó nghe.
Nhìn thấy sự thất vọng từ ánh mắt vị giáo sư của mình ngày hôm đó, tôi lấy làm tiếc cho một sinh viên Đại Học nhưng thiếu lễ nghĩa với chính người thầy của mình.
Tôi tự hứa với chính mình phải luôn luôn là một học sinh gương mẫu và coi trọng vấn đề đạo đức hơn hết.

TƯỜNG CHINH

Ý kiến bạn đọc
01/06/201920:50:39
Khách
toi thich doc viet ve nuoc My cua quy bao, toi thich viet nhung viet rat do nen so bi loai khoi vong chien
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,528,419
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến