Hôm nay,  

Chuyện Vặt Sống Ở Mỹ

22/08/200400:00:00(Xem: 157960)
Người Viết: HỒ PHI
Bài số 612-1150-vb6200804

Tác giả là cư dân Fountain Valley, Orange County, CA. Cựu giáo sư, cựu VGS. 12.4 D.A.O., Saigon. Thuyền nhân đến Mỹ tháng 10-1976. Cựu EW 2. DPSS., Los Angeles County.
*

Cả ngố

Lúc mới sang Mỹ, một sáng sớm lái xe trên xa lộ 75 South đi Florida, chở vài ông Việtnam từ Atlanta đi Florida tìm mua thuyền đánh tôm, tôi ghé vào một quán bên đường. Đọc bảng thực đơn buổi sáng, tôi không hiểu món gì sẽ ra sao cả, vì chưa vào quán Mỹ lần nào trước. Cũng chưa hiểu hotdog hay hamburger là cái gì, tôi đọc thấy có pancake giá cả nhẹ nhất. Nghĩ món nầy là bánh ngọt, điểm tâm bánh ngọt, uống nước cam, cũng tốt cho sức khỏe để tiếp tục lái xe, tôi liền order 2 thứ nầy.
Một lát sau, cô waiter mang cho tôi một khay có dĩa đựng miếng bánh tròn dẹp màu vàng nâu, một chén mật đậy nắp và một ly nước cam.
Lấy nĩa xẻo miếng bánh ra ăn, tôi thấy bánh nầy nhạt nhẻo, hơi đăng đắng; nghĩ thế nầy mà sao Mỹ có thể ăn được, thật là khó hiểu. Nhưng dù sao tôi cũng ráng nuốt cho hết miếng bánh, một cách khắc khổ, kẻo bỏ mứa tội trời. Xong tôi lấy ly nước cam ra nhấm thấy hơi chua, nghĩ bụng chén mật nầy là để dùng chung với nước cam đây và chắc Mỹ đã tính phân lượng sẵn rồi, để 2 thứ trộn vào nhau trước khi dùng. Lại nghĩ ở Mỹ, cũng như thuốc men, thực phẩm trong quán chắc cũng theo công thức soạn sẵn, như kiểu NF (National Formula) hay USP (United States Pharmacopoeia), mà các nhà bào chế cứ theo phân lượng vậy mà làm, nên tôi lấy cả chén mật đỗ vào ly nước cam, rồi huậy đều lên rồi uống. Thấy ngọt gắt, cũng thật khó nuốt, tôi lại nghĩ sao Mỹ uống nước cam gì mà ngọt quá như sirup thế nầy, mà sao họ uống được, Mỹ thật rất khác với ta.
Vô tình thấy tôi làm thế, cô waiter Mỹ trắng nhìn tôi chăm chăm, cười cười. Tôi lại nghĩ các lính GI’s và viên chức Mỹ qua Việtnam thích đàn bà, con gái Việtnam, chắc là mấy cô Mỹ trẻ nầy cũng ham của lạ như vậy, thích đàn ông Vietnam nên mới nhìn cười cười như thế. Vậy mình cũng chưa phải là thứ bỏ.
Mỹ Việt mánh mung
Một trưa hè 1977, lái xe từ Los Angeles về lại Florida, vừa qua sông Colorado, tôi dừng xe tại một trạm xâng sát bờ, thuộc thị trấn Blythe, để đỗ đầy xâng và chỉnh bị chiếc xe trước khi vào đoạn đường hoang mạc khô nóng như lò nung, dài 70 miles mới đến trạm kế tiếp ở Quartzsite, thuộc khúc địa đầu bang Arizona. Tôi được một attendant da trắng, râu mép đen, đến đổ xâng, lau kiếng. Xong anh ta cúi xuống, chui vào lườn xe xem xét. Thấy anh ta làm thế, tôi cũng bắt chướt cúi xuống quan sát dưới xe. Tôi thấy hắn chìa ra một cái kéo nhọn, tôi vội hét lớn: “stop! stop! don’t do it! don’t do it! get out.” Tôi biết hắn ta sắp dùng kéo đâm lũng bánh xe tôi. Trên xa lộ số 10, liên bang, giữa mùa hè khô khan, nơi sa mạc mà phá nhau cho xẹp vỏ xe, giữa vùng nắng cháy nầy, nóng chết, để cho trạm xâng làm tiền, như thế thật là quá ác.
Té ra nhân loại Đông Tây, Vàng Trắng gì cũng có những hành động tốt xấu và bài bản giống nhau. Khi thấy hắn có cái kéo nhọn, tôi đã hiểu ngay hắn sẽ đâm bánh xe, vì tôi đã kinh nghiệm điều nầy vào đầu thập niên 1960, lúc còn học ở trường khoa học cạnh trường Petrus Ký Saigon. Môt buổi trưa tan lớp, về ăn trưa để chiều còn vào thực tập, ra thấy chiếc mobylette của tôi bị xẹp bánh, tôi giắt ra cỗng trường, thuê anh vá vỏ ngay tại đó. Tôi thấy hắn vá xong lỗ nầy, lại thấy xì ra ở chỗ khác, ngạc nhiên tôi để ý thấy hắn dùng kéo cắt cao su có mũi thật bén đâm lũng thêm vào vỏ xe. Tôi phải la lối, cãi vã và đòi thưa cảnh sát hắn mới thôi, sau khi tôi đã bị hắn gây thêm 4 miếng vá. Tôi vừa chờ mất thì giờ, vừa quá đói bụng do đã không ăn sáng, vừa tốn kém thêm, trong lúc tôi từ miền Trung vào Saigon học, tiền bạc quá đơn sơ.

Ở lâu về sau, xem TV phóng sự của các đài Mỹ, tôi mới biết có những cây xâng hay garage ở những nơi xa xôi hẻo lánh, đã cho người lén lút rải đinh trên xa lộ chung quanh vùng gần dẫn tới trạm xâng. Cho xe qua lại đạp đinh nhọn, xì hơi, và việc tow kéo, vá, bán vỏ xe thêm đông khách. Và ngay cả có nhiều hãng lớn có tiếng tăm thế giới mà cũng bày đặt, không hư cũng sửa, không mòn cũng thay, không làm cũng tính tiền, gian lận, phá hoại khách hàng trong lúc sữa xe, đã bị FBI điều tra bắt được quả tang và phạt vạ bạc triệu, có khi phải dẹp tiệm hoặc đổi tên hiệu.

Nhận tội hay không
(guilty or not guilty)

Đầu thập niên 1980, tôi dọn nhà từ vùng phía bắc Los Angeles về vùng bờ biển ở Orange County, là nơi tôi thấy mát mẽ và gần cộng đồng Việt Nam đông vui. Tôi thuê một chiếc trailer U-haul để chở đồ đạc. Thấy nhân viên hảng cho thuê U haul gắn trailer vào cho tôi, nhưng không gắn nối đèn stop. Nhưng tôi không nói gì vì nghĩ, họ chuyên môn cho thuê, họ biết việc họ phải làm, mình đâu cần nói gì. Sau đó, tôi đã lên xuống ba chuyến trót lọt.


Đến chuyến thứ tư lúc kéo chạy trên xa lộ 605 South, qua khỏi giao điểm freeway 5, nghe tiếng còi ụ cảnh sát phía sau, tôi vẫn cứ tự nhiên chạy như thường. Sau thấy mô tô cảnh sát rượt lên ngang hàng và khoát tay ra hiệu cho tôi tấp vào. Tôi từ từ tấp vào phía bên lề mặt xa lộ. Vì đã lâu không kéo U haul, tôi cũng không không nhớ và không biết luật. Tôi đã vi phạm 2 luật lưu thông. Lỗi thứ nhất cho xe chạy trên lane số 1 sát lề trái dành cho xe có tốc độ cao, trong khi xe kéo U haul thì phải đi vào lane số 4, sát lề mặt dành cho xe có tốc độ chậm. Lỗi thứ hai là chiếc trailer không gắn đèn stop. Cảnh Sát cho tôi ticket phải ra hầu tòa tại thành phố Corona thuộc vùng tôi đã phạm luật ở Freeway 605..
Hôm ra tòa, ông tòa hỏi, thì người ta chỉ trả lời “guilty” hay là “not guilty ”
Nhận tội hay không nhận tội mà thôi. Nếu nói “guilty” thì ông tòa phán ra quày cashier đóng bao nhiêu tiền phạt. Còn nói “not guilty” thì ông tòa quyết định ngày giờ mở phiên xử, có cả viên cảnh sát cho ticket đến dự, để đối chất.
Đến phiên ông tòa hỏi tôi, tôi liền đáp, “Tôi không biết guilty hay not guilty, nhờ ông chỉ dùm cho tôi ngay bây giờ.”, (thực tình tôi nghĩ vậy, vì tôi không muốn mất thì giờ lôi thôi lên đó xa dự phiên xử). Ông tòa ngạc nhiên hỏi tôi: “ Tại sao"”
Tôi đáp: “Những điều viên cảnh sát ghi trong giấy phạt là đúng sự thật, tôi không tranh cãi điều nầy với ông ta. Nhưng tôi kéo U haul dài kình càng, khó xoay trở, tôi phải lo sang lane sớm cho dễ, để khỏi khó khăn khi gần đến chỗ phải sang lane, vì freeway 605 South phải exit vào freeway 405 South về phía lane số 1 sát bên trái. Còn không đèn stop là do hảng U haul thiếu sót khi gắn trailer cho tôi, tôi cứ tưởng là họ biết công việc họ phải làm.” (nhưng thật ra tôi có lỗi vì không biết luật, nên đã chạy sai lane cách chỗ exit đến khoảng gần 20 miles, đổi lane như vậy quá xa).
Nghe tôi nói có lý, ông tòa liền phán: “Thôi tôi chỉ phạt anh một tội thứ nhì là không đèn stop, 20 dollars, ra ngoài đóng tiền.”

Bắt bẻ quan tòa

Lại một hôm, năm 1982, có anh bạn cũ, mượn tôi đi với anh tới tòa án ở Harbor City, Los Angeles về ticket vi phạm giao thông (traffic ticket). Hình như tất cả giấy phạt nào cũng ghi là 8 giờ sáng tại tòa cả. Chúng tôi đến đúng giờ và lần lượt ghi tên với cô thư ký và ngồi vào mấy hàng ghế ở giữa phòng, đối diện với bàn việc ông tòa mà chờ. Kẻ thì coi báo, người thì ngồi ngáp vặt.
Đến hơn 10 giờ, ông tòa chưa xuất hiện. Cô thư ký vẫn thung dung ngồi và viên cảnh sát tòa án (court marshal) đứng gác thỉnh thoảng đi đứng qua lại gần đó. Bỗng trong đám chờ xét xử, có một thanh niên da trắng, râu lún phún đen, đứng dậy, hùng dũng lên giọng hỏi cô thư ký: “Ông tòa đâu, giờ nầy sao chưa thấy tới. Giấy ghi bảo tôi đến đây lúc 8 giờ, bây giờ hơn 10 giờ rồi, sao ông chưa tới. Tại sao làm mất thì giờ tôi. Tôi còn phải đi làm việc. Tại sao giờ làm việc, mà ông tòa đến trễ như vậy!”
Cô thư ký đáp: “Giờ nào ổng tới là chuyện của ông ấy, tôi không biết, tôi không thể trả lời. Anh chờ ông ấy đến mà hỏi.”
Anh ta vẫn không thỏa mãn, không chịu ngồi xuống, vẫn tiếp tục la lối, phản đối ồn ào, đại khái là bắt bẻ tại sao ông tòa đến trễ, khiến anh ta chờ đợi nhiều giờ mất công ăn việc làm của chủ hảng. Sáng nay anh ta có nhiều công việc.
Thấy mất trật tự, viên cảnh sát tòa án liền can thiệp và nạt lớn: “ Ông tòa đến giờ nào là việc của ổng, chúng tôi không thể trả lời, anh muốn biết phải chờ ổng tới mà hỏi. Anh phải ngồi xuống giữ yên lặng, ồn ào tôi bỏ tù anh, ngồi xuống”.
Cuối cùng anh ta phải hậm hực ngồi xuống.
Nửa giờ sau ông tòa xuất hiện. Anh liền hùng hổ đứng dậy hỏi ông tòa:
“Ticket bảo tôi đến đây lúc 8 giờ, mà sao quá 10 giờ 30 ông mới tới, ông làm tôi phải chờ mất cả thì giờ làm việc của tôi. Tại sao"
Ông tòa bình tỉnh ung dung nhẹ nhàng đáp: “Tôi không chịu trách nhiệm về việc anh phóng xe nhanh ngoài đường, tôi cũng không chịu trách nhiệm về việc anh bị giấy phạt và việc mất thì giờ làm việc của anh. Việc anh hỏi tại sao giờ này tôi mới đến, tôi sẽ nói chuyện riêng với anh sau, anh chờ tôi lo xử xong mấy việc nầy trước đã. Anh hãy ngồi xuống. Anh gây ồn ào tôi sẽ bỏ tù anh”
Thanh niên nầy yên lặng bực bội ngồi xuống.
Ông tòa kêu tên từng vụ (case) và phán quyết một cách nhanh chóng, mỗi case chỉ tốn vài ba phút, chẳng bao lâu phòng xử thưa dần, và có lẽ như ông tòa đã đến ngồi bên trong đọc rõ trước các cases, soan sẵn bài bản, và đã có suy nghĩ, quyết định trước khi đăng đường, nên ra đó là phán xử ngay, chứ không phải ra đó rồi mới đọc hồ sơ.
Xong case anh bạn tôi, chúng tôi ra về. Trong khi thanh niên đó vẫn phải ngồi chờ. Có lẽ phải là người ra về sau cùng trong ngày xử hôm đó. Anh nầy nóng lòng muốn mất ít thời giờ, mà lại bị đì mất nhiều hơn. Đâu cũng vậy, bắt bẻ ông tòa thì chỉ có thua mà thôi.

HOPHI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,113,908
Tác giả đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Nguyễn Văn cho biết ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Cho tới nay, ông đã góp 4 bài: “Chuyện Của Bill”; “Tôi Không Là Ai Cả”; “Ngày Tháng Buồn Hiu”; “Mùa Thu Nashville.” Cả ba bài đều cho thấy cách viết tinh tế và sống động. Sau đây là bài viết thứ năm.
Sinh năm 1983, Kim Trần là tác giả trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, "Những bài học đầu tiên về nước Mỹ". Năm 2008, cô nhận thêm giải vinh danh tác giả với bài viết về ma tuý,v "Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện." Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm tại đại học Cal State, Kim Trần đã tự sáng lập "School First Learning Center" và hiện có 2 trường dạy kèm rất thành công tại Garden Grove và Westminster. Sau đây là bài cô mới viết.
Đây là bài đầu tiên của một tác giả người Mỹ trực tiếp viết văn bằng Việt ngữ. Email kèm bài viết được ông xưng danh là “Steve Brown tức là Sáu.” Ông chính là “người Mỹ yêu tiếng Việt” mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài “Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu.” Mới đây, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông,
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của ông có tựa đề “Fasting: Vô Chiêu Thắng Hữu Chiêu” gồm nhiều chi tiết đặc biệt sống động về việc điều trị bệnh động kinh. Sau đây là phần đầu.
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, đã 2 lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2009, giải danh dự, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" và Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010 -thường được gọi đùa là giải á hậu- với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu? Bài viết sau đây đã đăng trong báo xuân Việt Báo Tết Nhâm Thìn, 2012, nhưng chưa có trên online nên xin bổ túc.
Bài viết là chuyện về bé Ti, qua Mỹ 4 năm trước, khi mới 7 tuổi. Vì một tai nạn xe hơi, “Ti bây giờ không còn gì nữa, má đã chết, chân trái Ti bị cụt, tay trái bầm dập.” Có thể tác giả cũng chính là nhân vật trong truyện kể, một bé gái còn ở tuổi thiếu niên. Chúc bé an lành và mong Nhật Mai liên lạc lại với Việt Báo.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới nhất của ông.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện gia đình Việt Mỹ và tình yêu đồng tính.
Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm đầu, từng nhận giải tác phẩm xuất sắc 2002, giải Việt Bút 2010 và hiện là thành viên ban giám khảo chung kết. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là hai bài viết mới của ông. Tuy tựa đề kêu buồn nhưng không buồn chút nào.
Trước 30/4/1975, Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng: http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học.
Nhạc sĩ Cung Tiến