Hôm nay,  

Con Thương Mẹ, Mẹ Ơi

04/09/200400:00:00(Xem: 134142)
Người viết: PHAN TỊNH TÂM
Bài số 606-1145-vb6030804

Tác giả Phan Tịnh Tâm sinh năm 1950 tại Đà Nẵng. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1993 diện ODP đã được nhận giải đặc biệt Viết về nước Mỹ năm 2002 với bài Vui Buồn Nghề Nails.

Tết Giáp Thân, Phụng đang ở Saigon, chưa kịp về Đà Nẵng thăm mẹ, tối mồng 10 Tết, tin dữ từ Đà Nẵng gọi vào, em Thiếu khóc:
- Chị Sáu ơi, mẹ mất rồi. Phụng hỏi em với nỗi xúc động và ân hận:
- Mẹ mất bao giờ" Em nín đi, mẹ ở với chị em mình đã lâu lắm rồi, đến lúc mẹ phải đi thôi.
- Mẹ vừa mất, 11 giờ tối mai nhập quan và phát tang.
- Được rồi, ngày mai chị sẽ có mặt tại nhà.
Phụng gọi điện nhờ người quen mua dùm vé máy bay. Xếp quần áo đen, trắng vào vali Phụng nhớ dnế những ngày Phụng về làm dâu mẹ. Phụng về làm dâu mẹ năm 20 tuổi, đám cưới xong Phụng vẫn ở nhà mẹ ruột, sau đám cưới Phụng xách giỏ đi chợ, đến chợ lúc nào Phụng cũng vòng ra ngõ hẻm sau chợ mua rau và trái cây của nhà vườn đem bán, Phụng đi qua rổ trái cây của bà cụ tóc bạc phơ, mặc bộ đồ bà ba đã bạc màu, Phụng nghĩ bụng:
- Bà cụ này sao giống bà mẹ chồng của mình quá nhưng hôm đám cưới mẹ mặc áo dài nhung mang dép nhung đẹp lắm mà, chắc là không phải. Phụng bỏ đi luôn.
Mấy ngày sau anh Nghĩa về nhà thăm mẹ xong về với Phụng, mặt buồn hiu Phụng hỏi mãi anh Nghĩa nói:
- Mẹ nói với anh em đi chợ Mới gặp mẹ ngồi bán trái cây nhưng bỏ đi luôn, không chào.
- Hả, em có thấy bà cụ ngồi dưới đất bán trái cây nhưng em nghĩ là không phải mẹ, thôi được rồi ít hôm nữa anh đưa em về xin lỗi mẹ.
Nhưng rồi không đợi "ít hôm nữa" hôm sau mẹ Phụng sai Phụng ra chợ mua đồ khô chuẩn bị đám giỗ, ra chợ Phụng vòng ra ngõ sau bữa nay mẹ ngồi bán rau lang và mãng cầu hái trong vườn nhà, Phụng rút dép thay ghế ngồi bên cạnh mẹ, vừa phụ mẹ bán rau thâu tiền, hai mẹ con vừa nói đủ thứ chuyện trên đời, mấy bà bán hàng cạnh mẹ hỏi thăm:
- Con gái bà hả bà Hương"
- Không, con dâu thứ sáu của tui.
Thúng rau lang đã vơi, rổ mãng cầu đã hết. Phụng đếm tiền trao cho mẹ, mẹ giục:
- Thôi, đi mua bán chi thì đi đi, trưa rồi, vài bữa nữa về nhà có trái mít nghệ chín tới, về mẹ xẻ cho hai đứa ăn.
Phụng cầm bàn tay mẹ ấp lên mặt mình, bàn tay mẹ khô ráp, sần sùi những vết dao cắt dính nhựa đen của rau trái trong vườn, mẹ chắt chiu đem bán lấy tiền nuôi anh Nghĩa của Phụng ăn học. Phụng nói trong lòng: "Con thương mẹ, mẹ ơi".
Một lần vợ chồng Phụng về thăm mẹ, Phụng bị bà dâu cả "đì".
- Thím sáu, chị để mớ khoai trong bếp, thím xuống rửa khoai luộc ăn.
Phụng xuống bếp, rửa khoai xếp vô nồi đổ nước ngập khoai rồi chụm củi.
Phụng lấy đũa xóc thử khoai, khoai chín nhưng nước ngập đầy nồi, Phụng lấy vá lội trong nồi nước múc khoai ra rổ, khoai nhão nhẹt, mềm èo. Bà dâu cả dắt tay chồng và mẹ xuống bếp coi Phụng đang bơi vá trong nồi khoai, chồng của Phụng cười lớn còn mẹ thì cười hiền:
- Thôi, con đem rổ khoai lên nhà, bữa mô về mẹ dạy cho chêm nước luộc khoai.
Một năm sau Phụng có em bé, bà nội nhớ cháu nhắn Phụng bế bé Ti về thăm, Phụng biểu con Bê bế em theo Phụng về thăm mẹ, mẹ đang chuẩn bị gánh rau ra chợ, mẹ nói:
- Mẹ gánh rau ra chợ bỏ mối xong về ngay, con ở nhà bắt cho mẹ nồi cơm. Mẹ ra khỏi cổng, Phụng nói với con Bê:


- Chết tao rồi Bê ơi, tao đâu biết nấu cơm bằng củi, nhà mình nấu nồi cơm điện không hà
- Chị bế bé Ti, em nấu cho, em ở nhà quê nấu củi quen rồi. Phụng yên tâm giao nồi cơm cho con Bê, bế bé Ti ra vườn chơi.
Mẹ về dỡ nồi cơm, trên sống, dưới khê, tư bề nhão nhoét, mẹ hỏi:
- Con Sáu hay con Bê nấu cơm đây.
- Dạ, mẹ, con Bê nấu. Mẹ lại cười hiên.
- Thôi, con Bê đi làm cá, mẹ nấu nồi khác, còn nồi ni mai nấu cháo ăn.
Hai năm sau, anh Nghĩa tử trận, ba mẹ con Phụng theo bà ngoại vào Saigon nương tựa anh Hai của Phụng, những năm đầu mất nước ba mẹ con Phụng trôi nổi đất Saigon, bữa no bữa đói, mẹ vẫn ở trong làng của mình, vẫn bình thản với rau trái trong vườn, với đàn con cháu quây quần bên mẹ, ở Saigon hễ có chút đỉnh tiền ba mẹ con lại dắt díu nhau về thăm bà nội, nhìn cuộc sống êm ả của mẹ và các anh chị em bên chồng, Phụng phát thèm, rau trái, gà vịt, heo bò trong vườn, cái dưới ao, ruộng lúa trước mặt nhà. Phụng nói với mẹ, mẹ vẫn cười hiền:
- Thì đất sát nhà mẹ còn đó, ba mẹ con mi về đây đẵn tre làm nhà ở với mẹ.
Nhưng rồi Phụng sợ mõi miệng nên thà rằng mỏi chân hơn mõi miệng. Phụng lại vào Saigon sống chật vật với miếng cơm manh áo xứ người. Lần đó từ Saigon ra Đà Nẵng thăm mẹ, Phụng được tin cháu Đáng, con thứ hai của anh chị Cả có vợ, Cháu Đáng có cô bạn gái ở Hòa Phát, quen nhau một thời gian cô bé Hoa dính bầu, Đáng bỏ trốn. Cháu Hoa mất mẹ sớm, cha thì là đàn ông nên "giữ mặt mũi" cũng may mẹ bé Hoa có bà bạn thân vẫn thường lui tới chăm sóc bé Hoa, ông già bé Hoa đem chuyện con gái mình tâm sự với bạn của vợ, bà bạn tốt bụng tìm đến nhà anh chị Cả, anh chị Cả đi vắng chỉ có cháu Xuân anh của Đáng ở nhà, nghe kể xong cháu nói:
- Con mời bác về nghỉ, con sẽ thưa chuyện với bà nội con và với ba mẹ con để xin rước em Hoa về. Cháu Xuân ba chân bốn cẳng lên nhà nội "mét", bà nội nghe xong hỏi:
- Rứa thằng Đáng trốn mô rồi"
- Hắn trốn lên gác.
Mẹ ra sau bếp vác cây gậy "đánh chó" xuống nhà anh chị Cả hỏi tội thằng Đáng.
Anh chị Cả về đến nah nghe chuyện hết hồn, bà nội sai cháu Xuân đạp xe ra nhà "anh sui" nhắn chiều bà nội và ba má con sẽ sang thưa chuyện xin rước em Hoa về. Bà nội ra lệnh cho anh chị Cả:
- Hai vợ chồng mi kêu người bán gấp bày heo trong chuồng lấy tiền lo sính lễ rước con dâu về, chừa lại một con làm ít mâm để vợ chồng thằng Đáng ra mắt họ hàng.
Mười ngày sau đám cưới hai cháu tiến hành, Phụng về thăm vợ chồng cháu dến chào, Phụng nhìn cô cháu dâu bật cười nhưng xót cho thằng cháu chồng vì bé Hoa ốm nhách và khô rốc như cây gậy của bà nội vác xuống nhà anh chị Cả "hỏi tội thằng Đáng" hôm nào.
Mùa Vu lan, nén hương lòng con kính dâng mẹ, đọc bài này Phụng nghĩ là anh chị em và bạn bè sẽ thắc mắc tại sao Phụng không nhắc đến mẹ ruột của mình, tất cả các bà mẹ Việt Nam và cả thế giới, bà mẹ nào cũng yêu quý con mình và sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ con.
Nhưng mẹ chồng, lại là mẹ chồng ở quê như mẹ chồng Phụng, có tấm lòng vị tha, bao dung như mẹ chồng Phụng thì thật hiếm quý.
Chiều hôm sau Phụng về kịp để nhìn mặt mẹ lần cuối, mẹ của Phụng thọ 104 tuổi. Phụng cầm bàn tay đã giá lạnh của mẹ áp lên mặt mình.
- Vĩnh biệt mẹ...và... Con thương mẹ, mẹ ơi!
Phan Tịnh Tâm
Los Angeles, Vu Lan Giáp Thân.

Ý kiến bạn đọc
08/11/202108:30:29
Khách
buy cialis online <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis pills</a>
11/02/202023:36:18
Khách
Priligy 30mg Buy http://abuycialisb.com - Cialis Amoxil Pharmacie Mexicain <a href=http://abuycialisb.com>Cialis</a> Overseas Pharmacy
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,423,141
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến