Hôm nay,  

Hi Honey

24/09/200400:00:00(Xem: 244603)
Người viết: VÀNH KHUYÊN
Bài số 617-1156-vb3210904

Tác giả tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm; Sinh năm 1965 tại Sài gòn; Hiện là nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Những bài Viết Về Nước Mỹ của cô thường ngắn gọn, viết giống như nói. Sau đây là hai bài viết mới của cô.
*

Hắn gọi tôi là honey qua phone. Trời đất, mới qua Mỹ nghe mấy bà có tuổi gọi mình là honey khi thấy mình đứng sớ rớ trong lớp học ESL thì đã sướng đến tê người, nay có hắn, người quen cũ, biết tôi từ những ngày phổ thông trung học, chả chung trường, chung lớp, nhưng tiếng tăm tôi tới hắn, xa xứ, hắn cứ liên lạc và kêu tôi bằng honey, tôi sướng không thể nào tả được. Thật đó.
Mới đầu còn là những cú phone hỏi thăm thuần túy. Hắn hỏi hết người này, người kia xem tôi có quen biết nhiều không.
Khi biết tôi chỉ lo học hành hồi trung học, biết ma dại nào nhiều đâu thì tự nhiên hắn lộ vẻ thân mật hơn.
Cái chiêu độc của hắn là hắn biết tôi mới qua hay thức khuya học bài, hắn lựa nữa đêm giờ tôi sắp đi ngủ để gọi.
Hắn làm vậy mỗi đêm, cứ giờ đó mà gọi. Ban đầu ngày nào không có tôi mừng chết được, thời giờ tôi coi show khuya "Married with Children " để học thêm tiếng Anh dù chưa hiểu tại sao người ta cười rầm rộ như vậy. Sau đó một tháng, hắn không gọi, tôi lại thấy nhớ hắn lắm.
Hôm đó, hắn gọi lại, cười dã man, thú nhận "đi vacation, nhớ honey chết được, có nhớ tui hông" ".


Tôi bắt đầu giỡn lại với hắn từ ngày đó. Chỉ giỡn thôi nhưng từ tấm lòng, có lúc tiếng phone của hắn thật sự an ủi tôi nên lời lẽ từ đáy lòng tôi cứ thế mà tuôn ra.
Tôi có hắn tâm sự, bắt đầu thưa thư từ cho người bạn trai ở quê nhà dù đâu có yêu hắn bằng người bạn trai đã gắn 3 năm với tôi ở quê nhà đâu. Nhưng với tới ai bằng một cú phone, bằng một giọng nói mà dễ như vậy thì cái đầu ngu si của tôi lúc đó như được mơn trớn đã quên mất mình đang ớ đâu, đang làm gì và như một con thiêu thân tìm thấy một ánh đèn leo lét ở cuối đường, tôi đã lao vô tội vạ tới đó.
Hắn kể tôi nghe hắn còn liên lạc được nhiều người bạn trung học tôi biết lắm. Tôi nói tôi chỉ thích liên lạc với hắn thôi, còn ai mặc ai.
Rồi một ngày, hắn nói hắn yêu tôi, tôi cũng phải nói lại tôi yêu hắn để giữ những tiếng phone reng mỗi tối. Hắn còn bảo hắn chỉ yêu mình tôi, làm cho tôi chết lặng đầu dây bên này. Nhanh thế, tìm được một tình yêu dễ thật, dễ như uống một ly nước lúc khát.
Đêm đó, vừa nói chuyện với hắn xong, tôi chuẩn bị đi ngủ. Chợt nhớ ra quên nói với hắn một điều, tôi với phone gọi cho hắn.
Tiếng hắn rộn rã vui mừng hẳn lên " hi, honey " Tôi thấy vui, " anh chưa ngủ hả ".. thấy hắn im lặng, tôi cũng im lặng, rồi hắn tiếp " Hằng hả" "
Tôi như bị trời đánh, tiếng rơi của cái phone nghe rõ như từng mảnh tim vỡ trong lòng tôi.
Có gì đâu, tôi tên Trâm, bạn ạ.

Vành Khuyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,457,815
Thường thường thì những người đau lưng ở trong độ tuổi 45 trở lên, nhưng có một số lớn các người trẻ dưới 20 tuổi cũng mắc phải
Tỉnh dậy trong căn phòng hồi sinh của bệnh viện với cảm giác dã dượi, tôi khẽ cựa mình, cảm thấy đầu nặng như chì nhưng người lại nhẹ tênh , dập dềnh như đang trôi theo đám mây, có tiếng nói vang lên ngay bên tai:
Năm nay, buổi lễ trao giải thưởng Viết Về Nước Mỹ được tổ chức vào ngày thứ bảy, 28/06/2008 tại Rose Garden Center, thành phố Westminster.
Khi cây lúa lên hơi cao chúng tôi phải đi nhổ cỏ lúa. Cả tuần mà chúng tôi vẫn không phân biệt được lúa và cỏ lúa, nhổ lung tung.
Sau 1975, miền Nam Việt nam bị thua trận. Thế hệ trẻ chúng tôi là con cháu của những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đều như đàn ong bị vỡ tổ, bay tứ tán.
Từ mấy tháng trước, NA nhân giờ ăn trưa đã chạy tới tòa soạn Việt Báo gặp chị Nhã để mua cuốn sách mới tái bản của nhà văn Nhã Ca "Giải Khăn Sô Cho Huế" tại tòa soạn, với ý định thăm, và xin chữ ký trên cuốn sách của chính tác giả.
Tôi sống trên đất Mỹ từ cuối năm 1989. Sau 5 năm thi đậu citizenship và đã đi bầu cử nhiều lần rồi mà tôi vẫn không biết và không có ý niệm gì về những nhân viên làm việc tại phòng phiếu cả.
Mục sư Lữ Thành Kiến là một nhà văn Tin Lành mà tôi yêu thích. Ông không chỉ viết báo Đạo cho các đặc san Tin Lành nhưng cũng viết cho các tờ báo khác của đồng hương Việt Nam
Chà, thư kỳ này của anh Năm hơi lạ. Anh nói chị Năm lo dùm là hồi này nước Mỹ có vẻ không khá vì đọc báo thấy dân Mỹ lằm bằm than thở đủ thứ chuyện, từ nhà cửa sụt giá tới xăng dầu lên giá.
Năm 1990 gia đình tôi được qua Mỹ theo diện HO. Tính đến nay đã được hơn 17 năm biết bao vật đổi sao dời, nhưng những việc xảy ra trong đời vẫn hằn in trong trí nhớ.
Nhạc sĩ Cung Tiến