Hôm nay,  

Chốn Cũ

04/10/200400:00:00(Xem: 120221)
Người viết: PHIÊU LÃNG
Bài số 623-1162-vb7021004

Tác giả Phiêu Lãng, tên thật Đoàn Quốc Dũng, 41tuổi, cư trú tại Tulsa, Oklahoma , công việc đang làm: Quality Control Technician cho công ty TV Guide.
*
Tôi dừng lại ở cửa căn nhà, phân vân mãi không biết nên bước vào hay đi ra. Đã bao nhiêu lần đi qua đi lại, nhưng chưa lần nào tôi có đủ can đảm để bước vào. Nơi chốn này đã đem đến cho tôi bao hạnh phúc, nhưng cũng đã để lại cho tôi bao nhiêu vết thương. Một câu hỏi chợt thoáng qua trong trí tôi: Tại sao mình lại trở về nơi này, có phải là trong tiềm thức mình vẫn không sao quên được những ngày đã qua"...Bao nhiêu hình ảnh cũ lại tràn về trong ký ức. Tôi chợt thở dài, mở cánh cửa và bước vào trong.
Tôi và Loan quen nhau trong những ngày đi học ở trường đại học UTA. Tôi học ngành điện tử, còn nàng học về buôn bán và thị trường... Những ngày đi học xa nhà, sự chăm sóc của Loan đã làm tôi cảm động và yêu nàng nhiều hơn. Tính tình nàng hiền dịu, rất nhạy cảm, nhưng cũng không kém phần lịch thiệp, khôn ngoan. Sau khi ra trường và đi làm, vào những năm 90 công việc rất dễ kiếm nên chúng tôi đã dễ dàng kiếm được việc làm. Nghĩ đã đến lúc cần có một gia đình riêng, chúng tôi đã đi coi mua nhà để chuẩn bị cho cuộc sống chung mà cả hai nghĩ rằng sẽ rất hạnh phúc
- Anh coi, căn nhà này xinh quá đi. Mình đã đi coi nhiều rồi mà chẳng thấy nhà nào được. Phòng khách này rộng, tha hồ mời khách, anh nhỉ...
Tôi quay lại nhìn Loan, mỉm cười:
- Nhà này rộng thì phải ở nhiều người đó, em à. Em có chịu sinh cho anh một ít nhóc tì cho vui nhà không hả"
Loan đưa tay đập vào vai tôi, nguýt dài:
- Anh không lúc nào bỏ lỡ cơ hội cả, ghét anh quá.
Tuy nói vậy, nhưng mắt Loan vẫn sáng lên, long lanh cùng với nụ cười thật xinh...
Tôi nhìn lại phòng khách. Tất cả đã trống trơn, cũng như cõi lòng của tôi bây giờ. Bộ xa lông mà chúng tôi thường ngồi coi ti vi, những bức tranh thật thanh nhã mà cả hai đã bỏ biết bao thời gian chọn lựa, bây giờ đang ở đâu" chắc là trong một xó nào đó. Tôi đi qua hành lang nhà, ngừng lại và đứng tần ngần trước căn phòng ngủ. nơi đã chứng kiến một khoảng thời gian thật đẹp khi chúng tôi mới lấy nhau.
- Anh nè, em thấy cần mua thêm tủ áo cho em và bàn trang điểm đó anh.
Tôi mỉm cười đáp lại:
- Ừ, em cần gì thì cứ mua. Có bàn trang điểm để mỗi sáng, anh có thể nhìn thấy em ngày càng đẹp mà.
Loan chu môi lại, thật dễ thương:
- Em không cho anh nhìn em khi em mới thức dậy đâu, xấu xí lắm. Anh phải chờ khi em trang điểm xong mới được nhìn, được không nè"
- Sao mà Thượng đế sinh ra đàn bà làm chi cho rắc rối quá. Nhưng thôi, anh đã thương em thì phải chịu rồi.
Tôi vừa nói vừa giơ tay lên trời, tai còn nghe tiếng cười khúc khích của Loan...
Không biết tôi đã đứng ở đó bao lâu. Từng khúc phim dĩ vãng lần lượt chạy thoáng qua trong đầu. Có bao giờ tôi nghĩ là những ngày vui kia sẽ bỏ ra đi không bao giờ trở lại.
Bắt đầu từ bao giờ tôi không rõ, vì công việc, Loan thường phải đi du lịch khắp nơi để chào bán hàng cho công ty. Các chuyến đi ngày càng tăng dần, cùng với sự xa lạ giữa hai chúng tôi cũng theo tỷ lệ thuận đó. Lúc đầu, tôi rất vui khi thấy vợ mình thành công trong cuộc sống, nhưng rồi sau một thời gian tôi bắt đầu chán với những ngày cô quạnh trong căn nhà của chính mình. Và một ngày nọ, tôi thấy mình cần phải nói rõ với nàng. Chờ một ngày nàng không phải đi làm và đang vui, tôi đặt vấn đề ra với Loan.
- Em à, mình lập gia đình cũng đã hai năm, em có nghĩ là đã tới lúc mình cần có vài em bé cho vui nhà không hả Loan"
- Anh, công việc em đang làm rất tốt và phải đi hoài. Mình cũng còn trẻ mà, chờ vài năm nữa đi nhé anh.
Tôi nhẹ giọng lại, hình như có một chút ngại ngùng:
- Anh nghĩ là mình đâu thiếu về tài chánh hả em. Hay em tìm việc khác để bớt đi xa, em nhé.
Loan cười nhẹ:
- Anh điên rồi sao. Người thì không có việc làm, còn em đang có việc tốt như vầy lại bỏ sao"


Lúc đó tôi không nên nóng nảy như thế. Tôi đã đọc bao nhiêu sách về tâm lý đàn bà để cố tìm hiểu nàng mà. Có thể là những tháng ngày hiu quạnh ở nhà làm tôi khó chịu, hay là trong thâm tâm, tôi ghen tức vì Loan thành công hơn tôi. Đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu được, chỉ biết là lúc đó, tôi hơi sẵng giọng:
- Anh chỉ hỏi ý em thôi mà, sao em lại khó chịu vậy"
Loan cũng tỏ vẻ khó chịu:
- Tại anh vô lý quá mà. Em thích đi đây đó cho cặp mắt được mở rộng và học hỏi nhiều điều. Mỗi người chỉ có một thời tuổi trẻ thôi, anh à.
Tôi càng bực hơn:
- Thôi coi như anh không nói gì với em hôm nay.
Tôi bỏ đi ra ngoài. Tối hôm đó, tôi đi lang thang và ra quán rượu uống một vài ly. Thật không may cho tôi, tửu lượng tôi không khá nên khi tôi tỉnh dậy, trời đã sáng...
Từ sau hôm đó, giữa chúng tôi như có thêm một khoảng cách. Đã nhiều lần, tôi muốn nói với Loan về đêm hôm đó, nhưng tự ái không cho phép tôi làm như vậy. Loan cũng không bao giờ hỏi, chỉ làm bổn phận của người vợ một cách máy móc khi ở nhà. Nàng còn đi xa nhiều hơn. Tôi cũng mặc kệ nàng muốn làm gì thì làm...
Tôi đứng lại ở cửa căn phòng thứ ba, nhìn vào. Căn phòng thật đẹp, nơi chúng tôi đã để dành cho những đứa bé trong tương lai. Chắc là mình không có duyên với phòng này rồi" Tôi mỉm cười và thấy mắt mình hơi ướt. Tôi cảm thấy lạnh, căn nhà sao bỗng dưng trở nên xa lạ quá. Tôi đưa tay đóng cửa lại và đi ra. Đứng ở phòng khách, tôi hồi tưởng lại ngày đó, ngày đã quyết định quan hệ giữa hai chúng tôi.
- Anh, em có chuyện phải nói với anh.
Tôi hỏi Loan:
- Anh nghe đây, Loan. Đã bao lâu rồi mình ít nói chuyện với nhau, em cần gì cứ nói đi.
Loan ngần ngại vài giây, rồi nói nhỏ:
- Anh nghĩ sao về quan hệ của chúng mình hả"
Tôi thật sự bối rối, không biết nói sao:
- Ý em là sao"
Loan im lặng. Sự im lặng vây quanh chúng tôi vài phút. Sau cùng, Loan lên tiếng:
- Em đã nghĩ kỹ rồi. Chúng ta đã có một thời gian yêu nhau, và sống bên nhau rất hạnh phúc. Nhưng sau khi chúng ta lập gia đình với nhau, em cảm thấy chúng ta ngày càng xa lạ hơn. Em không đáp ứng được những yêu cầu của anh. Xin lỗi anh. Anh là người khó tính, và khó chiều quá. Em không làm gì cho anh vui được cả. Thời gian qua, em có quen với một người trong khi em đi làm việc. Anh ta rất nhẹ nhàng, và luôn quan tâm, săn sóc em. Chúng em không có quan hệ gì bất chính với nhau cả, và ngày hôm qua, anh ta đã nói lời cầu hôn với em, nếu em không còn sống chung với anh.
Tôi cảm thấy bực tức trong người, muốn đập vỡ những đồ vật xung quanh. Và tôi cố kìm giữ lại..., bên tai tôi lời Loan nói như vọng từ một nơi xa xăm:
- Em xin anh hãy trả lại tự do cho em, có được không" Chúng ta hãy nhìn rõ đi. Nếu cuộc sống chung không mang lại hạnh phúc cho cả hai, thì tại sao cứ kéo dài cho thêm đau khổ...
Tôi có thể nói gì bây giờ, không lẽ là những lời van xin cho Loan ở lại. Có lẽ Loan nói đúng, hôn nhân là sự tự nguyện của hai người, nếu đã có một trong hai người không muốn thì còn gì là ý nghĩa...
Tôi bước ra và đóng cửa lại, như đóng lại một dĩ vãng trong đời.
Mọi việc đã giải quyết xong. Tôi đã ký đơn ly dị và gửi cho Loan hôm nay, vài ngày sau nàng sẽ nhận đươc. Ngày mai tôi sẽ đi ra khỏi thành phố này, về một nơi xa lạ để sống tiếp những ngày mới trong đời. Tôi không biết những ngày đó sẽ ra sao, nhưng tôi biết rằng những ám ảnh của quá khứ sẽ không làm cho tôi vui được. Cơn gió lạnh thổi qua, nhắc tôi nhớ là mùa Đông lại đến. Hy vọng là sau những ngày Đông giá, mùa Xuân sẽ trở lại mang theo nắng ấm cho mọi người, trong đó có tôi.
Nhìn lại căn nhà lần cuối, tôi chợt cảm thấy buồn. Câu văn nào học lúc còn nhỏ chạy thoáng qua: " Ôi! Cái cảnh biệt ly sao mà buồn vậy". Tôi chợt nghĩ đến Loan và thầm cầu mong nàng luôn hạnh phúc. Có những tiếng cười chợt vọng ra từ một căn nhà nào đó, sao tôi nghe như một tiếng thở dài mãi mãi vang xa...

Phiêu Lãng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,952,505
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí. Ông cũng từng nhận giải Danh dự Viết Về Nước Mỹ và vẫn tiếp tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài mới.
Tác giả chỉ vừa tới Mỹ được mấy tháng, theo diện bảo lãnh. “Hiện vợ chồng tôi ở tạm nhà người em. Vợ tôi đi giữ trẻ. Tôi chưa có việc làm. Trong lúc rảnh rỗi, tôi muốn viết lên một phần nhỏ những gì xẩy ra trong cuộc đời em tôi và gia đình tôi.” Ông Trương viết trong thư kèm bài viết về nước Mỹ đầu tiên. Nhân vật xưng tôi trong bài là người em. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Cựu thợ lái máy bay chuồn chuồn ở Căn Cứ KQ Phù Cát - Bình Định, cựu tù chính trị, đến Mỹ từ 1980, hiện an cư lạc nghiệp tại Garden City, Kansas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2012 với chuyện tù “Trung Uý Nuôi Tôm” và đã nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ từ mấy năm trước. Sau đây là bài ông cựu trung uý cho viết về nước Mỹ 2013.
Tác giả sinh năm 1981, đến Mỹ năm 2000 theo diện HO. Sau 9 năm định cư tại Mỹ, công việc hiện nay của ông là Property Manager, tại Landover, tiểu bang MD. Ông tham dự viết về nước Mỹ từ 2009 và sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là cư dân châu Âu, làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Tuy sống bên kia Đại Tây Dương, những bài viết của cô thường thường rất bén nhậy với chuyện của người Việt tại Mỹ. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Bài viết mới của cô là tâm sự về mùa lễ tạ ơn năm nay.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Sau đây là một truyện mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Kèm theo bài viết ngắn về nhạc Mỹ thời chiến còn thêm bài thứ hai: Bạn Tôi và Nước Mỹ.
Tác giả rời Việt Nam sang Mỹ từ tháng 10 năm 1974, khi còn là một cô bé mới học lớp sáu.
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O.; Hiện là nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Bài viết mới nhất của Vành Khuyên lần này có kèm theo ít dòng sau đây:
Đó là một đêm lịch sử người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, khi hàng chục ngàn người Việt biểu tình chống việc một người tên là Trần Trường công khai treo hình Hồ Chí Minh trong tiệm cho mướn video của anh ta tại Little Sàigòn. Nhiều năm đã qua.
Nhạc sĩ Cung Tiến