Hôm nay,  

Chốn Cũ

04/10/200400:00:00(Xem: 120039)
Người viết: PHIÊU LÃNG
Bài số 623-1162-vb7021004

Tác giả Phiêu Lãng, tên thật Đoàn Quốc Dũng, 41tuổi, cư trú tại Tulsa, Oklahoma , công việc đang làm: Quality Control Technician cho công ty TV Guide.
*
Tôi dừng lại ở cửa căn nhà, phân vân mãi không biết nên bước vào hay đi ra. Đã bao nhiêu lần đi qua đi lại, nhưng chưa lần nào tôi có đủ can đảm để bước vào. Nơi chốn này đã đem đến cho tôi bao hạnh phúc, nhưng cũng đã để lại cho tôi bao nhiêu vết thương. Một câu hỏi chợt thoáng qua trong trí tôi: Tại sao mình lại trở về nơi này, có phải là trong tiềm thức mình vẫn không sao quên được những ngày đã qua"...Bao nhiêu hình ảnh cũ lại tràn về trong ký ức. Tôi chợt thở dài, mở cánh cửa và bước vào trong.
Tôi và Loan quen nhau trong những ngày đi học ở trường đại học UTA. Tôi học ngành điện tử, còn nàng học về buôn bán và thị trường... Những ngày đi học xa nhà, sự chăm sóc của Loan đã làm tôi cảm động và yêu nàng nhiều hơn. Tính tình nàng hiền dịu, rất nhạy cảm, nhưng cũng không kém phần lịch thiệp, khôn ngoan. Sau khi ra trường và đi làm, vào những năm 90 công việc rất dễ kiếm nên chúng tôi đã dễ dàng kiếm được việc làm. Nghĩ đã đến lúc cần có một gia đình riêng, chúng tôi đã đi coi mua nhà để chuẩn bị cho cuộc sống chung mà cả hai nghĩ rằng sẽ rất hạnh phúc
- Anh coi, căn nhà này xinh quá đi. Mình đã đi coi nhiều rồi mà chẳng thấy nhà nào được. Phòng khách này rộng, tha hồ mời khách, anh nhỉ...
Tôi quay lại nhìn Loan, mỉm cười:
- Nhà này rộng thì phải ở nhiều người đó, em à. Em có chịu sinh cho anh một ít nhóc tì cho vui nhà không hả"
Loan đưa tay đập vào vai tôi, nguýt dài:
- Anh không lúc nào bỏ lỡ cơ hội cả, ghét anh quá.
Tuy nói vậy, nhưng mắt Loan vẫn sáng lên, long lanh cùng với nụ cười thật xinh...
Tôi nhìn lại phòng khách. Tất cả đã trống trơn, cũng như cõi lòng của tôi bây giờ. Bộ xa lông mà chúng tôi thường ngồi coi ti vi, những bức tranh thật thanh nhã mà cả hai đã bỏ biết bao thời gian chọn lựa, bây giờ đang ở đâu" chắc là trong một xó nào đó. Tôi đi qua hành lang nhà, ngừng lại và đứng tần ngần trước căn phòng ngủ. nơi đã chứng kiến một khoảng thời gian thật đẹp khi chúng tôi mới lấy nhau.
- Anh nè, em thấy cần mua thêm tủ áo cho em và bàn trang điểm đó anh.
Tôi mỉm cười đáp lại:
- Ừ, em cần gì thì cứ mua. Có bàn trang điểm để mỗi sáng, anh có thể nhìn thấy em ngày càng đẹp mà.
Loan chu môi lại, thật dễ thương:
- Em không cho anh nhìn em khi em mới thức dậy đâu, xấu xí lắm. Anh phải chờ khi em trang điểm xong mới được nhìn, được không nè"
- Sao mà Thượng đế sinh ra đàn bà làm chi cho rắc rối quá. Nhưng thôi, anh đã thương em thì phải chịu rồi.
Tôi vừa nói vừa giơ tay lên trời, tai còn nghe tiếng cười khúc khích của Loan...
Không biết tôi đã đứng ở đó bao lâu. Từng khúc phim dĩ vãng lần lượt chạy thoáng qua trong đầu. Có bao giờ tôi nghĩ là những ngày vui kia sẽ bỏ ra đi không bao giờ trở lại.
Bắt đầu từ bao giờ tôi không rõ, vì công việc, Loan thường phải đi du lịch khắp nơi để chào bán hàng cho công ty. Các chuyến đi ngày càng tăng dần, cùng với sự xa lạ giữa hai chúng tôi cũng theo tỷ lệ thuận đó. Lúc đầu, tôi rất vui khi thấy vợ mình thành công trong cuộc sống, nhưng rồi sau một thời gian tôi bắt đầu chán với những ngày cô quạnh trong căn nhà của chính mình. Và một ngày nọ, tôi thấy mình cần phải nói rõ với nàng. Chờ một ngày nàng không phải đi làm và đang vui, tôi đặt vấn đề ra với Loan.
- Em à, mình lập gia đình cũng đã hai năm, em có nghĩ là đã tới lúc mình cần có vài em bé cho vui nhà không hả Loan"
- Anh, công việc em đang làm rất tốt và phải đi hoài. Mình cũng còn trẻ mà, chờ vài năm nữa đi nhé anh.
Tôi nhẹ giọng lại, hình như có một chút ngại ngùng:
- Anh nghĩ là mình đâu thiếu về tài chánh hả em. Hay em tìm việc khác để bớt đi xa, em nhé.
Loan cười nhẹ:
- Anh điên rồi sao. Người thì không có việc làm, còn em đang có việc tốt như vầy lại bỏ sao"


Lúc đó tôi không nên nóng nảy như thế. Tôi đã đọc bao nhiêu sách về tâm lý đàn bà để cố tìm hiểu nàng mà. Có thể là những tháng ngày hiu quạnh ở nhà làm tôi khó chịu, hay là trong thâm tâm, tôi ghen tức vì Loan thành công hơn tôi. Đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu được, chỉ biết là lúc đó, tôi hơi sẵng giọng:
- Anh chỉ hỏi ý em thôi mà, sao em lại khó chịu vậy"
Loan cũng tỏ vẻ khó chịu:
- Tại anh vô lý quá mà. Em thích đi đây đó cho cặp mắt được mở rộng và học hỏi nhiều điều. Mỗi người chỉ có một thời tuổi trẻ thôi, anh à.
Tôi càng bực hơn:
- Thôi coi như anh không nói gì với em hôm nay.
Tôi bỏ đi ra ngoài. Tối hôm đó, tôi đi lang thang và ra quán rượu uống một vài ly. Thật không may cho tôi, tửu lượng tôi không khá nên khi tôi tỉnh dậy, trời đã sáng...
Từ sau hôm đó, giữa chúng tôi như có thêm một khoảng cách. Đã nhiều lần, tôi muốn nói với Loan về đêm hôm đó, nhưng tự ái không cho phép tôi làm như vậy. Loan cũng không bao giờ hỏi, chỉ làm bổn phận của người vợ một cách máy móc khi ở nhà. Nàng còn đi xa nhiều hơn. Tôi cũng mặc kệ nàng muốn làm gì thì làm...
Tôi đứng lại ở cửa căn phòng thứ ba, nhìn vào. Căn phòng thật đẹp, nơi chúng tôi đã để dành cho những đứa bé trong tương lai. Chắc là mình không có duyên với phòng này rồi" Tôi mỉm cười và thấy mắt mình hơi ướt. Tôi cảm thấy lạnh, căn nhà sao bỗng dưng trở nên xa lạ quá. Tôi đưa tay đóng cửa lại và đi ra. Đứng ở phòng khách, tôi hồi tưởng lại ngày đó, ngày đã quyết định quan hệ giữa hai chúng tôi.
- Anh, em có chuyện phải nói với anh.
Tôi hỏi Loan:
- Anh nghe đây, Loan. Đã bao lâu rồi mình ít nói chuyện với nhau, em cần gì cứ nói đi.
Loan ngần ngại vài giây, rồi nói nhỏ:
- Anh nghĩ sao về quan hệ của chúng mình hả"
Tôi thật sự bối rối, không biết nói sao:
- Ý em là sao"
Loan im lặng. Sự im lặng vây quanh chúng tôi vài phút. Sau cùng, Loan lên tiếng:
- Em đã nghĩ kỹ rồi. Chúng ta đã có một thời gian yêu nhau, và sống bên nhau rất hạnh phúc. Nhưng sau khi chúng ta lập gia đình với nhau, em cảm thấy chúng ta ngày càng xa lạ hơn. Em không đáp ứng được những yêu cầu của anh. Xin lỗi anh. Anh là người khó tính, và khó chiều quá. Em không làm gì cho anh vui được cả. Thời gian qua, em có quen với một người trong khi em đi làm việc. Anh ta rất nhẹ nhàng, và luôn quan tâm, săn sóc em. Chúng em không có quan hệ gì bất chính với nhau cả, và ngày hôm qua, anh ta đã nói lời cầu hôn với em, nếu em không còn sống chung với anh.
Tôi cảm thấy bực tức trong người, muốn đập vỡ những đồ vật xung quanh. Và tôi cố kìm giữ lại..., bên tai tôi lời Loan nói như vọng từ một nơi xa xăm:
- Em xin anh hãy trả lại tự do cho em, có được không" Chúng ta hãy nhìn rõ đi. Nếu cuộc sống chung không mang lại hạnh phúc cho cả hai, thì tại sao cứ kéo dài cho thêm đau khổ...
Tôi có thể nói gì bây giờ, không lẽ là những lời van xin cho Loan ở lại. Có lẽ Loan nói đúng, hôn nhân là sự tự nguyện của hai người, nếu đã có một trong hai người không muốn thì còn gì là ý nghĩa...
Tôi bước ra và đóng cửa lại, như đóng lại một dĩ vãng trong đời.
Mọi việc đã giải quyết xong. Tôi đã ký đơn ly dị và gửi cho Loan hôm nay, vài ngày sau nàng sẽ nhận đươc. Ngày mai tôi sẽ đi ra khỏi thành phố này, về một nơi xa lạ để sống tiếp những ngày mới trong đời. Tôi không biết những ngày đó sẽ ra sao, nhưng tôi biết rằng những ám ảnh của quá khứ sẽ không làm cho tôi vui được. Cơn gió lạnh thổi qua, nhắc tôi nhớ là mùa Đông lại đến. Hy vọng là sau những ngày Đông giá, mùa Xuân sẽ trở lại mang theo nắng ấm cho mọi người, trong đó có tôi.
Nhìn lại căn nhà lần cuối, tôi chợt cảm thấy buồn. Câu văn nào học lúc còn nhỏ chạy thoáng qua: " Ôi! Cái cảnh biệt ly sao mà buồn vậy". Tôi chợt nghĩ đến Loan và thầm cầu mong nàng luôn hạnh phúc. Có những tiếng cười chợt vọng ra từ một căn nhà nào đó, sao tôi nghe như một tiếng thở dài mãi mãi vang xa...

Phiêu Lãng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,247,192
Đáng lý ra thì nó đã được gọi bằng một cái tên Việt-Nam cho khỏi “Mỹ hoá”! Nhưng là vì hai đứa anh lớn của nó “bàn ra tán vô”trước khi con bé được sinh ra. Đại-khái là dùng tên Mỹ để sau đi học cho dễ gọi, chứ như hai đứa anh lúc qua Mỹ đã sáu bảy tuổi, đi đến trường bằng tên Việt bình thường, mấy tháng đầu nhiều khi
Tác giả Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán ở Pháp, cô sang Mỹ, vừa làm vừa học thêm về Management Information System. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ gặp gỡ trên chuyến bay đi Việt Nam .
Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng
Năm 2000, sau gần 25 năm cày bừa chăm chỉ trên đất Mỹ, hai vợ chồng già đã làm một chuyến qui cố hương đáng giá, đi từ bắc vô nam. Sau chuyến đi này, tôi vẫn thường ra rả bên tai chồng rằng: nì, Ôn ơi, kể từ nay mỗi năm tụi mình chỉ nên kéo cày 11 tháng, còn một tháng thì kiếm chỗ đi chơi, kẻo già rồi cố quá có ngày
Tác giả cho biết ông sinh năm 1934 tại Cần Thơ, hiện là cư dân Austin , Texas . Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Những Người Tuổi Sửu”, kể chiuyện “đi cầy tại Mỹ” cho thấy tấm lòng của các bậc cha anh với thế hệ con em. Bài mới lần này là câu chuyện về một bà mẹ thuyền nhân phấn đấu với hoàn cảnh, một mình
Sáng sớm xe chạy, trưa đoàn dừng chân ở thị trấn Solvang ăn trưa, tiếp tục hành trình đến lâu đài Hearst, toà lâu đài trơ vơ trên núi, 2 đứa mua vé, mỗi vé $20 dollars vào xem, chờ xe ở trạm, Phụng bỏ 25cents vô kính viễn vọng để xem lâu đài trên núi, mùa đông, toà lâu đài chìm trong sương mù dày đặc, xe đón
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria , Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) & Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Bài viết về nước Mỹ
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria , Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) & Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Sau đây là bài đầu tiên
Nhạc sĩ Cung Tiến