Hôm nay,  

Một Ngày Đi Thông Dịch

21/10/200400:00:00(Xem: 107932)

Người viết: HUỲNH NGUYỄN PHƯƠNG HOA
Bài số 636-1176-vb5211004

Huỳnh Nguyễn Phương Hoa là tác giả bài viết “Tuổi GIà Ở Mỹ” trong sách Viết Về Nước Mỹ 2004. Bà hiện cư trú tại Coviva, California và làm việc cho San Gabriel Unified School District. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
*

“Oh my love ... my darling…“ Thúy đang mơ mơ màng màng thì tiếng nhạc báo thức, định nằm ráng thêm chút nữa, nhưng sực nhớ sáng nay có cái hẹn sớm lúc 7:30 am tại văn phòng bác sĩ nên đành phải mở mắt ra, tuy vậy nàng cũng cũng còn cà rà nằm nướng trên giường để nghe cho hết bản nhạc ruột này.
Nghề của Thúy là nghề thông dịch viên, suốt ngày chạy xe ngoài đường từ Orange county đến Los Angeles county, nhiều khi phải chạy lên tới San Bernardino county để thông dịch cho tất cả văn phòng luật sư, bác sĩ, bảo hiểm, tòa án,,. Nàng rất thích nghề này được tự do và lại còn được gặp đủ loại hạng người, nhờ vậy Thúy càng ngày càng học được nhiều cái khôn, chớ không ngây thơ như trước nữa.
Sau khi đã sửa soạn đẹp đẽ, Thúy ngồi nhâm nhi ly cafée rồi nhìn vào sỗ hẹn, hôm nay mình có tất cả là 4 cái hẹn, cái đầu tiên là 7:30 am tại văn phòng bác sĩ giám định cho những người xin tiền tàn tật hay nói đại khái là không còn khả năng làm việc phải xin trợ cấp của chương trình SSI. Đạt ông xã của Thúy ở trong phòng ngủ đi ra lên tiếng:
"Giờ chừ mà em còn ngồi cà rà ở đây hả, lái xe "rùa bò bốn chân" mà không chịu đi cho rồi"".
"OK! em đi liền đây", Thúy vội vã xách cặp ra xe.
Buổi sáng sớm lái xe trong thành phố thật thích, nhất là con đường từ nhà ra xa lộ, hoa đào trồng hai bên đường rất là đẹp mắt, Thúy thích nhất là hoa màu hồng, ôi thiệt là đẹp, nhất là khi đi ngang qua một căn nhà ở đầu đường gần nhà, Thúy phải cho xe chạy chậm lại để nhìn vào ít nhất vài phút, không phải Thúy yêu ông chủ nhà hay... mà là Thúy mê mặt tiền và cây cảnh trước nhà đó, căn nhà mới được xây năm ngoáøi, theo kiểu nhà lâu đài Tây Ban Nha nhưng thuộc loại nhỏ, nhà không lớn lắm, tuy nhiên cây cảnh dòm phát mê, màu sắc phối hơäp trông rất đẹp và thơ mộng. Tuy nhiên ra đến xa lộ 10 thì phải vật lộn với xe cộ thiệt là chán, từ nhà tới văn phòng bác sĩ chỉ có 10 miles mà hễ đi vào sáng sớm là mất đến 1 tiếng đồng hồ mới tới, buổi nào hên thì khoảng 45 phút. Sáng nay trên xa lộ 10 có tai nạn, cho nên Thúy bị kẹt cứng trên xa lộ, vừa nghe nhạc. Bỗng điện thoại kêu reng reng: nghe tiếng léo nhéo của Tatiana, thơ ký của hãng thông dịch réo:
"Thúy ơi cô đang ở đâu vậy" Dạ, tui đang bị kẹt xe, chắc tui sẽ trể khoảng 15 phút, nói thân chủ ráng đợi.
"OK, cô ráng chạy lẹ lẹ nghe.
"Dạ tui sẽ ráng.".
May phước là cảnh sát đã dọn đường cho xe cộ chạy thông, Thúy chỉ trể có 10 phút. Ba chân bốn cẳng chạy vội vả lên lầu hai, vào tới nơi đã thấy người ngồi đông nghẹt. Người thân chủ sáng sớm hôm nay là một người đàn bà tuổi trung niên, mặc áo quần xuề xòa, nhưng có bộ móng tay và móng chân sơn màu hồng rất đẹp, bà ta tên là Julie Nguyễn. Sau khi điền đơn cho bà ta đầy đủ, Thúy vội vả nộp đơn và ngồi chờ tới phiên mình.
Tiếng cô ý tá vọng ra: Julie "Nu juen", Thúy nhanh nhẹn trả lời Yes, rồi dắt cô Julie vào lẹ. Sau khi chờ người y tá làm đủ thủ tục đo máy, cân , kiểm soát thị lực xong, Thúy dắt thân chủ vào phòng ngồi đợi bác sĩ. Chỉ trong chốc lác bà bác sĩ người Thái Lan vào:
"Chào bà Julie "Nu Juen" laiï là "Nu Juen" mỗi lần nghe người Mỹ phát âm họ Nguyễn, là Thúy thấy tức cười, cái họ của người ta đẹp như vậy mà không có người Mỹ nào phát âm đúng hết, nhiều khi Thúy sửa lưng, nhưng riết không thành công nên thôi không thèm dạy tụi Mỹ đọc cho đúng nữa.
"Tôi là bác sĩ Brown, hôm nay tôi sẽ chẩn bịnh cho bà, xong tôi sẽ nộp lại bản báo cáo cho văn phòng SSI".
Nói xong bà bác sĩ mở hồ sơ bệnh nhân ra coi rồi bắt đầu khám:
"Thưa bà, trong hồ sơ bà khai là làm nghề "nail", nhưng tại sao bà lại nghỉ việc""
Người thân chủ bắt đầu tả oán:


"Dạ thưa bác sĩ, tại tay của tui đau không thể cử động được nhiều nên tui phải bỏ nghề" Bà bác sĩ gật gù làm như rất thông cảm bệnh nhân, nhưng cặp mắt của bà bắt đầu quan sát người bệnh. Đột nhiên, bà bác sĩ hỏi một câu cắt cớ không thuộc về bệnh lý:
"Chà màu sơn móng tay chân của bà đẹp quá".
Người bệnh nhân mặt mày rạng rở:
"Dạ thưa bác sĩ, tuiï tự sơn đó, màu này gọi là màu số 4, có cái tên là "sexy rose".
Thúy than thầm trong bụng:
"Thôi rồi, cô Julie "Nu Juen" bị bà bác sĩ bẫy mà không biết". Cô khai tay của cô bị đau không cử động được, khi vào khám cô cứ làm bộ như tay bị bai xuội, vậy mà bây giờ cô khoe là cô tự làm móng tay chân cho mình.
Bà bác sĩ cười nhẹ rất là lịch sự, khuôn mặt không đổi nét.
"Vâng, tui thích màu này lắm, bửa nào rảnh rổi tui sẽ đi tiệm đánh màu này". Nói xong, bà vội vàng ghi vài hàng chử, xong bà ngẩn đầu lên:
"Thưa cô Julie "Nu juen" lại "Nu Juen" (Thúy lắc đầu chắc lưới, Thúy hay có thoái quen khi có ai đọc sai họ Nguyễn thì chắc lưởi, vì Thúy cũng họ Nguyễn mà lị) cô có thể về, "good luck to you"."
Cô Julie lên tiếng:
"Ủa Cô Thúy, sao bà bác sĩ này khám lẹ quá cô, bả chẳng hỏi han gì tui hết mà đã kêu xong rồi, theo cô nghĩ tui có được lãnh tiền SSI không cô""
Bộ mặt Thúy cố làm ra vẻ nghiêm nghị:
"Dạ không sao chị cứ về nhà chừng vài tháng sẽ có kết quả thơ của SSI gởi cho chị, chị đừng lo nếu chị bị bệnh thiệt thì sẽ được lãnh trợ cấp mà"
Vậy là xong cái hẹn thứ nhất, Thúy còn có một cái hẹn thứ hai cũng ở văn phòng này, cho nên nàng ở lại trong văn phòùng tán dóc với các thông dịch viên Mễ và Hoa cũng đang ngồi chờ thân chủ. Thúy rất thích làm việc ở đây, ai ai cũng cười đùa vui vẻ chỉ trừ có các bệnh nhân thì khuôn mặt lúc nào cũng có vẻ đau khổ.
Chờ không lâu thì người thân chủ thứ hai bước vào, người này đeo mắt kiếng màu đen trông giống như điệp viên, tóc tai để bù xù không thèm chải, kèm theo một cây gậy để dò đường, có một người đàn ông đi kèm. Sau khi làm xong thủ tục, thì được người y tá mời vào. Người bệnh nhân này bước đi rất khó khăn, trông thật là tội nghiệp, Thúy thấy tội nghiệp, cho nên điền đơn rất là cẩn thận, lại còn dắt tay đưa vào tận nơi khám bệnh.
Bà bác sĩ Brown bước vào:
"Chào ông Lai ông khoẻ không"
Lại phát âm lộn nữa, người ta họ Lý, mà người Mỹ nào cũng gọi là "Lai". Thôi kệ bả.
"Ông Lý liền trả lời lại "I'm fine, thank you." Thúy lắc đầu cười thầm, lại bị bà bác sĩ Brown bẫy nữa rồi, bị bệnh mà lại trả lời "I'm fine, bà bác sĩ đâu có biết đây là câu trả lời tủ của tất cả mọi người biết tiếng Anh lõm bỏm, lúc nào họ cũng trả lời là "I'm fine, thank you, bất kể họ khoẻ hay bị bệnh".
Bà bác sĩ Brown bắt đầu làm việc, trước hết bà khám mắt, xong biểu ông Lý đi tới đi lui, ông bước rất là khó khăn trông thật thê thảm, mắt thì không thấy rõ lắm làm Thúy cũng động lòng, cầu xin cho bà bác sĩ Brown phê chuẩn cho ông được lãnh tiền. Khám xong xuôi, thì bà cũng nói một câu như cũ:
"Xong rồi thưa ông Lý, good luck to you, ông có thể ra về." Ông Lý đi ra mặt mày hớn hở, tưởng phen này chắc chắn 100% là mình sẽ được lãnh tiền tàn tật vĩnh viên. Vì ông không thấy vị bác sĩ này đặt những câu hỏi gì cả" Có thể ông tanghĩ "Chắc bà bác sĩ này cũng thông cảm cho mình nên không dám hỏi đến bệnh tình của ông, sợ ông tủi thân khóc.
Đang vẩn vơ, chợt Thúy thấy bà Brown bước ra cửa sổ nhìn ra ngoài. Thúy tưởng có việc gì xảy ra, Thúy hỏi bác sĩ:
"Bà đang nhìn cái gì vậy"
Bà không nói gì chỉ mỉm cười rồi hất đầu ra dấu biểu Thúy cứ dòm ra thì biết. Trời đất, ông Lý hồi nãy tay chống gậy, đeo mắt kiếng đen kiểu điệp viên đâu rồi. Ông Lý bây giờ chân bước đi thoăn thoắt, không cần ai dắt hết. Bà bác sĩ Brown lắc đầu nhún vai trở vào phòng không nói tiếng nào.
Thúy cũng trở vào uống vội ly nước lạnh, xong rồi phóng xuống xe. Vậy là mất toi nửa buổi sáng, Thúy vội vả đi kiếm chỗ ăn trưa, chiều này thì Thúy có hai cái hẹn tại văn phòng luật sư, lần này Thúy phải thông dịch cho một vụ tai nạn xe cộâ có thương tích.

Huynh Nguyen Phuong Hoa

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,122,590
Cường đang đọc lại cuốn sách "Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê mang từ Việt Nam qua Mỹ bỏ nằm ụ trên kệ sách mấy năm rồi mà không có thì giờ rảnh rỗi để nghiền ngẫm.   Hôm nay nhân ngày lễ, ông lấy được một tuần lễ Vacation đầu tiên sau bao năm lận đận với công việc
Thế là chúng tôi đã định cư ở Mỹ hơn 16 năm rồi. Nhìn đứa con trai lớn đang ngồi trước máy điện toán chuẩn bị luận án tiến sĩ, nhìn vợ tôi và hai đứa con nhỏ của chúng tôi đang xem truyền hình và tán chuyện vui vẻ, tôi bùi ngùi nhớ đến những người bạn không may đã chết trong trại cải tạo hay đang cùng gia đình
Bài viết về nước Mỹ hôm nay do một tác giả từ trong nước: Bác sĩ Lê Đình Phương, sinh năm 1964 tại Huế, hiện là Bác sĩ khoa Nội thương, tại bệnh viện Pháp Việt   Sài gòn. Trong điện thư đầu tiên gửi Việt Báo, bác sĩ Phương gọi giải thưởng Viết Về Nước Mỹ   là “một cơ hội tuyệt vời để những người Việt trong nước
Kim đồng hồ chỉ hơn 12 giờ đêm mà khu vực sòng bài casino vẫn tấp nập người ra kẻ vô không ngớt. Bộ mặt sinh hoạt đỏ đen về khuya lại càng rộn ràng hơn. Người ta đến đây để đi tìm may rủi, hay nói theo kiểu người dân lao động là để giải quyết buồn chán mệt nhọc của những ngày làm lụng vất vả.
Bao nhiêu đạo sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ và thi sĩ đã ca ngợi tấm lòng của những bà mẹ Việt Nam . Trước và sau biến cố 1975, từ Bắc vào Nam , họ đều tỏ lòng quý trọng những bà mẹ Việt Nam . Nào là mẹ hiền, mẹ đảm đang, mẹ chung tình..v..v... Tùy theo không gian và thời gian, việc tôn kính người mẹ Việt Nam
Phải ba tuần lễ sau khi dọn đến nhà mới chúng tôi mới có giường ngủ và bàn ghế, tủ kệ. Thật đúng câu mà tôi vẫn thường nghe người ta nói, "một lần dọn nhà bằng ba đám cháy". Cái gì các con tôi cũng muốn bỏ, muốn cho, vì "những thứ đó không thích hợp với căn nhà"! Tôi để mặc cho hai con chọn lựa đồ đạc theo ý chúng
Hơn 20 năm trước, trong cuộc chạy trốn từ Bắc vô Nam, người dân có nhiều thì giờ để quyết định; có sự trợ giúp của các tôn giáo, các tổ chức chính trị và các phương tiện chuyên chở của ngoại quốc. Giờ đây, cuộc di tản tuy quyết liệt nhưng âm thầm, bưng bít. Cha Hạnh nắm bắt được tình hình đen tối của miền Nam
Tháng Tư 1975, khi con cái lôi cha mẹ di tản, ông mới 45 tuổi, lòng còn lưu luyến cô bồ trẻ. Tháng Tư 2006, thành ông cụ goá 76 tuổi, cụ được con cái thu xếp cho về Việt Nam xem mặt vợ, một cô còn trẻ hơn cô bồ năm xưa. Đó là Chuyện Tháng Tư của Nguyễn Hữu Thời, một tác giả quen thuộc của Viết Về Nước Mỹ
Tác giả, theo bài viết cho biết, có học vị tiến sĩ vật lý, tại Hungary, thuộc viện khoa học Việt Nam, nguyên trưởng phòng nghiên cứu vật lý hạt nhân, từng đại diện VN ký kết và thực hiện hợp đồng với Cơ Quan Nguyên Tử năng quốc tế (International Atomic Energy Agency) cộng tác nghiên cứu các phản ứng tổng hợp
Thêm một lần 30 Tháng Tư đang trở lại, với biết bao hồi tưởng. Nhân thời điểm đặc biệt này, tác giả Đào Như, giải Viết Về Nước Mỹ 2005, "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính” vừa góp thêm 3 bài viết đặc biệt về người lính VNCH. Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể.
Nhạc sĩ Cung Tiến