Hôm nay,  

No Big Deal

27/11/200400:00:00(Xem: 244302)
Người viết: VÀNH KHUYÊN
Bài số 662-1203-vb4241104

Tác giả tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm; Sinh năm 1965 tại Sài gòn; Hiện là nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Những bài Viết Về Nước Mỹ của cô thường ngắn gọn, viết giống như nói. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
*

Tôi tự cho là mình cũng không phải là người ngu lắm. Tuy nhiên, sống ở một nơi không phải là xứ sở của mình, không nói tiếng mẹ đẻ thì để tiện và lợi cho cuộc sống , đôi khi cũng cần giả bộ ngu.
Sở Xã Hội, nơi tôi làm năm năm trước nằm trong khu thương mại lớn nhất của thành phố Beaverton, một thành phố đông người Việt thứ hai tại Oregon. Bao nhiêu văn phòng nhà nước đều nằm tại đây. Sở xã hội tôi làm lúc đó nằm ngay kế sở xin việc của thành phố này. Băng qua con đường kế khu này là cái chợ Food For Less rất lớn. Cửa chính của cái chợ đó nằm ở mặt đường kế bên đi xa hơn rất nhiều , trong khi cái cửa được gọi là Exit của chợ nằm gần như kế cái con đường tôi vừa băng qua. Do vậy , mỗi sáng, thử nghĩ mà coi, tôi chỉ có 15 phút break giữa giờ thì để tiện và lợi , tôi hay dùng lối exit để vào chợ , mua đại vài thứ cho buổi tối sau khi tan sở phải đến trường học rồi về nhà. Đời sống ở đây chạy đua với thời gian ma. Tiết kiệm được phút nào hay phút đó, có hại ai đâu.
Nhưng đi tắt, làm tắt thì cũng phải lựa lúc mà làm chớ đâu có phải lúc nào cũng làm được. Mỗi lần vào chợ bằng lối Exit, tôi cẩn thận dòm trước ngó sau xem có cái ông Security đang đứng sớ rớ đâu đó không rồi mới nhào vô. Một ngày, thừa thắng xông lên vì đã làm được nhiều lần lắm , tôi hí hửng bước vào cái cổng đó như thường lệ. Không may lần đó thì bắt gặp ngay cái ông Security đang đứng khoanh tay nhìn tôi sẳn sàng nghinh chiến. Tôi hết hồn, làm bộ lơ, coi như ổng chưa nhìn mình, bước đại vào rồi lủi nhanh. Tưởng xong, không ngờ tôi nghe có tiếng gọi giật "Excuse me maam, excuse me maam."
Không còn nghi ngờ gì nữa, ổng gọi tôi rồi. Thu hết can đảm, tôi giả ngơ ngẩn đứng lại... Ông Security tiếp "Do you see Exit on the door"" Biết trả lời sao đây. Tôi đứng chết trân ở đó "No English" tôi ú ớ. Đứng gần , một người đàn ông đã đứng tuổi, áo trắng, cà vạt rất lịch sự, nhoẻn miệng nhìn tôi cười rồi xã giao với ông Security "No big deal, she will know from now on" .


Ông đó chưa nói hết câu tôi đã vội chạy xa cái chỗ đó rồi, bụng bảo dạ không bao giờ tôi để mình rơi vào trường hợp như vậy nữa. Dầu gì tôi cũng là nhân viên của sở xã hội, giao tiếp với bao nhiêu là khách hàng, bản xứ có, Việt nam có, nhiều sắùc dân khác đang định cư tại thành phố này nữa. Vô phúc để khách hàng bắt gặp tôi trong hoàn cảnh như vậy thì có mà bỏ sở luôn.
Tôi làm ở sở xã hội thì cũng có những ngày cơm không lành canh không ngọt với sở. Tôi nộp đơn xin việc tại sở xin việc làm rất nhiều lần may ra nếu được nhận, khách hàng của tôi lịch sự với tôi hơn vì tôi kiếm việc cho họ thay vì khách hàng tại sở xã hội bao giờ cũng nói nặng, chửi rủa tôi như tôi là đại diện cho nhà nước ngồi đó cho họ đòi lại nợ thuế của họ vậy.
Một lần tôi đượ c gọi phỏng vấn cho việc làm tại sở xin việc. Tôi mừng lắm. Ngoài phòng đợi để được gọi vào phỏng vấn , tôi suy nghĩ phải nói sao cho cái thành tích làm việc những năm qua huy hoàng lên , nhất là thành tích phục vụ cho cộng đồng người Việt tại thành phố đông cư dân người Việt này nếu không có tôi có thể sẽ nhức đầu lắm à vì khó khăn về ngôn ngữ giao tiếp. Tôi hứng thú vô cùng.
Khi được gọi vào trong, tôi chào ba vị đó theo phép lịch sự. Một người đàn ông với nụ cười quen quen tôi còn đang chưa nhận ra là ai vì đầu óc đang tập trung cao độ cho những câu hỏi liên tiếp từ từng người. Đến cuối buổi phỏng vấn, họ hỏi tôi có hỏi họ gì không trước khi từ biệt. Thường lệ thì tôi không hỏi đâu, nay ra chiều ta đây hay , tôi đánh bạo làm liều nói đại " I hope I will see all of you as a co worker " . Cái ông có nụ cười quen quen đó cười ha hả tiếp lời tôi "you won't have any problem in working with us with your English, however, you will be assigned Vietnamese clients and your English has been a big plus" .
Chết cha rồi, tôi nhận ra ngay cái ông đó. Cái ông thắt cà vạt tử tế đã chứng kiến tôi nói "no English" và bảo với cái ông Security " no big deal." Đúng là ông ta rồii chớ còn ai.
Ngay từ phút đó, tôi tự nhủ mình nên quên cái job đó đi. Quả nhiên, cho tới bây giờ tôi vẫn còn làm ở sở xã hội .
Dù sao, tôi nhớ mãi lời ông ta từng nói. Đúng như ông ấy nói, mọi chuyện là "no big deal". Tôi nghĩ vậy và thấy đỡ căng thẳng lắm trong mọi chuyện . Đúng không bạn"

Vành Khuyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,065,037
Cách đây độ bẩy tám năm, chị bạn làm "nail" của bà xã tôi sanh được một thằng con trai rất kháu khỉnh. Vợ chồng chị ta mừng lắm, vì đã có hai "cái hĩm" (con gái) rồi, giờ được thêm "thằng cu" nữa thì còn gì bằng. Thằng cu được đặt một cái tên nghe rất... Tây là Henry. Thế rồi, ít lâu sau ngày đầy tháng và ngày lễ rửa tội ăn nhậu tưng bừng
Chúng tôi đã nhận được giấy tờ bảo lãnh đoàn tụ của chị tôi gửi về rất sớm, từ năm 1979 với lời nhắn trên bức điện tín kèm theo rất ư là hấp dẫn: "Ra Hà Nội làm Passport đi Mỹ. Chúc may mắn." Lời nhắn ấy mãi đến mười hai năm sau mới thành sự thật. Chúng tôi được phái đoàn Mỹ gọi vào Saigon phỏng vấn vào dịp trước lễ Giáng Sinh năm 1989
Gia đình ông đặt chân lên đất Mỹ theo diện H.O., một chương trình tị nạn dành cho những cựu tù cải tạo sau 75. Mặc dầu đủ điều kiện và chịu đựng gần 13 năm trong trại tù, hồ sơ của ông vẫn bị Bộ Nôi Vụ xếp loại "lý lịch đen"và không chịu cấp xuất cảnh. Cuối cùng do sự can thiệp của giơi chức Mỹ tại Bangkok, gia đình ông mới được
Việt kiều có nhiều người rất dễ thương; họ hiểu cao biết rộng và có khi cũng rất giàu nhưng rất khiêm tốn, rất đáng trọng. Bên cạnh đó cũng có nhiều người kiêu ngạo đến đáng sợ dù bên ấy chỉ làm "cu li" hoặc lãnh tiền trợ cấp của chính phủ chứ không phải tiền do mình đóng thuế hay làm ra. Nhưng nói thế cũng không công bằng
Viết Về Nước Mỹ đã có nhiều bài đặc biệt về nghề Nails tại Mỹ, phần lớn do chính người trong nghề. Lần này chuyện Nails được kể do một người ngoài nghề: Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp
Sau khi Cộng Sản tiến chiếm miền Nam, từ năm 1975 đến 1982 mọi gia đình dân miền Nam Việt Nam đều sống cảnh bần cùng đói khổ. Trong chiến dịch "Đánh tư sản mại bản" một cụm từ của Cộng Sản đầy sắt máu: nhiều người bị cướp hết của cải, tức tưởi phải tự vận. Cộng Sản đẩy dân từ "Tư sản" hoá thành "Vô sản", mọi người dân
Chắc anh ngạc nhiên lắm khi thấy bài viết này của em, vì tất cả những bài em viết, những thơ em làm, anh là người trước tiên được biết vì em khoe, em đọc cho anh nghe. Và bao giờ cũng vậy, nghe xong qua phôn - nếu anh ở chỗ làm và em ở nhà - hay vào những buổi tối hai đứa mình cùng ngồi bên nhau dưới ánh đèn ấm cúng
Lúc này bà con miệt Bolsa tha hồ được thưởng thức khá nhiều show ca nhạc vinh danh ca sĩ này, nhạc sĩ nọ, bà con mặc sức có dịp lên áo quần gặp gỡ giao lưu văn hóa hai miền nam bắc. Thấy bà con vinh danh dữ dội quá, bà già trầu này cũng táy máy, phen này ta vinh danh phe ta, ta tự bốc thơm phe ta, mà đã nói tới phe ta là
Hòa làm chủ tiệm nail này đã gần bảy năm với lượng khách hàng rất đều đặn, và thu nhập khá dồi dào. Gia đình nàng đến Mỹ trong đợt HO đầu tiên, thấm thoát đã mười sáu năm. Hướng, chồng Hòa, là cựu sĩ quan không quân. Sau ngày miền Nam đổi chủ, anh phải đi "cải tạo" hết sáu năm. Khi được thả, vợ chồng và hai đứa con nhỏ
Mỗi năm cứ đến cuối hè, những người từng theo dõi giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ đều nao nức chờ đợi đến ngày công bố danh sách những người trúng giải. Từ danh sách này, từng nhóm quen biết nhau sẽ "hồ hởi phấn khởi" bàn cãi và phỏng đoán xem ai sẽ chiếm giải nhất, giải đặc biệt v.v và v.v Đã sáu lần từ ngày giải
Nhạc sĩ Cung Tiến