Hôm nay,  

No Big Deal

27/11/200400:00:00(Xem: 244252)
Người viết: VÀNH KHUYÊN
Bài số 662-1203-vb4241104

Tác giả tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm; Sinh năm 1965 tại Sài gòn; Hiện là nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Những bài Viết Về Nước Mỹ của cô thường ngắn gọn, viết giống như nói. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
*

Tôi tự cho là mình cũng không phải là người ngu lắm. Tuy nhiên, sống ở một nơi không phải là xứ sở của mình, không nói tiếng mẹ đẻ thì để tiện và lợi cho cuộc sống , đôi khi cũng cần giả bộ ngu.
Sở Xã Hội, nơi tôi làm năm năm trước nằm trong khu thương mại lớn nhất của thành phố Beaverton, một thành phố đông người Việt thứ hai tại Oregon. Bao nhiêu văn phòng nhà nước đều nằm tại đây. Sở xã hội tôi làm lúc đó nằm ngay kế sở xin việc của thành phố này. Băng qua con đường kế khu này là cái chợ Food For Less rất lớn. Cửa chính của cái chợ đó nằm ở mặt đường kế bên đi xa hơn rất nhiều , trong khi cái cửa được gọi là Exit của chợ nằm gần như kế cái con đường tôi vừa băng qua. Do vậy , mỗi sáng, thử nghĩ mà coi, tôi chỉ có 15 phút break giữa giờ thì để tiện và lợi , tôi hay dùng lối exit để vào chợ , mua đại vài thứ cho buổi tối sau khi tan sở phải đến trường học rồi về nhà. Đời sống ở đây chạy đua với thời gian ma. Tiết kiệm được phút nào hay phút đó, có hại ai đâu.
Nhưng đi tắt, làm tắt thì cũng phải lựa lúc mà làm chớ đâu có phải lúc nào cũng làm được. Mỗi lần vào chợ bằng lối Exit, tôi cẩn thận dòm trước ngó sau xem có cái ông Security đang đứng sớ rớ đâu đó không rồi mới nhào vô. Một ngày, thừa thắng xông lên vì đã làm được nhiều lần lắm , tôi hí hửng bước vào cái cổng đó như thường lệ. Không may lần đó thì bắt gặp ngay cái ông Security đang đứng khoanh tay nhìn tôi sẳn sàng nghinh chiến. Tôi hết hồn, làm bộ lơ, coi như ổng chưa nhìn mình, bước đại vào rồi lủi nhanh. Tưởng xong, không ngờ tôi nghe có tiếng gọi giật "Excuse me maam, excuse me maam."
Không còn nghi ngờ gì nữa, ổng gọi tôi rồi. Thu hết can đảm, tôi giả ngơ ngẩn đứng lại... Ông Security tiếp "Do you see Exit on the door"" Biết trả lời sao đây. Tôi đứng chết trân ở đó "No English" tôi ú ớ. Đứng gần , một người đàn ông đã đứng tuổi, áo trắng, cà vạt rất lịch sự, nhoẻn miệng nhìn tôi cười rồi xã giao với ông Security "No big deal, she will know from now on" .


Ông đó chưa nói hết câu tôi đã vội chạy xa cái chỗ đó rồi, bụng bảo dạ không bao giờ tôi để mình rơi vào trường hợp như vậy nữa. Dầu gì tôi cũng là nhân viên của sở xã hội, giao tiếp với bao nhiêu là khách hàng, bản xứ có, Việt nam có, nhiều sắùc dân khác đang định cư tại thành phố này nữa. Vô phúc để khách hàng bắt gặp tôi trong hoàn cảnh như vậy thì có mà bỏ sở luôn.
Tôi làm ở sở xã hội thì cũng có những ngày cơm không lành canh không ngọt với sở. Tôi nộp đơn xin việc tại sở xin việc làm rất nhiều lần may ra nếu được nhận, khách hàng của tôi lịch sự với tôi hơn vì tôi kiếm việc cho họ thay vì khách hàng tại sở xã hội bao giờ cũng nói nặng, chửi rủa tôi như tôi là đại diện cho nhà nước ngồi đó cho họ đòi lại nợ thuế của họ vậy.
Một lần tôi đượ c gọi phỏng vấn cho việc làm tại sở xin việc. Tôi mừng lắm. Ngoài phòng đợi để được gọi vào phỏng vấn , tôi suy nghĩ phải nói sao cho cái thành tích làm việc những năm qua huy hoàng lên , nhất là thành tích phục vụ cho cộng đồng người Việt tại thành phố đông cư dân người Việt này nếu không có tôi có thể sẽ nhức đầu lắm à vì khó khăn về ngôn ngữ giao tiếp. Tôi hứng thú vô cùng.
Khi được gọi vào trong, tôi chào ba vị đó theo phép lịch sự. Một người đàn ông với nụ cười quen quen tôi còn đang chưa nhận ra là ai vì đầu óc đang tập trung cao độ cho những câu hỏi liên tiếp từ từng người. Đến cuối buổi phỏng vấn, họ hỏi tôi có hỏi họ gì không trước khi từ biệt. Thường lệ thì tôi không hỏi đâu, nay ra chiều ta đây hay , tôi đánh bạo làm liều nói đại " I hope I will see all of you as a co worker " . Cái ông có nụ cười quen quen đó cười ha hả tiếp lời tôi "you won't have any problem in working with us with your English, however, you will be assigned Vietnamese clients and your English has been a big plus" .
Chết cha rồi, tôi nhận ra ngay cái ông đó. Cái ông thắt cà vạt tử tế đã chứng kiến tôi nói "no English" và bảo với cái ông Security " no big deal." Đúng là ông ta rồii chớ còn ai.
Ngay từ phút đó, tôi tự nhủ mình nên quên cái job đó đi. Quả nhiên, cho tới bây giờ tôi vẫn còn làm ở sở xã hội .
Dù sao, tôi nhớ mãi lời ông ta từng nói. Đúng như ông ấy nói, mọi chuyện là "no big deal". Tôi nghĩ vậy và thấy đỡ căng thẳng lắm trong mọi chuyện . Đúng không bạn"

Vành Khuyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,015,083
Tác giả cho biết, “Trước năm 1975, tôi là giáo sư dạy tại trường trung học Lương văn Can , quận 8, Sài gòn.
Cùng với bài “Mười Lăm Năm ở Mỹ” đã phổ biến hôm qua, tác giả Minh Nguyệt Graves còn gửi thêm bài sau đây, cho biết bài được viết bởi ông chồng Carl Graves, một người Mỹ làm công chức tại Texas.
Tác giả qua Mỹ cùng với 2 con, theo diện đoàn tụ do cha bảo lãnh, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài “Chuyện Ông Mỹ có vợ Việt”, đã phổ biến 2 tuần trước.
Việt Báo thành kính tưởng nhớ Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm, một tác giả huynh trưởng từng góp bài Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh ngày 30-6-1930 tại làng Hoành Nha, Giao Thủy, Nam Định, vừa từ trần tại San Jose,
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả có tên trong Danh Sách Chuing Kết Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện là cư dân Minneapolis, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Nhạc sĩ Cung Tiến