Hôm nay,  

Một Ngày Với Hơn 1000 Người Homeless

14/12/200400:00:00(Xem: 130290)

Người viết: Paul Hoàng
Bài số 676-1218-vb5091204

Tác giả là một vị cao niên, chỉ mới tới Hoa Kỳ chưa đầy ba tháng, hiện đoàn tụ với các con cháu của ông tại Garden Grove, Nam California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông “Hồi Ký Gửi Các Con”. Bài mới của ông lần này ghi lại một sinh hoạt thiện nguyện trên đất Mỹ.
*

Ngày 4/11/2004 từ 7 giờ snag con gái đưa bố đến nhà cô Mai ở đường Poplar, Santa Ana. Hôm nay trời nắng ấm, hứa hẹn một ngày tươi đẹp. Khi hai bố con vừa tới nhà, đã thấy một xe truck của hãng Uhaul và 15 xe nhà, đậu bên đường, trước nhà, cùng những thanh niên nam nữ đang đứng chờ đợi, chuyện trò huyên háo.
Tôi tới, thì cô chú em cũng vừa trong nhà ra, chỉ kịp cúi đầu chào. Lúc đó anh trưởng đoàn thanh niên thiện nguyện, tay cầm bản danh sách hơn 20 người, yêu cầu anh chị em đứng vòng tròn, rồi gọi tên từng người có cả bác sĩ, kỹ sư và một số thanh niên thiện nguyện của nhà thờ Saint Colomban và nhà thờ Thánh Linh. Sau đó chú em đề nghị bác sĩ trưởng đoàn kiểm điểm lại các món quà, đồ ăn, đồ uống, quần áo và do các nhà hảo tâm cho, xếp đầy trong kho rộng lớn để chuẩn bị đưa lên xe truck và 15 xe nhỏ. Tiếp theo là phân công.
Mọi người bắt tay vào việc thật mau lẹ, khuân vác các thùng đồ, con trai thì hai người khiêng một thùng, con gái thì 4 người một thùng, xếp đầy những hộp thịt, hộp cá, sữa, đậu, bánh đủ loại, các thùng đựng cơm nấu sẵn và các thùng đựng đồ ăn tươi mới nấu, còn nóng vừa mang tới... Tất cả được chuyển lên xe truck, cùng với các thùng nước ngọt, nước đá và bàn ghế, dao, thớt, ly, xiên, muỗng nhựa, quần áo mùa đông, quần áo mùa hè, được xếp lên các xe con. Trong vòng nửa giờ, kho hàng đã trống trơn và nằm gọn gàng trên xe truck với 15 xe nhà, chờ lệnh xuất phát.
Chú em để mời toàn thể anh chị em đứng lại cùng nhau trao đổi. Chú nói đại ý nhắc nhyở mọi người, rằng chúng ta là những người đã được "nhận" nhiều từ người Mỹ, nên chúng ta cũng phải "cho" đi nhiều, tùy theo tinh thần xã hội của mỗi người. Hơn 15,000 người Homeless ở tiểu bang này, đang cần đến lòng nhân ái của cộng đồng chúng ta. Hôm nay chúng ta đến với anh em đó ở San Juliam và ở Wall để giúp đỡ an ủi họ phần nào.
Sau khi cú em phát biểu, anh trưởng đoàn xin một phút cầu nguyện, anh thay mặt toàn thể anh chị em dâng lời cầu nguyện rồi cả đoàn hát bài ca "Chứng nhân tình yêu: khi con nghe tiếng kêu mời."
Sau đó cả đoàn lên xe trực chỉ đến điểm hẹn, xe truck dẫn đầu, các xe chạy theo. Trên freeway có tám lane rộng, xe hơi nối đuôi nhau chạy như thác đổ với tốc độ chóng mặt qua hết khu phố này đến khu cao ốc nọ, qua cả những cánh đồng trồng hoa màu, xanh tươi bát ngát hết cả tầm con mắtà.
Tới khu phố San Julian lúc 10 giờ 15 phút đây là nơi xa nhất mà tôi được đến kể từ ngày qua Mỹ. Khu phố này tập trung những người homeless ở trên hè phố, đông trên ngàn người, mỗi người có một xe đẩy chất chứa cả cơ nghiệp trên đó.


Khi đoàn xe đậu lại ngay ngã tư khu phố San Julian anh chị em thiện nguyện khiêng bàn ghế xuống ngay trên hè phố, rồi khuân các thùng đồ hộp thịt, cá, sữa, trái cây, dưa, cà các thùng cơm nấu sẵn các nồi đồ ăn tươi mới cùng nhiều thùng quà, đủ thứ cần dùng cho cá nhân
Cơm và các thức ăn được sắp ra trên dãy đầu bàn, với chồng khay nhựa có 5 ô. Mỗi bàn có 6 cô, cậu phụ trách lấy cơm và đồ ăn để vào khay. Anh chị em homeless sắp hàng dọc lần lượt đi tới nhận khay cơm rồi tới bàn để sẵn ly nước ngọt, các chai nước suối họ tự lấy và đi tiếp đến dãy bàn phân phối gói quà tặng gồm có: đồ hộp, thịt, cá, sữa, trái cây, gói bánh kẹo và phát cho mọi người. Công việc được tiến hành rất trật tự vui vẻ thân ái, thể hiện tinh thần "lá lành đùm lá rách"….
Để tham gia công tác, tôi nhận một việc đứng mở sẵn các túi nylon để đưa cho các anh chị em bỏ các món quà vào, rồi trao cho anh chị em homeless. Tôi đứng một chỗ suốt trong 3 giờ bên cạnh một cô người Mỹ chính gốc, tôi chỉ việc mở gói bao bì nylon, mở ra trao cho cô Mỹ để cô bỏ một gói bánh biscuit vào rồi trao qua cô khác, kế bên bỏ hai hộp thịt, cá vào sang tay người nữa để bỏ thêm túi đồ dùng vệ sinh cá nhân rồi trao cho một homeless.

Cô em gái út người nhỏ bé chỉ cao 1m41 và chú em rểå chạy tới chạy lui để nhắc nhở các anh chị em thanh niên thiện nguyện chuyển tiếp các thùng đồ ăn, đồ uống đến các bàn cho các cô phân phối. Trong lúc này tôi thấy có một vài ký giả nhà báo hay đài truyền hình quay phim, chụp ảnh.
Lúc cô em thấy tôi đã quá mệt cô phải dìu tôi về xe ngồi nghỉ để ăn uống một chút vì đã quá trưa rồi. Khi ngồi trên xe tôi mới có thì giờ quan sát, có nhiều người ăn ngon miệng, nên đến lãnh thêm một phần nữa. Bên kia đường có một vài cảnh sát đứng xa xa đề phòng có gì bất trắc.
Đến 13 giờ 30 phút, mọi hoạt động ở khu phố San Julian đã xong xuôi êm đẹp. Cả đoàn di chuyển đến khu phố Wall tiếp tục công tác.
Số người homeless ở đây ít hơn nên đến 15 giờ 30 phút đã phân phối xong hết. Tôi trở về nhà trước khi các thanh niên thiện nguyện còn phải thu dọn, rồi về nhà cô Mai để rút kinh nghiệm cho lần tới vào dịp mừng Sinh Nhật Chúa Giêsu năm 2004.
Trên đường về ngồi trên xe của cô chú em, tôi hỏi:
- Tại sao chính phủ không giải quyết cho ho"ï
- Chính phủ vì tôn trọng tự do dân chủ nên không thể bắt buộc họ được. Chính họ thích sống như vậy vì được hoàn toàn tự do. Chính phủ vẫn phát tiền trợ cấp hàng tháng cho họ đủ sống đấy chứ.
- Anh thấy ở bên nước Hà Lan những thành phần như vậy được chính quyền địa phương lập một trung tâm có nhà ăn, nhà ngủ, nhà để cai ma tuý nếu ai muốn cai, có nơi để hút hay chích ma túy, nếu chưa muốn cai. Như vậy không làm mất di cảnh mỹ quan và an ninh, trật tự đường phố.
Về nhà dù rất mệt nhọc nhưng chưa bao giờ tôi cảm nhận được một ngày sung sướng như hôm nay.

Paul Hoang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,133,009
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến