Hôm nay,  

Ba Ngày Du Lịch Ở Mỹ

26/12/200400:00:00(Xem: 186081)
Người viết: Paul Hoàng
Bài số 680-1222-vb2201204


Tác giả là một vị cao niên, chỉ mới tới Hoa Kỳ chưa đầy ba tháng, hiện đoàn tụ với các con cháu của ông tại Garden Grove, Nam California. Ngay từ hai bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông, “Hồi Ký Gửi Các Con”, rồi “Một ngày sống với người homeless” người đọc đã có thể tìm thấy ý chí muốn nghe, muốn nhìn, muốn hoà nhập với dòng sống của miền quê mới. Sau đây là bài viết mới của ông.
*

Sáng ngày 26/11/04 tôi dậy sớm hơn mọi ngày để kịp đến điểm hẹn trước 8 giờ. Con gái cũng đã dậy lo caphê cho bố và xếp quần áo ấm vào vali, một bộ đồ mặc đi đường vì ngoài trời rất lạnh, lại có gió lớn, nên phải mặc như người vùng Esquimo"....
Đúng 7 giờ 30 con gái đưa bố đến nhà cô Ngoan bạn đồng nghiệp, nơi tập trung các bạn để lên đường. Anh Chương ra đón, vợ lo dọn điểm tâm cho các bạn.
Hôm nay từ bình minh trời đã hứa hẹn một ngày tốt đẹp, cả đoàn lên đường lúc 9 giờ sau màn chụp ảnh, quay phim. Một xe Toyota vừa đủ ghế cho bảy người, 3 cặp vợ chồng và tôi ngồi thoải mái.
Anh Chương và anh Trung thay nhau lái xe, trực chỉ đường số 5. Trên xe các bà trò chuyên thật vui nhộn làm tôi hết buồn ngủ. Đến 14 giờ đã tới ranh giới thành phố San Jose, sau khi vượt qua một vùng đồi núi trùng trùng, điệp điệp sát hai bên đường chạy dài hàng chục cây số, rồi tới vùng đồng bằng mênh mông, bát ngát vượt tầm mắt…..
Lúc này trời nắng đẹp bao phủ những cánh đồng màu xanh tươi, những vườn nho, vườn táo, vườn cam, dâu, ngô, khoai, sắn….cấy thành luống đều đặn thẳng tấp bao quanh con đường xe hơi, ngược xuôi như nước chảy tạo thành bức tranh hùng vĩ, nói lên sức sống giàu có, thịnh vượng của một quốc gia hùng cường. Xe đã chạy được hơn 600km đến cây xăng Silinas ghé đổ thêm nhiên liệu. Sau 15 phút xả hơi anh chị em lại tiếp tục đi vào đường 1.1 đến ngã tư đường Morill và đường Sierravill phải dừng chờ người nhà của bác anh Chương ra đón vì đương hẹp quanh co….
Đến 16 giờ 15 xe ngừng trước cửa nhà gia đình bà bác ra đón vào nhà thật ân cần vui vẻ. Sau hơn 7 giờ ngồi trong xe, anh chị em được xả hơi, thay đồ, tắm rửa và ăn uống thật thoải mái. Sau đó cháu Phượng lại đưa tôi và vợ chồng anh chị Trung qua thăm anh Luận, bạn đồng nghiệp đồng khóa với tôi.
Tới nhà bạn thân lúc 17 giờ 30 vợ chồng anh Luận ra ôm chầm chào đón vào nhà, thật vô cùng cảm động vì sau hơn 40 năm chiến tranh phải ly hương xa cách nhau….
Trong khi anh Luận mời uống nước và tâm sự với tôi và anh Trung thì chị Luận, chị Trung lo bữa ăn tối thật thịnh soạn. Ngồi quanh bàn ăn, anh em kể cho nhau nghe về những kỷ niệm xa xưa….


Đến 21 giờ anh Luận đưa chúng tôi lên lầu ngủ, anh chị Trung ngủ trên giường lớn tôi ngủ trên giường nhỏ gần đó. Mặc dù ngoài trời rất lạnh nhưng trong phòng rất ấm và có đủ giường nệm, mền bông thật chu đáo. Đêm nay có lẽ vì không quen nhà nên anh chị Trung ít ngủ.
Sáng hôm sau anh Võ Long Triều điện mời toàn thể anh chị em đến ăn sáng ở nhà hàng Lion Plaza, anh đón ở đó. Sau 39 năm nay thầy trò mới có dịp gặp lại nhau, mọi người hồ hởi nói "Đúng là quả đất tròn". Đến 10 giờ cả đoàn chụp ảnh quay phim với anh Hai rồi chia rời San Jose lên đường đi San Francisco. Xe trực chỉ đến đường 101 cháu Phượng vừa lái vừa hướng dẫn, giới thiệu từng địa phương đang vượt qua. Dù cháu mới 24 tuổi nhưng rất thông thạo như một chuyên viên hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp.
Đến 11 giờ cả đoàn xuống xe, để tham quan cây cầu Goldengate bắc qua eo biển, bên kia là thành phố San Francisco bao phủ trên những dãy đồi cao nguyên là những cao ốc, lâu đài, dinh thự, xen lẫn cây xanh như đang đua tranh cùng mây, cùng gió trong khung trời và biển mênh mông một màu xanh lam. Cây cầu Goldengate là cầu treo vĩ đại và nổi tiếng vào bậc nhất thế giới. Những khách du lịch đứng chung quanh eo biển, đông trên cả ngàn người, tôi phải vất vả lắm mới tìm được một khoảng trống nhỏ để quay phim, chụp ảnh rồi kịp lên xe trở về.
Khi qua cầu tôi tranh thủ ghi lại hình ảnh thành phố San Francisco và ốc đảo giam phạm nhân nằm giữa eo biển.
Sáng ngày 28/11/04 từ 7 giờ anh Luận đã lên lầu đánh thức tôi dậy đến nhà cô Ngoan-Chương để đi lễ ngày chủ nhật, lễ về lúc 9 giờ cả đoàn tập trung ở nhà bác anh Chương ăn sáng trước khi xuất phát lên đường về Garden Grove.
Trên đường về chúng tôi ghé thăm gia đình anh chị Thu Nhơn-Huỳnh Thống, cả hai vợ chồng đều là nhân viên của tôi ở Ty TN.TD.TT Đà Nẵng. Trong lúc anh Thông tiếp chuyện với anh em thì các bà lo bữa ăn trưa thật thịnh soạn, thân mật trong tình đồng nghiệp ấm áp….
Đến 14 giờ chúng tôi tạm biệt gia đình anh chị Thống để tiếp tục hành trình. Lúc này anh Chương đã thay tay lái xe vẫn chạy với vận tốc hơn 150 cây số/ giờ trong nắng chiều hoàng hôn….
Ngồi trên xe các bà vẫn vui vẻ trò chuyện nhưng tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết, mãi khi các bạn cho biết đã về đến Garden Grove tôi tỉnh dậy và các bạn đưa tôi về đến tận nhà.
Tôi cảm ơn anh chị em đã cho tôi được tham dự một chuyến du lịch thật thú vị đầy tình nghĩa đồng nghiệp. Tôi cũng hứa cầu xin ơn trên luôn ban đầy hạnh phúc cho gia đình các anh các chị…. Bây giờ đã 23 giờ 30 gia đình em gái tôi đã ngủ….tôi mở cửa vào làm cả nhà thức dậy, mừng rỡ ông Ngoại đã đi về bình an…..

Paul Hoàng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,329,087
Thiệt lòng mà nói, từ sau buổi tiệc trao Giải Thưởng VVNM 2006, tôi rất háo hức muốn viết chút gì đó, ngăn ngắn cũng được để cám ơn Việt Báo và cám ơn các tác giả, nhưng tôi lại lu bu, rất lu bu vì phải "trả nợ hồi ký" cho các bạn của tôi sau chuyến vacation bên châu Âu vừa qua của mình. Lại còn chuyện "trong nhà ngoài ngõ" nữa chứ
Tác giả Nguyễn Hưng chuyển bài đến bằng điện thư. Đúng vào dịp kỷ niệm một năm sau cơn thiên tai Katrina tàn phá New Orleans, bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện viết về những cư dân gốc Việt trong một xóm đạo ở vùng bị đất thiên tai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc
Tác giả Nguyễn Hưng lần đầu dự viết về nước Mỹ. Đề tài bài viết đầu tiên của ông là mộng hão huyền và thực tế Mỹ. Nhân vật là một người hãnh tiến đến cùng, được mô tả bằng bút pháp tinh tế. Bài được chuyển tới bằng điện thư. Mong tác giả tiếp tục viết thêm và bổ túc địa chỉ liên lạc cùng vài dòng tiểu sử. Những điều ông biết về nước Mỹ
Cho dù đang sống với hiện tại, hình như những cái bóng của quá khứ đủ mầu lúc nào cũng đeo đuổi chúng ta. Gia đình tôi thuộc cỡ trung bình của người Việt Nam, nghĩa là gồm ba mẹ và tám anh em. Sinh ra giữa đám anh em trai, thưở nhỏ tôi thích những trò chơi tạc lon, thả diều hơn là bế em, giải gianh. Tính con gái của tôi chỉ thể hiện
Thịnh Hương,cư trú và làm việc tại miền Bắc California, là một trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu. Sau đây là hồi ký viết vội của bà, kể chuyện cùng con trai lái xe từ San Jose về Westminster
Chuyện xảy ra vào năm một ngàn chín trăm hồi đó, lúc mà gia đình tôi vừa từ Bình Giả, một vùng đất đỏ, không có điện đóm gì cả đến mảnh đất Hoa Kỳ này. Đúng là đổi đời.Tuy đã được học sơ về nước Mỹ và thói quen của người Mỹ một vài ngày ở Thái Lan nhưng tôi không khỏi kinh ngạc khi bước chân tới phi trường Los Angeles, nào là cửa tự động mở,
Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, từng làm counlelor tại nhà tù tiểu bang ở Chino, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. "Cách đây khoảng ba năm, chú em út của tôi,
"Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen lá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông rợ mấy nhà." Tôi không biết tại sao mình nhớ bài thơ nầy. Có lẽ "tiều vài chú" gắn liền với định mệnh tôi: lấy chồng Tiều. Mặc đầu chồng tôi là người Tiều Châu (Trung Hoa) ), không phải người tiều phu (đốn củi) mà
Hoa Kỳ là một nước văn minh giàu có. Có thể nói là giàu nhất thế giới. Từ bao nhiêu năm, qua hằng bao Thế Kỷ, đã có biết bao người mơ ước được đến sinh sống trên đất nước Hoa Kỳ. Nhiều dân tộc đã đổ xô di dân đến Mỹ, vì Mỹ là vùng "Đất Hứa", là Cõi Thiên Đường. Người ta đã ví cho Mỹ là như vậy. Người Việt Nam sống dưới chế độ Cộng Sản từ sau 1975, cũng đã ôm ấp giấc mơ này
Thuở còn cắp sách đến trường, tôi không nhớ mình đã viết đến bao nhiêu dòng suy nghĩ trong các quyển lưu bút mỗi khi bắt đầu thấy hàng phượng ở sân trường một hôm bỗng đơm hoa đỏ thắm. Những dòng chữ ngây ngô mang nặng nổi buồn man mác khi sắp phải xa trường lớp với thầy cô cùng bè bạn dù chỉ trong vài tháng
Nhạc sĩ Cung Tiến