Hôm nay,  

Nhìn Lại 3 Thập Niên 1975-2005

18/01/200500:00:00(Xem: 157451)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 696-1240-10-vb6140105

Tác giả Nguyễn Lê ở Washington Ave, Phila, PA. Ông viết đều đều. Mời đọc bài mới mừng năm mới.
*
Vậy là đã 2005. Nhìn lại 1935-1954 gần 20 năm tôi sống tuổi thơ ở Hà Nội, phố Hàng Đào, 1 trong 36 phố phường.
Di cư vào Nam năm 1954 tới năm 1975 gần 21 năm tôi ở đường Lê Thánh Tôn ngay trước cửa chợ Bến Thành Saigon.
Từ năm 1975 tới năm 2005 khoảng thời gian dài 30 năm một mảnh đời tỵ nạn trên đất Hoa Kỳ.
Như vậy thời gian sống trên đất Hoa Kỳ dài hơn cuộc sống của tôi tại Hà Nội và vượt xa cả cuộc sống của tôi tại Saigon.
Một người anh rể, một người anh ruột vĩnh viễn từ giã ra đi và tỵ nạn ngay trong lòng đất nước Hoa Kỳ.
Có những người Việt Nam cầu kỳ mong được nắm xương tàn trở về chôn cất trong lòng đất nước thân yêu.
1975 một năm ghi nhớ của mọi người Việt Nam. Kinh nghiệm chua cay tại Hà Nội làm tôi nao núng hoang mang tìm đường ra khỏi Việt Nam.
Vỏn vẹn hành trang có một chiếc vali mang theo, bước lên chiếc máy bay trực thăng cuối cùng rời Saigon ngày 30 tháng 4 năm 1075 lúc ban đêm, tờ mờ sáng. Nhìn xuống thành phố Saigon tưởng rằng chẳng bao giờ còn được trở về.
Trước ngày ra đi, một anh bạn cùng lớp nhờ tôi mua 10 lạng vàng để di tản và anh được tin sắp mất nước nhưng không hề hé miệng cho tôi hay.. Quả đất tròn, tôi lại gặp anh ngay trong trại tỵ nạn Camp Pendleton, California.
Tôi chỉ còn những kỷ niệm mờ nhạt tại Hà Nội ở tuổi 14, 15 nhìn những cô nữ sinh trong tà áo dài trắng thướt tha đạp xe qua trước nhà tôi. Mỗi buổi sáng nghe tiếng rao lanh lảnh của người bán hàng rong, rao bán bánh mì nóng hổi ủ trong chiếc bao tải.
Nói tới bánh mì tôi lại nhớ tới những ổ bánh mì Ba Lẹ thơm ngon nổi tiếng tại Saigon, rồi tới nhà hàng Givral tại đường Bonard, nhà hàng Thanh Thế tại đường Nguyễn Trung Trực, tới những ly đậu đỏ bột lộc ngay trước cửa chợ Bến Thành.
Được một nhà thờ Methodist vùng South New Jersey bảo trợ vào hôm trước, hôm sau bắt tay vào làm lao động ngay. Lương tối thiểu có $2.80/giờ trừ thuế mà lãnh check được 100 đô một tuần. Một ổ bánh sandwich thời đó có 23 cents. Đi chợ 1 tuần độ 10 tới 15 đô, đủ ăn cả tuần gồm đủ thứ thịt, rau, mắm, gạo.....
Gặp người đồng hương tại nhà thờ, trên bến xe mừng tíu tít như bắt được của. Được bạn giới thiệu vào làm hãng thịt heo, lương vọt tới $7.80/ giờ. Công việc nặng nề, tiền nào của nấy, sức người có hạn, quá sức chịu đựng của một chàng thư sinh như tôi. Tôi đành cắp sách đến trường học nghề chuyên môn may ra khá hơn.
Tốt nghiệp ra trường cũng chỉ được $6.50/giờ thua cả công việc làm tại hãng thịt heo.
Phen này quyết chí vào thương trường. Tôi mở nhà hàng ăn Việt Nam, từ ngày qua Mỹ chỉ thấy toàn nhà hàng Tàu, Chinese Food sơn màu đỏ choét trên các bảng hiệu. Thức ăn đọc trên menu toàn những low mein, chow mein tên lạ hoắc.
Tôi làm cách mạng lấy ngay tên thủ đô Saigon làm tên tiệm cho người Mỹ chú ý vì họ còn nhớ lại cuộc chiến tại Việt Nam mới vừa chấm dứt.
Cặm cụi trong nghề 6 ngày 1 tuần từ 11 giờ sáng tới 10 giờ đêm. Mỗi năm nghỉ hè một tháng, tính ra thời gian làm việc gấp đôi thì giờ đi làm tại các hãng xưởng.
Phần thưởng cho những năm tháng vất vả đó thật xứng đáng, ngoài sức mong đợi.
Cuộc sống tỵ nạn của tôi phải nói thật đã bỏ quá xa những người trong nhà thờ đã bảo lãnh gia đình tôi chân ướt, chân ráo bước vào đất nước cờ Hoa.


Họ phải hướng dẫn tôi như một anh nhà quê ra tỉnh từ việc dạy lái xe cho tôi tới việc ra nhà băng mở trương mục, đưa đi thi bằng lái xe và hướng dẫn cách mua bán tại siêu thị Mỹ. Họ cũng không quên đưa chúng tôi tới một ngôi chợ bán thực phẩm Á Đông do người Phi Luật Tân làm chủ, gạo, bún, nước mắm, rau ngò.....đủ cả.
Từ thời gian làm chủ lấy mình có ngày nhà hàng chúng tôi chỉ bán được 40 đô vào ngày bão tuyết. Chúng tôi không nản vì chúng tôi ở bước đường cùng rồi.
Một năm sau, báo chí địa phương, đài TV truyền hình đưa lên phóng sự vì họ có một nhà hàng nấu món ăn Việt Nam đầu tiên tại địa phương.
Từ đó như cánh diều gặp gió khách hàng phải nối đuôi nhau, chờ đợi vào những ngày cuối tuần hay ngày lễ.
Tôi đã gặp một số bạn đồng nghiệp và một số ông bà bác sĩ đã than phiền là chọn lầm nghề. Mấy người bạn của tôi thấy nhiều gia đình làm nghề "Nail" đã qua mặt họ về phương diện tiền bạc.
Nhà cửa xe Mercedes, Lexus họ mua một cách nhẹ nhàng, toàn tiền mặt không thiếu một xu. Tôi đã gặp 1 ông dealer xe Mercedes. Ông đã khoe với tôi khách hàng của ông đa số làm nghề "Nail".
Một anh bạn thân của tôi nhờ tôi đưa tới một tiệm kim hoàn quen thuộc. Anh đã mua cho bà xã của anh một hột xoàn 8 ly, màu sắc hạng nhất trắng xanh, long lanh như pha lê dưới ánh đèn, không bọt, không than, độ sạch của viên kim cương sắp hạng siêu đẳng VVS1 bí số sắp hạng hột xoàn trong nghề kim hoàn.
Lúc trả tiền, anh lôi ra trong túi học sinh vác sau lưng một cọc tiền. Anh để tiền trong túi sách học sinh để lạc hướng bọn cướp ngày.
Mới có 30 năm tỵ nạn từ bước đầu thất tha thất thểu bỏ lại hết cả tài sản ở lại, ra đi với 2 bàn tay trắng ngày nay tôi đã thấy sự tiến bộ vượt bậc của những người Việt Nam bền chí quyết tâm xây dựng lại cuộc đời mới trên vùng đất Hoa Kỳ đầy hứa hẹn.
Tôi đã rưng rưng nước mắt thầm phục những người Việt Nam thành công lừng lẫy như nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, như chàng trai trẻ tuổi Đạt Phan đã nổi tiếng trên truyền hình Hoa Kỳ, như tiến sĩ Đinh Việt đã góp mặt trong chính quyền Hoa Kỳ và còn rất nhiều những người Việt Nam hữu danh và vô danh khác nữa.
Qua báo chí, truyền thanh truyền hình và mạng lưới Internet tôi được biết một người Việt Nam trẻ tuổi đã làm chủ mấy trăm tiệm Nail trong hệ thống bán hàng lẻ của tập đoàn Wal Mart tại khắp các tiểu bang của nước Mỹ.
Mới đây tôi vừa nói chuyện với 2 nhà triệu phú trẻ tuổi. Một người vừa bán 4 căn phố trệt, tình trạng cần phải sửa chữa từ A tới Z với số tiền 600 ngàn đô. Mấy năm trước anh trả 4 căn nhà đó vỏn vẹn 150 ngàn đô. Anh triệu phú trẻ tuổi số 2 mua 1 căn nhà lớn hơn trước là trạm biến điện với giá 65 ngàn đô, năm năm cách đây. Nay căn hộ đó có người thầu xây cất nhà cửa đã trả anh tới 900 ngàn đô anh chưa bán.
Bà xã tôi nghe chuyện tiếc rẻ song tôi nghĩ khác: Ở đời biết thế nào là đủ! Tôi quen một ông bạn già, biết an phận, ông không đầu tư tiền bạc ở đời này, ông dành trọn thời giờ đầu tư vào cuộc đời sau, hoàn toàn tin tưởng vào sự xếp đặt hoàn hảo của thượng đế qua chứng cớ hiển nhiên của loài hoa lan với vẻ đẹp kiêu sa, màu sắc thanh tú và cách cấu trúc tự nhiên của bông hoa. Sự xếp đặt kỳ diệu của đấng tối cao nếu nhìn qua môn cơ thể học, sự cấu tạo của bộ óc con người đến trái tim và toàn thể các cơ quan, các bộ phận trong thân thể người ta.
Qua tấm gương mấy ông anh đột ngột ra đi vĩnh viễn, nhìn lại thân phận con người mong manh yếu đuối, mặc dầu thành đạt ở xứ Cờ Hoa, vùng đất đầy hứa hẹn.
Tôi thấy cần phải đi tìm một chân lý vĩnh cửu ở đời sau.

Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,733,543
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến