Hôm nay,  

Sầu Riêng

27/01/200500:00:00(Xem: 107567)
Người viết: KITTY VU
Bài số 674-1248-18-vb4-260105

Tác giả Kitty Vu sơ lược về bà: 1954 di cư vào miền Trung, 1975 chạy loạn vào Nam, 1989 chạy Việt cộng qua Mỹ, định cư tại Hawaii hiện làm... bà ngoại. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà được ghi: “Viết theo lời kể của một người bạn.” Và thêm “Viết để tưởng nhớ song thân và cầu an cho nước Mỹ.”

*
Buông tờ Việt Báo xuống bà Tư khẽ thở dài, chép miệng ngẫm nghĩ, chuyện đời cái gì cũng có thể xảy ra. Kẻ thì sau khi gãy đổ, ở giá đã lâu, hiu quạnh một mình, muốn lấy vợ lấy chồng con cái không cho, còn nhiếc mắng này nọ. Bà Tư thì ngược lại.
Bà Tư lớn lên trong thời chiến tranh ly loạn, ba của bà ở trong quân ngũ lính cụ Diệm, và một ngày kia người đã hy sinh đền nợ nước, bỏ lại anh em bà cho mẹ già tảo tần nuôi nấng thương yêu. Mẹ đã vất vả trăm chiều cho anh em bà được no ấm học hành thành danh.
Bà không cành vàng lá ngọc, không chim sa cá lặn nhưng cũng không tệ lắm, mỗi mặt đều đứng bậc trung đủ để làm cho một số anh hùng tình si phải cạo đầu xin đi tác chiến. Có lẽ số bà phạm hồng nhan đa truân hay đào hoa ngộ triệt chi đó, nên trước lập gia đình thì lắm người đeo đuổi, nhiều người ngấm nghé nhưng đều không thành, bởi mẹ của bà không muốn xa con, không muốn con gái làm dâu khổ như mình. Cụ chỉ muốn chọn một người không cha không mẹ để bắt ở rể mà thôi. Cuối cùng rồi cụ cũng kén được chàng rể như ýï.
Phần bà Tư, công dung ngôn hạnh, tứ đức tam tòng đã thấm nhuần nên bà cứ vậy mà theo. Chồng của bà ngoài ăn chơi nhảy đầm, tài bàn tứ sắc không thiếu món nào, cái môn giỏi nhất là đánh đập vợ con và nã tiền nã của để đánh bài.
Ngày quốc hận 30 tháng 4 năm 1975 gia đình bà chạy loạn như mọi người, của cải mất sạch đành trắng tay. Mẹ của bà vì quá thương nhớ anh trai cả không biết bây giờ ở đâu cộng thêm cuộc sống vất vả thiếu thốn, buồn phiền mòn mỏi trông chờ nên cụ đã từ giã cõi đời vào cõi thiên thu, bỏ lại bà không nơi nương tựa, lòng bà đau đớn quặn thắt mỗi khi nhớ đến song thân. Khi bà không còn chỗ dựa không còn tiền bạc chi cả, chồng bà cũng bỏ bà luôn không thương tiếc.
Ví như thân cò bà phải lần mò lặn lội, ngược xuôi, kiếm sống nuôi con một mình. Bà đã nếm đủ tất cả từ niềm vui cay đắng lẫn nỗi đau ngọt ngào, hết vào khám vì buôn lậu (thật nực cười, buôn than bán củi, gạo, cá, trứng, đường mà là buôn lậu) sung sướng làm sao cô nữ sinh đoan chính ngày nào, nội trú Thánh Tâm Đà Nẵng nay biết buôn lậu lại đến đi tù ở B5 Biên Hòa vì tội vượt biên nữa. Thật là hãnh diện dưới chế độ Việt Cộng mình mới được đi tù vơiù những tội danh kỳ quái đáng yêu như thế. Ai bảo đã có nhà nước "no" dân khỏi "no" lại không chịu, cứ thả ra khỏi tù lại đi vượt biên tiếp.
Năm 1989 ba mẹ con bà được anh trai bảo lãnh qua Mỹ. Chồng của bà sau khi bỏ bà đã vượt biên qua Mỹ trước bà mười năm. Thấy mấy mẹ con bà khăn gói quả mướp qua tới ông sợ gánh nặng phải nuôi nên làm thủ tục ly dị. Bà đã khóc vì buổi đầu lạ lẫm bơ vơ nơi xứ người, nhưng cũng gắng nguôi quên, làm lụng cực khổ nuôi thân và nuôi con.


Thời gian thấm thoát qua mau. Các con đã lớn, đã lập gia đình, bà đã là bà ngoại. Xác thân hao gầy, tinh thần kiệt quệ vì quá nhiều truân chuyên. Bà không hề nghĩ đến riêng tư đời mình. Với bà, đơn thuần là lấy chồng thì chỉ một lần, dẫu có bề nào dẫu có làm sao bà vẫn ở cho đến trọn đời. Bà nghĩ vậy nhưng các con bà nghĩ khác. Chúng bảo bà lấy chồng đi hay là kiếm bạn trai đi. Vậy là chúng không cần tình thương và sự chăm sóc của bà nữa. Chúng làm sụp đổ mọi truyền thống tốt đẹp của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam đã hun đúc, đã ăn sâu cội rễ trong tâm khảm từ bấy lâu nay. Giận quá, bà nghĩ sẽ lấy bất cứ ai, dù què dù điếc cho nó biết thế nào là thiếu mẹ hiền đời con khốn khổ.
Lúc không cần nó xua bà đi, khi cần nhờ nó lại bắt hồn bắt xác, hỉ hả với bà, qua cơn hoạn nạn lại muốn bà biến. Bà buồn nhưng nhẫn nại, sẵn sàng tha thứ thương yêu đùm bọc cho con cho cháu. Nhưng rồi qua sông lại quên con sóng dữ. Cứ như vậy bà lại thêm một lần rơi lệ. Bà nói chúng bay làm như mẹ là cái tivi khi cần thì bật lên, lúc không cần thì nhấn nút biến. Nó nói phải rồi đây là xứ Mỹ mà, nhấn nút biến, biến biến đi....
Đối với cha mẹ, dù con có lớn bao nhiêu, già bao nhiêu tuổi vẫn là baby trong lòng như ngày nào còn ấu thơ không thay đổi, nhưng nay bà đã nghĩ khác. Nó đã là cha là mẹ người ta, đã nửa đời người, nó không còn là con của bà như xưa nữa, nó đã nhập vào xã hội Mỹ tư tưởng Mỹ. Mà lối sống Mỹ là hưởng thụ và tư hữu, nên nó buông bà và muốn bà buông nó. Ừø thì buông. Bà muốn chiều theo ý nó.
Bà nghĩ, ừ bỏ mọi truyền thống xưa đi, hãy sống theo lối Mỹ. Vậy hãy lo cho chính bản thân mình. Hãy đứng vững trên đôi chân của mình. Đừng ôm đồm những con cùng cháu nữa và nhất là đừng bao giờ rơi lệ. Bà vốn là người cam đảm và tự lập cả đời, hết chạy lũ lụt đến chạy giặc từ Bắc vào Trung vào Nam và trầm luân trong chế độ Cộng Sản hung tàn thâm độc, nay lại lận đận lao đao trên xứ người, những truân chuyên cơ cực đã rèn luyện cho bà thêm vững chãi sức mạnh nội tâm. Bà cho mình là đã tốt nghiệp đại học trường đời. Bà không ưa chế độ Việt Cộng nên đã hơn mười lăm năm qua bà chưa hề về thăm lại Việt Nam.
Suy tư miên man một hồi bà Tư bật cười nhớ lại lời con cháu gái gọi bà bằng co. Con bé đang sống ở Maui. Nó nói "Ối giời ơi, người ta bảo thời bây giờ là thời văn minh tân tiến ăn mặc hở trước trống sau, ngắn ngủn trống tuênh, trống toác, hoặc rách te tua như còn ở với xã hội chủ nghĩa. Phải là đằng trước tấn công, đằng sau hộ vệ như thế này này -vừa nói nó vừa ưỡn ngực ra đằng trước cong đít ra đằng sau vỗ mông bộp bộp- Đấây phải là như thế đấy cô ạ, quần áo thì phải là áo ngắn hững hờ, quần chờ một chút, các anh thanh niên bảo vậy, chỉ cần thọt tay vào là tới liền, thế mới thích chứ, ai cổ lỗ xỉ như bà cô tôi kín cổng cao tường kỹ thế. Bà nói mày chỉ ăn nói vớ va vớ vẩn chẳng đâu vào đâu hết. "Ấy ấy bà cô chớ có nói như thế nhé. Nói như thế là lạc hậu lắm".
Bà Tư cười xong, thấy thương con cháu gái, rồi thấy lòng nhẹ nhàng.
Bây giờ ngoài thượng đế và cha mẹ đã khuất ra, người yêu của bà, ông cố ông nội của bà là nước Mỹ và nhân dân Mỹ. Nước Mỹ đã cưu mang biết bao nhiêu gia đình khác cùng với gia đình bà. Nước Mỹ đã yêu thương, chăm sóc bà khi đau ốm, cho bà cuộc sống ấm no tươm tất. Bà thấy mình chỉ còn thương yêu và rơi lệ cho những biến cố và thăng trầm của nước Mỹ, bà hằng cầu nguyện cho nước Mỹ luôn an khang hùng mạnh và trường tồn.

Kitty Vu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,240,671
Bà Đoan mấy bữa nay bận rộn với hai đứa con: thằng Doãn lên 9 và con Liên lên 7, hễ bà đi làm về chưa kịp uống ngụm nước thì chúng nó hối thúc đi chợ mua sắm đồ dùng để đi cắm trại. Thân thể mệt nhừ sau 8 tiếng làm trong hãng, bà chỉ muốn về nhà ngồi trên chiếc Lazy-boy nghỉ ngơi chốc lát, nhưng xem chừng số bà lận đận lao đao từ nhỏ
Xin hỏi thực lòng nhé, trên đời này chuyện gì khiến ta vưà vui mừng lại vừa ngao ngán" - Xin thưa, đó có phải là khi ta nhận được thiệp mời đám cưới không" - Taị sao vậy cà " - Đơn giản thôi. Ta mừng vì bạn bè còn nhớ đến ta, hàng xóm láng giềng còn nghĩ đến ta. Nhưng khi phải đi dự tiệc lại là nỗi khổ. Cách đây bẩy tám năm về trước cặp vợ chồng
Khoảng bốn giờ chiều Sandy bấm điện thoại intercom, bảo cô muốn nói chuyện ngay với Bích. Bích vội nhấn nút "save" để giữ laị những gì vừa đánh vào computer rồi mau mắn tới văn phòng riêng của cô ta. Nàng phân vân tự hỏi sao hôm nay cô trưởng phòng có vẻ tư lự, khác hẳn bản tính vui vẻ, hay bông đùa thường ngày.
Nhà tôi và tôi mở nhà hàng ăn tại Mỹ từ năm 1977 tới năm 2002 thì tạm đóng cửa vì lý do sức khỏe. Tính ra khoảng thời gian làm nhà hàng được đúng 25 năm. Trong dự tính nhà tôi còn muốn tiếp tục làm thêm 10 năm cho đủ 35 năm con trâu đi cày. Hiện nay nhà tôi vẫn còn say mê muốn tiếp tục lăn sả vào cơn ác mộng này như một vài
Hình như bất cứ ai khi thấy cảnh-sát thì thường có tâm trạng hơi sờ sợ. Nhất là di dân Việt-Nam như tôi, với ấn-tượng công-an hành xử ở quê nhà, lại thêm chẳng hiểu tiếng Anh thật rành rẽ, nên thấy cảnh-sát là tự nhiên dè chừng! Đang lái xe trên freeway mà thấy bóng xe cảnh-sát là giảm ngay tốc-độ! Nghe còi hụ xe
Tôi sinh truởng ở miền Nam lớn lên theo cuộc chiến, tôi biết Hà Nội qua sách vở, báo chí. Trong chiến tranh tôi nhìn về phương Bắc như một kẻ thù cần phải tiêu diệt, mộng ước của chúng tôi phải đặt chân lên Hà Nội bằng đôi giầy "sô". Nhưng những điều đó chỉ là một ảo tưởng. Kết thúc cuộc chiến 20 năm, nguời Hà Nội gọi chúng tôi
Hồi còn trẻ, trò Thọ vẫn thường rầu rĩ mỗi khi phải thay đổi trường học. Nhưng thời gian trôi nhanh..., mái tóc huyền ngày xưa cầu cứu thuốc nhuộm che dấu màu trắng ai oán, thì Thọ bỗng nhận ra mình là người may mắn được học nhiều trường, có dịp tham dự và làm quen với vô số bạn mới ở nước ngoài. Cách đây 6 tháng
Thành, con trai lớn của tôi nay sắp sửa lên đường đi hỏi vợ. Nhìn con trai trưởng thành, tôi mỉm cười khi chợt nghĩ đến chính mình: mới ngày nào còn là cậu bé mặc quần đùi chơi bắn bi quên cả giờ cơm trưa về nhà bị ba phạt quỳ, mà nay sắp sửa thành "anh xui." Thành năm nay gần 34 tuổi, nó và cô bạn gái quen nhau vì bọn trẻ
Lễ Vu Lan năm nay tám chị em chúng tôi vẫn còn may phước để trân trọng gài cái bông hồng trên áo. Má tôi năm nay trên tám chục tuổi rồi mà má vẫn còn khoẻ mạnh, tiếng nói còn sang sảng, tinh thần còn minh mẫn tuy rằng đi đứng đã có phần chậm chạp. Tại sao chỉ có ngày lễ Vu Lan cho Mẹ mà không có ngày lễ Vu Lan cho Cha"
Một tối ăn sinh nhật ở nhà người bạn láng giềng đã vãn. Bà con bè bạn về gần hết, chỉ còn lại mấy thằng bạn thân quây quần quanh cái bàn nhỏ ở patio, chưa chịu chia tay. Anh H, chủ nhà, bữa nay 49, coi bộ hơi "xừng xừng", và muốn cuộc vui "birthday" của mình tiếp tục "tới bến", nên xách
Nhạc sĩ Cung Tiến