Hôm nay,  

In God We Trust

08/02/200500:00:00(Xem: 123680)

Người viết: DƯƠNG MINH THẢO
Bài số 680-1254-25-vb2-070205

Tác giả tên thật Dương Minh Thảo, 37 tuổi, hiện là cư dân Memphis, TN. Trước khi định cư tại Hoa Ky, ông là một y sĩ. Công việc đang làm: thương mại. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông, “American Heart” là một tự sự kể chuyện “lấy vợ Việt kiều”. Bài thứ hai, kể chuyện “gà trống nuôi con” sau khi được... vợ cho ra rìa, thấy mình “giàu gấp đôi Bill Clinton...” Và lần này, bài thứ ba, viết về niềm tin tôn giáo tại nước Mỹ.
*

Trên chiếc xe tăng ngụy trang thành một chiếc xe hơi, Tổng Thống Bush, Đệ Nhất Phu Nhân và hai Đệ Nhất Cô Nương lù lù tiến vào đồi Capitol, nã đạn vào độc tài khủng bố quốc tế bằng bài diễn văn nhậm chức Tổng Thống Mỹ nhiệm kỳ hai.
Buổi lễ bắt đầu bằng lời cám ơn Chúa và bài cầu nguyện. Lời tuyên thệ kết thúc bằng câu “So help me God”. Trước khi chấm dứt, bài diễn văn Tổng Thống đã “Nguyện cầu Thiên Chúa che chở các bạn và bảo vệ nước Mỹ”. Rồi lại bài cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài ban phước cho nước Mỹ và nhân lọai, đặc biệt là những người khốn khổ bần cùng.
Trong khi Tổng Thống và quan khách dự đại tiệc Luncheon, dĩ nhiên cũng cầu nguyện Chúa trước khi cầm đũa, dân chúng tản ra các tiệm fast food kiếm chút gì lót dạ chờ xem duyệt binh, có người cầu nguyện, có người không, có người Amen - có người Allah - có người Thích Ca, nhưng tất cả đều đang cùng ăn uống nhảy nhót chung trong Một Quốc Gia Dưới Trướng Của Chúa - One Nation Under God .
Từ cổ chí kim, chưa một quốc gia nào có ảnh hưởng to lớn đến cả thế giới như nước Mỹ đương thời. Đa số người Mỹ tin rằng Chúa ban ơn cho nước Mỹ. Các Tổng thống Mỹ đều ra tuyên bố về ngày Thanks Giving hàng năm và người Mỹ luôn nhớ cám ơn Chúa bằng gà tây quay. Các tín hữu thường tổ chức các lễ cầu nguyện tạ ơn. Tôi đã có dịp tham gia một trại Thanks Giving dành cho tuổi trẻ Tin Lành người Việt, một kinh nghiệm mới, ấn tượng mới cho người mới lớn lên trong Chúa như tôi: Trại Tạ Ơn Baton Rouge, Louisana, tháng 11/2004.
Từng chùm âm thanh bắn ra rung động, lúc thành tràng dòn như đại liên, lúc từng tiếng nhấn ngắt quãng như súng trường, anh guitar điện màu trắng đang nhịp nhàng thả linh hồn theo cảm xúc, mắt nhắm nghiền nhưng vẻ mặt tràn đầy hạnh phúc chứ không nhăn nhó đau khổ như Elvis Presley. Gương mặt thiên thần của cô gái tóc dài chân dài kế bên cũng bình an không kém, cây guitar thùng trầm ấm lẫn réo rắt của cô đang hòa tiếng cùng anh điện. Dội vào tận tâm can là tiếng nện rầm rầm rền vang của tay trống đầu đội mũ cap quay ngược, áo T shirt ngắn tay màu trắng bên ngòai là sơ mi dài ca rô đỏ không gài nút. Một buổi thờ phượng Chúa bằng Rock. Không khí khá ngây dại như buổi trình diễn của các Rock stars, ánh đèn nơi mờ nơi tỏ, mọi người đang cùng thành kính hát theo ban nhạc những lời ngợi ca Thiên Chúa từ trong tim, tuyệt nhiên không có tiếng la hét, không uốn éo giựt giựt, không nhang khói mịt mờ. Hội Thánh Memphis nơi tôi ở thì thờ phượng Chúa với nhạc Pop, nữa tươi trẻ, nữa cổ điển, nữa nào cũng hay. Bài giảng của mục sư hôm đó nói về sự chọn lựa thái độ và hành động của tín hữu trước hòan cảnh khó khăn. Trại viên bị tấn công dồn dập bằng lời nói, cử chỉ, câu hỏi, bài giảng bằng tiếng Mỹ của anh mục sư người Việt từ Houston tới, trẻ bằng tuổi thằng 8 em út tôi, nhưng đã thật sự chinh phục tôi bằng nhiệt huyết và đức tin của Ông. Rồi thi đấu thể thao, văn nghệ, ảo thuật, chè cháo, không có rượu bia. Một cô gái trong đội Mobil, mới chơi bóng chuyền lần đầu, sau khi đệm bóng lần một nhẹ như đập ruồi, bóng không rời khỏi tay nổi, đã tiếp tục đệm thêm lần thứ hai, thấy ai cũng khoanh tay đứng nhìn, cô làm thêm cú thứ ba bóng văng tuốt qua sân đối phương không ai đỡ nổi. Cô mừng quá nhảy lên la “ Yehh”. Trọng tài thổi còi cho đối phương giao bóng. Cô xứng đáng được trân trọng về lòng can đảm. Hơi gai mắt là Ông mục sư người Việt tại Baton Rouge, đã có vợ mà cứ thầm thì vào tai cô tóc dài chân dài, còn cười rúc rít. Khi biết Ông là cha cô ấy, tôi thấy mắt mình đúng là có gai. Tôi hỏi, vợ mục sư chắc đẹp lắm. Ông cười, đẹp chứ. Nụ cười tuyệt đẹp. Ông mục sư của đòan Memphis hăng hái hướng dẫn các đệ tử trẻ trong cuộc đố vui kinh Thánh, súyt nữa được giải nhất. Nếu ban tổ chức cho Ông trực tiếp trả lời tất cả các câu hỏi, chắc chắn Memphis đã đọat cúp vàng. Ông là người lớn tuổi nhất và đáng kính nhất của trại.


Ấn tượng mạnh trong trại Thanks Giving này thuộc về Thằng Gù Ở Nhà Thờ Đức Bà. Tướng tá bặm trợn, thô lỗ, đen đúa, đầu đinh 1/10”, môi sứt đã được vá lại, hình như có vài cây răng sún, nói hơi ngọng, phần lưng vai gồ như cục gù. Trong buổi thảo luận về đọan kinh Chúa Jesus lấy nước rửa chân cho môn đồ, anh ấn tượng của đòan New Orleans cũng lấy một thao nước ra, đề nghị rửa chân cho các bạn. Anh phát biểu rằng khi ta sẵn sàng quỳ xuống phục vụ những người thấp hơn mình với tấm lòng nhân hậu như Chúa, ta mới là con Ngài. Anh còn đóng vai người ăn xin trong vở kịch vui, ăn thức ăn thừa, đồ thừa thật sự, không phải đồ để đóng kịch, thấy ớn. Ngay sau khi hết kịch, anh đã nói về tình yêu thương, về nhiều điều nữa mà tôi không nghe rõ vì ngồi xa, nhưng tôi nghe rất rõ nhịp tim anh đang đập hòa cùng nhịp tim của tất cả người ngồi trong hội trường, ai cũng trố mắt nghe anh nói. Trên đường lái xe về Memphis, chúng tôi cứ nghe đi nghe lại đĩa CD“ Nguồn An Bình“ .
Đợt sóng thần Tsunami ở Nam Á quét đi 150,000 người đã dấy lên câu hỏi lớn “Đức Chúa Trời ở đâu trong cơn Tsunami"“ . Nhiều câu trả lời, nhiều ý kiến khác nhau. Tôi thì tin rằng động đất dưới đáy biển là nguyên nhân gây ra Tsunami, mà động đất là cơn địa chấn cực lớn, địa chấn thì chắc chắn xuất phát từ địa ngục, tức là do quỷ làm, không phải Chúa. Chuyện xấu xa đau khổ trên thế gian này là do Satan. Chuyện tốt lành hạnh phúc là do Đức Chúa Trời ban phước. Thỉnh thỏang Chúa cũng cho lửa thử vàng, gian nan thử đức tin để xem ai sẵn lòng vác cây thập tự giá theo Ngài. Còn Satan thì luôn giả vờ ban phát tiền bạc danh vọng cho nhiều người để dẫn dụ họ vác cây ngân giá ( $ ) theo nó. Cây ngân giá của $atan có hình một đường thẳng bị uốn thành đường cong. Trên cây thập tự giá, Chúa Jesus đổ máu thánh cứu chuộc tội lỗi nhân lọai. Trên cây ngân giá, tỉ người đã bị treo mình hay tự treo mình, máu đổ thành biển đủ làm một cơn đại hồng huyết còn hơn Tsunami, dâng cao hơn dãy núi A ra rát nơi ông Noah cập bến, họa may chỉ có phi hành gia ngòai vũ trụ mới thóat.
Trên đồng Dollar Mỹ có in hàng chữ IN GOD WE TRUST, nên nhiều người lầm tưởng Dollar Mỹ là God và tôn thờ nó. Từ đầu năm 2003 đến nay, đồng Dollar Mỹ đã xuống giá đến 24% so với đồng Euro, 15% so với đồng Yen. Mà đồng Euro hay Yen cũng không phải là God, vì trên thiên đàng không xài mấy đồng này.
50 năm sau tôi muốn được lên thiên đàng để xem đồng gì xài được trên đó, nên đã thuộc bài hát sau đây do Catherine con tôi học ở trường của nó là IC Preschool:

Thank you for the world so sweet
Thank you for the food we eat
Thank you for the birds that sing
Thank you, God, for everything.
Amen.

DƯƠNG MINH THẢO

Ý kiến bạn đọc
27/02/202116:19:15
Khách
https://genericviagragog.com viagra online generic
21/02/202119:22:38
Khách
zithromax generic name <a href=https://zithromaxes.com/>zithromax without prescription</a> zithromax treatment
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,823,534
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến