Hôm nay,  

Cầu Cho Bà Bác Sĩ

20/04/200500:00:00(Xem: 273334)
Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH
Bài số 728-1307-75-vb8-041705

Tác giả Trương Tấn Thành, ngụ tại Lacey, WA. Tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện là trợ giáo cho trường dạy người da đỏ và giảng viên parttime cho Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt, và lần này là hai bài viết ngắn.
*
- Alo, cho tôi xin được nói chuyện với bà Taylor
- Hello, Thanh. How are you"
- Cảm ơn bà. Tôi có nghe cụ Clausen nói rằng bà đang điều trị bệnh, không biết bà có được thuyên giảm không"
- Cảm ơn Thanh. Cảm ơn anh đã hỏi thăm. Tôi cũng chưa biết ra sao nữa. Thú thật tôi đang rất buồn và khổ lắm.
Đó là cuộc điện đàm của tôi với bà Taylor, vợ ông bác sĩ Robert Taylor nơi mà trước kia lúc tôi còn đang đi học thường đến làm vườn cho ông bà.
Tôi được biết bà qua sự giới thiệu của bà cụ Clausen, người mướn tôi và Nhân làm vườn vào mùa hè hồi tụi tôi còn đi học. Bà gốc người Đức có lẽ khi trước học chung làm việc chung với chồng rồi sau này hai người lập gia đình với nhau. Vóc người bà cao lớn, nét mặt nhân từ, lúc nào cũng tử tế và đối xử lịch sự với mọi người. Lúc đó ba cô con gái của bà, Eli, Hannah và Sabrina còn là những đứa gái nhỏ, bà không có con trai. Bà là một trong những người Mỹ đối xử với tôi thật tốt. Lúc nào bà cũng sẵn sàng cho tôi việc để làm vì biết tôi còn đang đi học túng thiếu. Có lần tôi làm xong mà lại bỏ quên cái chỉa nằm lật ngữa ngoài sân thật là mất an toàn. Nếu như người khác thì họ đã cho tôi thôi việc ngay nhưng đối với bà thì lại khác. Hôm sau gặp tôi bà chỉ trách:
- Thành ơi! Anh bỏ quên cái chỉa tôi sợ tụi nhỏ nó đạp lên vô cùng! Please don't do it again. Bao nhiêu đó cũng đủ thấy lòng độ lượng của bà và làm tôi thấy mình vô ý vô tứ quá đáng trách.
Tôi nhớ lần tôi đề xướng với bà là sẽ lại nhà để đọc truyện cổ tích Việt Nam cho ba đứa con bà nghe và có đem theo đàn để đàn nữa. Bà lật đật nhận lời, đêm đó khi đến tôi thật ngạc nhiên là ba đứa con bà ăn mặc thật đẹp cùng mời cả mấy đứa bạn lại nghe thật là long trọng như đón một kịch sĩ nổi danh đến vậy. Tôi vừa ngạc nhiên vừa cảm động vô ngần trước tấm thịnh tình và lối đối xử trân trọng của bà.


Nhà ông bà trang bị rất nhiều cửa kiếng để đón nắng và nhìn ra vịnh thật đẹp và xa xa có điểm vài hòn đảo, mấy chòm cây trông thật buồn. Từ trên nhà bà có con đường mòn đi xuống bãi cát phía dưới thật lý tưởng để bách bộ hóng mát vào mùa hè. Vào mùa hè tôi hay đến xin phép bà đi xuống bờ nước để bắt cua, vớt sò. Lúc nào bà cũng niềm nở và dành cho tôi lời lẻ nhỏ nhẹ với nụ cười. Thỉnh thoảng tôi đến nhà bà chơi thường được bà mời vào bếp rồi tự tay nấu nước đem bánh bà làm ra mời tôi ăn. Một người nhân hậu như bà tôi nghĩ rằng Trời sẽ cho bà hưởng hạnh phúc viên mãn ở cõi đời này nhưng không biết sao số bà lại không được vậy.
Mới hôm qua đây, khi gọi phone cho cụ Clausen thì tôi mới biết rằng bà đang bị chứng ung thư ngực và đau khổ hơn nữa là ông chồng của bà không biết sao lại ra ở riêng trong khi bà bị cơn bạo bệnh như vậy! Tôi mới nghe qua mà bàng hoàng và hết sức đau buồn cho bà. Một người nhân hậu và sống với chồng đã hơn mấy chục năm nay giờ lại bị ruồng bỏ cô đơn trong lúc bị bạo bệnh thì còn gì là đau khổ cho bằng. Thảo nào lần Noel vừa qua tôi gởi thiệp chúc đến bà mà không nhận được thiệp đáp của bà như mọi năm. Tôi định lên thăm bà nhưng cụ bà Clausen khuyên tôi là đừng nên vì bà đang bệnh lại gặp chuyện đau buồn trong gia đình e là không đúng lúc. Tôi đồng ý, cụ bà Clausen nói thêm:
- Hay là anh thắp nhang cầu nguyện cho bà Taylor được tai qua nạn khỏi" Tôi thật không biết nói sao về cái cảnh khổ đau hiện tại của bà Taylor và cũng không hiểu tại sao ông bác sĩ lại đối xử quá tệ đối với vợ mình trong hoàn cảnh bi đát của vợ mình hiện nay.
Tôi có cùng ý nghĩa với cụ Clausen và thấy thương cảm cho bà bác sĩ vô cùng. Tối đó khi tôi đốt nhang trên bàn thờ như thường lệ, tôi đốt ba cây nhang để cầu nguyện cho bà. Tôi lạy một lạy trước tượng đức Phật Bà Quan Âm để cầu xin Phật bà từ bi gia trì phổ đội cho bà Taylor để bà được qua cơn bạo bệnh và ông bác sĩ sẽ hồi âm để trở về với người vợ nhân từ phúc hậu của mình mà có lẽ vì nghiệp quả kiếp xưa nên nay phải chịu đau khổ đường này.
TRƯƠNG TẤN THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,965,067
Ông Bà Ngoại tôi có chín người con, Mẹ tôi thứ tám, Dì Ba là người chị lớn trong gia đình sau Cậu Hai, lúc trẻ Dì nổi tiếng xinh đẹp hiền hậu. Năm 1947 Ông Ngoại tôi được nhận làm y tá, công việc bao gồm khám bệnh, phát thuốc
Hè về, hoa phượng tím nở rộ trong sân trường Đại học CSU, Long Beach, dọc theo hai bên đường lộ, và ngay cả trước căn hộ tôi thuê. Tôi cố tìm một cây phượng đỏ, nhưng không có
Tuần đầu được tự do, hắn tan sở là chạy thẳng ra hồ câu cá tới tối mịt mới về tắm rửa, lên giường làm một giấc tới sáng. Sướng ơi là sướng! Không ai cự nự cằn nhằn... tanh như cá.
Cả tuần nay muốn viết đôi điều về chuyện được nghe từ một người bạn hiếm hoi, hiếm hoi từ con người tới câu chuyện lạ lùng của anh ta. Nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì sáng Chủ nhật, cụ Tầm Xuân ở thành Đà ném cho hai câu hết ý!
Nhìn tới nhìn lui, mới đó mà đã là tháng Mười Hai dương lịch 2007 rồi, mau thiệt! Và hằng năm, cứ đến tháng này là hãng tôi - Magtek Inc. - tổ chức bữa tiệc cuối năm để vừa tổng kết chuyện làm ăn trong năm qua vừa mừng Giáng Sinh và Năm Mới 2008 luôn.
Đêm ấy trăng rằm, ánh trăng chảy lênh láng cả một sân đầy. Mấy nhánh ổi đong đưa theo gió phảng phất hương đêm quyện với mùi sầu đông theo về từ đầu ngõ. Chị kể chuyện đời chị.
Đầu tiên họ lùng bắt những người theo đảng Xã Hội, tôi đã không lên tiếng, vì tôi không theo đảng Xã Hội. Khi họ đi lùng những người Công Giáo, tôi đã không lên tiếng, vì tôi không phải đạo Công Giáo.
Con bây giờ thành kẻ nói dối đủ điều, vợ hỏi anh ở đâu đó thì nói hôm nay anh phải làm overtime hoặc anh đang đi uống cà phê với bạn
Con nhỏ 20, mẹ nó 40, còn bà ngoại thì 60…Ba thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Nhà nó dọn về khu condo này không nhớ đã được bao lâu… NÓ….nhỏ con, xinh xẻo, ít nói và hay cười.
AAFCC là gì" Là chữ viết tắt của "Asian American Family Counseling Center": Trung Tâm Cố Vấn Gia Đình Người Mỹ gốc Á Châu. Năm 2002, tôi được thâu nhận vào làm việc bán thời gian tại một Cơ Quan có tên như trên.
Nhạc sĩ Cung Tiến