Hôm nay,  

"móc Lò" Kiểu Mỹ

20/04/200500:00:00(Xem: 275568)

Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH
Bài số 729-1308-76-vb8-041705


Khi nói đến lối đối thoại "móc lò" ta thường nghĩ ngay tới những "kép độc" hay mấy tay nói "móc" trong giới cải lương như Diệp Lang hay Văn Chung hoặc trong giới thoại kịch như Thanh Việt, Phi Thoàn, Khả Năng, Thanh Hoài hoặc trong giới ca nhạc tạp lục "tùm lum" như hề Tùng Lâm. Nhưng theo nhận xét của riêng tôi thì hầu như lối "móc lò" của phe ta chưa ăn thua gì khi so với lối "móc lò" kiểu Mỹ. Xin được trình bày dưới đây lý do tại sao.
Những tay "móc lò" nổi tiếng hiện nay trên các đài TV của Mỹ trong các chương trình "Late Night Show" diễn về khuya có thể kể đến: David Letterman, Day Leno và Conan O'Brian. Những tay này ngoài việc chọc cười thiên hạ họ còn có tài "móc lò" các nhân vật quan trọng như tông tông Bush "con" của bọn mình.
Ngoài các tài tử, ca sĩ, đạo diễn và các nhân vật nổi danh, kể cả "quái nhân" trong các lãnh vực khác, họ còn mời cả các VIP trong chính quyền lên show của mình như David Letterman đã mời bà thượng Hillary Clinton lên đấu láo với mình hồi mới gần đây.
Lối "móc lò" của ta thường chĩa mũi dùi vào những tật xấu của các quan lớn xôi thịt, những ông chồng ăn chả, những bà vợ ăn nem, tính tham lam bủn xỉn của các boss sợ vợ, các mệnh phụ phu nhân đã hết thời xuân sắc, da nhăn bụng bệu mà vẫn thích mặc váy đầm "xăng xú" hở ngực, hở lưng vân vân và vân vân. Lối "móc lò" của mấy tay talk show hosts kể trên có khác của ta nhiều về cả hình thức lẫn nội dung.
Về hình thức thì ta phải nói thật là phong phú. Họ có ban nhạc riêng và một ê kíp dàn dựng, lo về tài chánh và quay ngoại cảnh cần cho chương trình mỗi đêm. Về mặt dàn cành và y phục thì rất đa dạng. Tuy cả ba tay đều mặc vét chỉnh tề nhưng vẫn có nét cá biệt. Như David Letterman luôn mang vớ trắng và giày da đen bóng mỗi khi diễn, thường lập lại những câu nói tếu của mình nhiều lần trong show. Đôi khi tung những độc chiêu như lần David nhà ta dán cùng mình thuốc tiêu thực sủi bọt alka seltzer rồi nhảy vào một thùng nước cho nó sôi lên ùng ục chơi.
Về nội dung thì mỗi "tay móc lò" có ngón nghề riêng của họ. JayLeno thì thường hay khích tướng khách được mời lên show để họ làm những trò khỉ làm khán giả cười muốn té...!
Conan O'Brian thì lối "móc" thật là độc nhắm vào chỗ hiểm của các "nạn nhân" của mình và với tài biểu hiện qua sự thay đổi nét mặt, khi đang cười toe toét bỗng trở lại nghiêm mặt tỉnh queo!
Còn anh hề Dave thì có tài phỏng vấn bất cứ hạng người nào, trong mọi lãnh vực và làm họ phải "tự thú" những gì "tiếu lâm" của đời tư mình mà họ thường giấu kín! Tuồng tích của David thường theo trình tự như sau: mở màn bằng tin tức thời sự rồi dựa theo đó mà trêu chọc thiên hạ. Sau đó giới thiệu tiết mục các người được mời tới phỏng vấn, kế đó là ngón tủ của Dave "Top Ten List" đó là danh sách đếm ngược từ mười đến một những điều thọc lét thiên hạ. Cái độc đáo của chương trình của anh Dave là phần đối thoại với anh chàng trưởng ban nhạc đa tài "lùn mã tử đầu hói"" là Paul Schaffer và ban nhạc hùng hậu của đài CBS. Hai anh hề này đối đáp nhau rất tương ứng "kẻ tung, người hứng" nghe thật là khoái lỗ nhĩ. Đây là điểm trội của chương trình của Dave so với JayLeno và Conan dù Conan cũng bắt chước đối đáp với anh chàng nhạc trưởng đánh trống, cầm dùi của mình nhưng so ra thì phần đối đáp thua xa.


Tất cả ba tay "móc lò" này đều có đặc điểm chung là có trình độ và kiến thức cao. Anh chàng Conna O'Brian tốt nghiệp đại học và từng là chủ tịch hội phiếm bút của văn phẩm nổi tiếng Havard Lampoon chứ không tốt nghiệp ở lớp ba trường làng cho nên họ châm chọc rất đau những nhân vật nổi tiếng trong chính giới, làm hả hê đám bình dân vốn bực tức vì thấp cổ bé họng.
Cả ba thường chọc quê mấy ông bự như tông tông Bush là nói xạo, Clinton là hay thả dê bậy, Kerry là "mặt ngựa" vân vân và vân vân, chẳng từ ai cả. Có lần tôi khoái nhất đó là đêm David nói móc tên "quái nhân chủ tịch" Bắc Hàn. Kim Yong, sau lời giới thiệu về cuộc sống "kham khổ" của tên này trong khi dân Bắc Hàn chết đói, hắn ăn toàn trứng cá quý và mắc tiền caviar, rượu lâu năm ngon bổ, bụng mỡ phì ra như cái trống và lại có tật hay cưỡng ép tình dục các cô đào có nhan sắc nữa. David móc hắn thật đau "tôi không hiểu nổi con người của tên quái này, chắc cha của hắn phải có cái tên là Mentally ill" ở đây mới thấy cái tài móc độc địa của David qua lối chơi chữ dùng hai tiếng có cùng âm ìa (tên của Kim) và ill có nghĩa là bệnh mà mentally ill nghĩa là bệnh thần kinh. Chửi cha thế thật là đau và có tài móc thật độc phải không thưa các bạn.
Ở cái xứ tự do như xứ Mỹ này ai cũng có quyền chọc quê từ vua quan tới dân đen thì nếu có tài "móc" thật hay như ba anh đàng trên thì hốt bạc. Có lẽ đây là một lối "trả thù" cho sự tức bực và chán ghét của đám bình dân đối với giai cấp thống trị. theo thiển ý. Ngoài những tiết mục râu ria để thọc lét thiên hạ thì cái tài đánh trúng vào tâm lý và ẩn uất bị đè nén của dân Mỹ này phải chăng là điểm chính yếu để ăn tiền của các thầy móc này chăng"
Nói đến chuyện tiền thì khi David Letterman rời đài NBC sau khi "sư tổ" chọc cười là Johnny Carson về hưu nhường ngôi lại cho Jay Leno để qua đầu quân cho đài CBS thành lập "Late Show with David Letterman" thì cát xê của anh ta chỉ có 42 triệu đô la thôi. Còn Lay Leno được trả cho show của mình trong năm 2002- 2003 mới có 20 triệu.
Để tóm lại, theo như mình nghĩ thì "móc lò" kiểu Mỹ không phải là chuyện dễ. Để lên được hàng ăn khách thì các tay móc lò kể trên phải vừa có độc chiêu, vừa có trình độ vừa bỏ công học hỏi và theo dõi thời sự, sành tâm lý và gãi đúng chỗ ngứa của khán giả ở đủ mọi từng lớp trong xã hội chứ nếu không thì không ai lại chịu thức tới nửa đêm để xem lối khôi hài rẻ tiền vừa hao điện lại vừa bị mất đi những giây phút lâm ly, quý báu để hú hí với bà xã, phải không thưa các bạn.

Trương Tấn Thành
(Ba Tê Saigon)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,377,982
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến