Hôm nay,  

Sinh Năm 1975, Mồ Côi Mẹ

09/05/200500:00:00(Xem: 147370)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 744-1323-90-vb2090505

Tác giả Nguyễn Lê là cư dân Phila, PA., chủ một nhà hàng Việt trong thành phố. Ông đã góp nhiều bài viết, thường ngắn gọn, đơn giản. Lần này bài viết mới dành cho dịp ngày lễ Mẹ trong dịp kỷ niệm 30 năm 1975-2005.
*

Năm 1975 mang lại rất nhiều biến cố cho hàng triệu gia đình Việt Nam. Tôi sinh ra trong khoảng thời gian này. Cả trăm ngàn người bỏ nước ra đi. Bố tôi rất lạc quan. Nghĩ rằng ông là người vô sản nên Việ Cộng chẳng có cớ gì để hại ông. Ông tự nghĩ Việt Cộng hằng tuyên truyền chế độ chuyên chính vô sản. Ông chẳng có gì phải lo âu với chính phủ cách mạng. Ông phạm một lỗi lầm lớn trong cuộc đời. Ông hối hận thì đã quá trễ.
Khi Việt Cộng vào Sài Gòn, ông đã thành thật khai hết sự thật, khai đi khai lại nhiều lần. Ông là thiếu tá trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, ngành quân cụ. Ông hy vọng sau 10 ngày tập trung, ông sẽ được về gặp vợ và hai con. Sự ngây thơ của ông đã ghi một dấu ấn để đời và cho tới giờ này ông vẫn căm hờn, tức giận chế độ vô nhân đạo của Việt Cộng. Chúng đã cho ông ngồi bóc lịch trong trại cải tạo dòng giã 10 năm trời.
Khi ôÂng ra đi gọi là “trình diện học tập”, đứa con gái của ông mới 6 tuổi và đứa con trai ông mới sinh năm 1975 còn đỏ hỏn.
Lúc bố tôi đi tù, tôi không biết mặt bố. Chị tôi mới 6 tuổi, sau một thời gian cũng không còn nhớ mặt bố tôi.
Mẹ tôi tần tảo nuôi 2 đứa con thơ. Bà trông mong vào nguồn lợi tức duy nhất là tiệm tạp hóa gần 1 chung cư.
Hai chị em tôi hằng ngày đi học. Trong thời gian bố tôi đi tù, mẹ tôi lo lắng, nhớ thương, buồn phiền phát bệnh đau bao tử.
Khi tôi gặp ông, lúc đó tôi đã được 10 tuổi. Lúc ban đầu gặp một người đàn ông mà mẹ tôi bảo đó là bố tôi, tôi rất ngỡ ngàng và dội ra. Sau hơn một năm tôi mới dần dần hiểu được một số điểm tương đồng giữa bố tôi và tôi nên tình cha con mới từ từ được phục hồi và tăng trưởng. Chị tôi lớn hơn tôi 6 tuổi nên dễ thích nghi với bố tôi sau 1 thời gian ngắn.
Phần mẹ tôi đoàn tụ với bố tôi được gần 4 năm thì bệnh đau bao tử của bà mỗi ngày một nặng hơn và từ ngày xa bố tôi bà phải vào bệnh viện giải phẫu nhiều lần. Mẹ tôi may mắn sống sót được 9 năm sau lần giải phẫu cuối cùng. Bà ra đi để lại muôn vàn thương tiếc cho chị em tôi, lúc đó tôi mới 13 tuổi đầu, tuổi ngây thơ, tuổi học trò, tuổi nghịch ngợm.
Gần 1 năm sau khi mẹ tôi vĩnh viễn ra đi, Bố tôi may mắn được qua Mỹ với chúng tôi theo diện HO. Chị tôi đi lấy chồng, con của một người bạn của bố mẹ tôi. Tôi vẫn tiếp tục cắp sách đến trường và được xếp vào học lớp 11 của trường Trung Học Mỹ.
Vào học lớp 11, nghe giảng toàn tiếng Mỹ như vịt nghe sấm. Tôi phải tra tự điển mỗi chữ mỗi câu rất cực nhọc vất vả. Sau 6 tháng quần quật với cuốn tự điển, đầu óc tôi tự nhiên vụt mở tung và tôi bắt đầu thấm tiếng Mỹ, nghe hiểu, viết, đọc nhiều hơn, không cần lật tự điển nhiều như trước. Riêng về nói phải chờ lên đại học 2 năm mới nắm vững và nói lưu loát như các bạn Mỹ.
Hai năm học tại đại học cộng đồng (community College) tôi toàn được điểm B hoặc C. Vì ở tuổi mới lớn, ham chơi hơn ham học. Chị tôi cư ngụ tại tỉnh Mountain View, miền Bắc tiểu bang California khuyên tôi nên dọn qua gần chị, ăn ở không phải lo và dành nhiều thì giờ cho việc học.


Tôi nghe lời và dọn lên ở Mountain View gần San Jose. Không có bạn bè rủ rê đi chơi, tôi dồn toàn lực cố gắng học hành trong thời gian 2 năm và học thật xuất sắc, toàn hạng A. Chuyển qua Đại Học 4 năm lấy bằng Bachelor of Science. Sẵn trớn học ở đại học 2 năm, tôi giật mảnh bằng Cử Nhân Khoa Học dễ dàng và được hãng lớn đến tận trường cho nhận việc tại hãng sau khi tốt nghiệp chuyên về nghành cơ khí (Mechanical Enginerring)
Làm việc tại hãng được gần một năm họ đóng học phí cho tôi học cao học về cơ khí (Master of Mechanical Enginerring) và không có gì trở ngại thì tôi sẽ đoạt được mảnh bằng Cao học vào năm tới.
Trong thời gian đi học, tôi đã làm quen được với một cô bạn gái cùng trường. Cả hai tìm hiều và quen nhau được 5 năm, chúng tôi hứa hẹn khi tốt nghiệp sẽ làm đám cưới và lập tổ uyên ương.
Vừa đi hoc, vừa đi làm việc bán thời gian, chúng tôi đã dành dụm được một số tiền đủ chi dùng cho đám cưới của chúng tôi và đủ trả số tiền đặt mua căn nhà với thời giá là 340,000 đô la. Căn nhà kiểu mẫu có 4 phòng ngủ, 2 phòng tắm rưỡi, garage 2 xe, trang bị trong ngoài thật lý tưởng và hợp nhãn với cặp vợ chồng trẻ như chúng tôi.
May mắn thay với năm 2004, nhờ cơn sốt địa ốc, căn nhà chúng tôi mua được hơn một năm đã lên giá tới gần 500 ngàn đô. Chúng tôi thầm nghĩ với giá nhà hiện thời, chúng tôi chẳng bao giờ có hy vọng được làm chủ 1 căn nhà.
Trong thời gian học đại học 2 năm, tôi vừa đi học vừa đi làm bán thời gian. Vào làm tại công ty TARGET với số lương căn bản $4.75/1 giờ tôi chỉ đủ sống cuộc đời học sinh. Khi lên vùng Mountain View, dịp hè tôi vào làm hãng của chị tôi, tôi được lãnh $11.50/1 giờ. Cuối tuần lãnh gần 500 đô la cộng thêm giờ phụ trội (overtime), tôi rất phấn khởi và tính bỏ học để đi làm lao động.
Suy nghĩ kỹ và nghe lời khuyên của chị tôi, tôi quyết định tiếp tục học và ngày nay tôi rất hài lòng với quyết định khôn ngoan, sáng suốt của tôi 3 năm cách đây.
Tôi cũng rất sung sướng đã gặp người bạn đường của tôi lúc còn đi học và nay đã cùng tôi đi trên con đường hạnh phúc tuyệt vời. Sau năm năm tìm hiểu đã tưởng là hiểu nhau hoàn toàn thế mà khi về sống chung hai người đôi lúc cũng có những dị biệt nho nhỏ và chúng tôi cố gắng dung hòa và đã càng ngày càng hiểu nhau hơn.
Ngồi ôn lại cuộc đời quá khứ, tôi cảm thấy tôi được may mắn hơn nhiều người. Mồ côi mẹ từ năm 13 tuổi, tôi nhìn cuộc đời với màu đen. Còn nhỏ tuổi, ở tuổi nghịch ngợm, thiếu tình mẫu tử, không ý thức nghiêm chỉnh cuộc đời trước mặt, tương lai sẽ tối mù.
Trưởng thành và lớn lên trong một chế độ cộng sản nhiễu nhương, sớm ý thức được cuộc đời, tôi đã vượt qua nhiều khó khăn, cạm bẫy lúc ban đầu. Sau gần 3 năm vượt qua được mọi thử thách, tôi đã phấn đấu với chính tôi, thắng được cám dỗ của cuộc đời.
Sẵn đà thành công ở Đại Học 2 năm đầu, có chớn tôi giật được mảnh bằng đại học ở 2 năm một cách dễ dàng. Gặp mọi thuận lợi lúc bước chân vào đời, tôi đã dãnh diện sánh bước cùng các bạn đồng khóa.
Hiện nay tôi đã có một việc làm tốt, có căn nhà lý tưởng với người vợ trẻ đẹp hiểu biết và chúng tôi cùng nhau sánh bước trong một xã hội dân chủ, tự do trong lòng đất nước Hợp Chủng Quốc Mỹ, đất hứa hẹn cho những người trẻ quyết tâm vươn lên và với ý chí quyết liệt sẽ có 1 chỗ đứng vững vàng trong một tương lai xán lạn.
Hai chị em sớm mồ côi mẹ, nhờ nước Mỹ mở rộng vòng tay đón tiếp những gia đình H.O. mà chúng tôi có được ngày hôm nay. Bố tôi hiện vẫn mạnh khoẻ và hài lòng về chị em chúng tôi.

Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,509,944
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, từng viết một số văn thơ dưới nhiều bút hiệu khác nhau, nhưng bút hiệu sau cùng là Giang Thiên Tường. Thơ văn đã đăng ở tuần báo Phụ Nữ Cali và Làng magazine ở bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Trong những năm 1990, xuất bản và phát hình tuần báo Phù Sa ở Bắc Cali. Hiện là cư dân ở Sacramento, California. Mùa Mothers Day 2011, ông có bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới cho Mothers Day năm nay của ông. 
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tên thật là Yến Phi, 63 tuổi, hiện là cư dân WA. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà cũng là bài viết đầu tay nhân mùa Mothers Day, sau nhiều “vật lộn” khó khăn với chữ Việt trên computer, được tác giả trân trọng gọi là “Tác Phẩm Đầu Tay Dâng Mẹ.” Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết. Mong tác giả tiếp tục.
Từ giữa năm 2010, tác giả tự sơ lược tiểu sử khi tham dự Viết Về Nước Mỹ: Trước 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Bài mới của Hải Âu cho giải thưởng năm thứ mười hai là một chuyện tình chia lìa vào Tháng Tư 1975.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của tác giả cho mùa Mothers Day là một tự sự cảm động về Mẹ.
Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60', cựu sĩ quan hải quân, cư dân Glendale, CA. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận các giải bán kêt 2001 và giải Việt Bút 2008, hiện là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Thưởng Việt Báo. Bài mới “góp vui” của ông là một truyện hiếm có mở đầu cho mùa Mothers Day đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện đã về hưu và là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tháng 2, ngày 3, 2012, Phạm Hoàng Chương có bài “Người Lấy Ba Vợ”, kể về người bạn thân từ thời học trò đi H.O. qua Mỹ, về Việt Nam sông với bà vợ mới đang gặp cảnh khó khăn, lương hưu bị ăn chặn. Bài từ tháng Ba, hiện đã có tới 19,151 lượt người đọc. Biết tác giả sau đó đã giúp bạn trở lại Mỹ để giải quyết vụ lương hưu, nhiều thân hữu hỏi kết quả ra sao. Sau đây là đầy đủ câu chuyện: ông bạn chỉ có ba mà là bốn bà vợ. 
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả dành cho giải thưởng năm thứ 12 là “Chuông Gọi Mẹ Thương” đã phổ giến vào dịp Mother's Day 2011, Chủ Nhật 8-5-2011. Mới đây, ông có thêm 2 bài viết mới, trước hết là một chuyện kể về con tầu vượt biển đúng vào một đêm 30 Tháng Tư. Bài còn lại sẽ phổ biến sau.
Thời hạn dành cho bài Viết Về Nước Mỹ hàng năm kết thúc ngày 30 tháng Tư, nhưng như mọi năm, số lượng bài đã góp trước ngày này vẫn chưa thể phổ biến hết. Do đó, từ hôm nay, Việt Báo tiếp tục phổ biến thêm những bài dành cho năm 2012.
Nhạc sĩ Cung Tiến