Hôm nay,  

Một Mai Thiếp Có Xa Chàng

21/05/200500:00:00(Xem: 138656)

Người viết: NTJ
Bài số 751-1330-97-vb5190505

Tác giả sống và làm việc tại San Jose, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ. Bài viết mới lần này của bà là một truyện kể mang tựa đề trích từ câu ca dao nhiều chất ngậm ngùi:
Một mai thiếp có xa chàng
Đôi bông thiếp trả, đôi vàng thiếp xin...
*

Ngày xưa khi thương chàng, Mỵ Nương chỉ biết yêu hết lòng hết dạ mà không đòi hỏi. Rồi khi Trương Chi mở lời cầu hôn thì gật đầu ưng thuận bởi vì chữ Yêu. Song thân Mỵ Nương ngỡ ngàng khi có mối tới hỏi Mỵ Nương cho Trương Chi, cứ ngỡ con mình chưa biết yêu thương.
Trước kia không biết bao nhiêu là mai mối mà Mỵ Nương cứ lắc đầu không ưng thuận, biết phải trả lời sao khi con mình đã thương con trai người ta. Mỵ Nương gật thì ông bà gật không đòi hỏi thách đố lễ cưới. Sau khi nhà gái ưng thuận thì Trương Chi cũng vỗ về rằng "thương em thì mẹ và anh cũng sẽ ráng mà làm lễ cưới xin dù hèn cũng thể để cho em và cha mẹ vui lòng".
Vốn là gia đình hiền lành cho nên khi nghe Mỵ Nương thỏ thẻ thì song thân cũng mát dạ. Đến ngày lễ hỏi vỡ lẽ ra rằng chỉ là lời hứa trăng hứa cuội của ba má chồng. Trương Chi cũng vắng mặt trong ngày lễ hỏi, chỉ có ba má chồng và mấy anh em con cháu trong ngày lễ hỏi của Mỵ Nương. Mỵ Nương ngán ngẩm trong lòng vì sính lễ quá tệ hại thì ít mà ngán ngẩm vì lòng người ăn nói ngược ngạo thì nhiều.
Mấy ngày mất ăn mất ngủ vì không biết phải tính sao, thương thì vẫn thương mà giận thì vẫn giận, đời người con gái bị chồng sắp cưới dối gạt về lễ vật như vậy thật là não lòng. Bà má chồng cười cười nói nói coi như là cưới Mỵ Nương là ban phước cho nàng.
Thấy con gái buồn bã, hiểu con đang ngậm bồ hòn. Mẹ ruột là người nhân đức không biết làm khó ai nên khuyên con như vầy "Thây kệ nó con, sau này ra nước ngoài sống rồi thì kể như yên thân, mẹ mừng khi biết con không phải sống gần ho.ï"
Bởi vì gia đình Mỵ Nương đang tính kế bỏ trốn khỏi quê hương, thấy Trương Chi chạy trốn trong ngày lễ hỏi vì không muốn đối mặt với hôn thê, Mỵ Nương biết rằng sau này đời mình cũng sẽ khốn nạn vì bà má chồng này thôi.
Nửõa thương nửa giận, muốn bỏ luôn lễ cưới để mà đi ra khỏi quê nhà, đi khỏi người chồng nói một đàng mà làm một nẻo nhưng mà nghe mẹ khuyên cho nên lễ cưới cũng tiến hành. Vả lại chữ tình còn tràn trề ra đó.
Lễ cưới chỉ có cặp đèn cầy cưới cũ của đứa em chồng, căn phòng hoa chúc không chiếu mới, không mùng mền, mà chiếc chiếu cũng hôi hám. Vốn tin dị đoan nên Mỵ Nương nhìn căn phòng hoa chúc của mình mà ngao ngán. Nếu không nghĩ đến cha mẹ thì đêm đó Mỵ Nương đã bỏ nhà chồng mà về nhà mình rồi.
Trương Chi xem thường tình nghĩa của Mỵ Nương nên cả nhà Trương Chi cũng xem thường Mỵ Nương như vậy. Thương Trương Chi thì có thương nhiều nhưng Mỵ Nương cũng còn cha mẹ, làm mất mặt Mỵ Nương như vậy là mất mặt cha mẹ của Mỵ Nương.
Nhưng rồi thời gian nào cũng là liều thuốc tiên, chuyện buồn giận rồi cũng qua, tuổi trẻ mau quên, hạnh phúc bên người chồng mới khiến Mỵ Nương quên tất cả những giận hờn.
Rồi vợ chồng rời bỏ quê hương, theo cha mẹ vượt biên, lênh đênh trên biển cả 7 ngày gian nan hụt chết. Trong lòng Mỵ Nương đã rửa sạch bao giận hờn, qua xứ người làm lại từ đầu, ai mới qua cũng phải làm lại từ đầu.
Hơn năm trời ở trại tỵ nạn, mang cái bầu vừa qua đã phải đập bầu, rồi nuôi con, rồi học hành. Tất cả đã quay cuồng cuộc đời của đôi vợ chồng trẻ. Má chồng tuy xa mà vẫn lại là gần, thơ ở VN qua tới tấp. Mỗi lá thư là mỗi lần Trương Chi gây gổ với vợ, không thỏa mãn về quà cáp nên ông anh chồng và cô em gái hùa vào nói xấu Mỵ Nương. Bà má để cho con mình nói, ông anh chồng và cô em gái sống bám vào mẹ, vì muốn làm vui lòng mẹ nên không tiếc lời nói xấu em dâu cũng chị dâu. Anh chồng mắng đứa em dâu "đưa người cửa trước rước người cửa sau" còn đứa em chồng thì nào là "Chị Mỵ Nương lộng hành ăn hiếp chồng, có bao nhiêu tiền cất giữ để nuôi cha mẹ ruột cho nên anh Trương Chi không có tiền gởi về" và còn rất nhiều chuyện mà Mỵ Nương và cha mẹ bị bên chồng bêu xấu.


Không ai biết vợ chồng Mỵ Nương sống ra sao. Ngày vợ chồng đi học, tối về vợ chồng đi lau chùi văn phòng, đứa con mới sinh ẵm nằm trong góc, cha hút bụi mẹ lau bàn, đổ rác, chùi cầu. Bởi vì nơi họ mới đến là một vùng miền đông không có trợ cấp của chính quyền, tiền làm chỉ vừa đủ trả nhà và đồ ăn bán sale, vợ chồng mặc đồ cũ của nhà thờ. Mỵ Nương cắt quần áo cũ người lớn để may quần áo cho đứa con mới sinh, vẫn tiếp tế quà cáp bên nhà tuy không lớn lao nhưng cũng giúp đỡ phần nào cho gia đình, nhà cửa cũng được xây thêm, cất cao hơn, tốt hơn.
Bên này vợ chồng Trương Chi sanh thêm con, miệt mài đi cày, con đem gởi ông bà ngoại, các con lớn và ngoan ngoãn, ăn cơm Việt nói tiếng Việt. Ông bà ngoại có trợ cấp nhà, trợ cấp tiền già, bỏ công nuôi cháu. Cha mẹ của nó chiều về rước con cũng ăn chực nhà ngoại để rồi cha mẹ nó dành dụm tiền mua nhà và cũng tiếp tế cho bên nội. Vậy mà ông bà ngoại và con dâu đều bị bên nhà chồng đem ra bêu xấu đến nỗi cả một tỉnh nhỏ ai cũng nghe, cũng biết.
Phần bên ngoại ai nói gì thì nói vẫn thương cháu như vàng như ngọc và thương rể như thương con trai ruột bởi vì "nó không có cha mẹ ở gần" và "bởi vì nó thương con gái của mình". Mỵ Nương nghe lời mẹ mỗi khi giận thì ra công niệm Phật mong phép nhiệm màu hạ được cơn phẫn nộ trong lòng.
Một phần tư thế kỷ sống ở xứ người, con cái khôn lớn, vợ chồng mua nhà, cuộc sống có phần thảnh thơi nhờ ở được căn nhà rộng rãi nhưng vẫn chưa là quyền sở hữu.
Rồi má chồng, em chồng lần lượt cũng qua. Trương Chi không phải bận tâm vấn đề tiếp tế được vài năm, nhưng bà má chồng tuy tuổi cũng đã xấp xỉ bát thập nhưng sức sống và sự ham muốn tràn trề như một nam nhi. Ở với con gái, tiền già trợ cấp còn nguyên, bà mang về xứ mua đất đai nhà cửa, rồi nhu cầu của bà cũng tăng theo đồng đôla, mua một không đủ mà phải mua hai.
Trương Chi ở Mỹ đã lâu, có nhà có cửa anh phải báo hiếu, mở miệng hỏi con thì khó, mà trong lòng thì cứ muốn của cho nên Mỵ Nương là cái đinh của bà. Mỵ Nương không đáng để hưởng những gì của Trương Chi có, bà từng tuyên bố là bà cưới Mỵ Nương cho Trương Chi là may mắn, chớ mà có lạy bà cũng không cưới. Nay thì cái quyền làm mẹ của bà bộc phát.
Bao nhiêu năm chung sống với chồng, hiểu chồng từng chút, Mỵ Nương biết rằng chỉ có má chồng mình mới đáng kể trong lòng Trương Chi. Má chồng vui thì chồng vui, má chồng buồn thì chồng buồn, cái hạnh phúc của Mỵ Nương tùy thuộc vào má chồng nhiều quá. Mỵ Nương là một người vợ nết na đảm đang làm ra tiền. Cũng như Trương Chi nàng cũng phải đáng được hưởng tình yêu của chồng chớ.
Ngày xưa khi mới lấy nhau Trương Chi không hiểu Mỵ Nương, suy nghĩ cho tận cùng Mỵ Nương nghiệm ra rằng má chồng mình còn thì mình mất, mà đứa em thứ mười đã từng nói "vợ thì dễ kiếm còn mẹ thì không." Nói gì Mỵ Nương cũng chịu đựng được nhưng Trương Chi phải biết cái tình nghĩa của Mỵ Nương, ít ra Trương Chi cũng không nên để chuyện xảy ra như ngày đám cưới. Nhưng Trương Chi không nghe và hoàn toàn không nhận xét được gì cả, chuyện cũ tái diễn.
Vẫn thương Trương Chi đứt ruột nhưng thôi thì đành trả Trương Chi về với má của anh. Trương Chi cũng thương vợ con nhiều lắm nhưng tình mẹ con anh em hơn tình phu thê, thì thôi cũng đành vậy.
Căn nhà đang ở và đang trả nửa chừng bán bo. Vốn liếng cũng như mái nhà của Mỵ Nương gãy đổ tan tành. Số tiền bán nhà chia làm hai, một số tiền nhỏ Mỵ Nương bỏ vào công để tằn tiện lo cho con ăn học, nửa số tiền anh Trương Chi gởi để báo hiếu mẹ già, còn lại chút đỉnh cũng đủ cho anh về VN cưới vợ khác.
Tiền đô Mỹ đã làm cho đám cưới lần thứ nhì của Trương Chi rình rang. Bà mẹ cưới vợ cho con lần này hãnh diện vô song, nhìn vào ai cũng thèm muốn, ông anh chồng và đứa em chồng hài lòng ra mặt. Linh hồn cha của Mỵ Nương nay ở dưới suối vàng hẳn bây giờ cũng biết và ông hẳn cũng ngậm ngùi thương cảm cho đứa con gái đẹp đẽ nết na mà ngày còn sinh tiền ông đã từng cưng chìu.
Mỵ Nương thẫn thờ nước mắt thi nhau rơi trong lòng khi nghe tin Trương Chi cưới vợ. Đã biết trước chuyện sẽ xảy ra như vậy nhưng Mỵ Nương vẫn cầm lòng không được, đâu ai hiểu được chữ tình đầy đau thương và chữ nghĩa đầy cay đắng như vậy.
Mở ngăn tủ cạnh đầu giường lấy tấm hình đen trắng, cô dâu cười nép vào chú rể họ nhìn hạnh phúc, tuy là tươi cười nhưng nhìn kỹ hơn hình như có lệ long lanh trong ánh mắt.

NTJ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,181,637
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Với cách viết tinh tế, Nguyễn Văn đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Ông sinh năm 1965, quê Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Bài viết mới của tác giả có kèm theo hình ảnh minh họa trích từ nguồn Chicago Museum.
Tác giả hiện định cư tại Philadelphia. đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2008. Đến Mỹ năm 1975, tốt nghiệp Kỹ Sư Điện và MBA. Đã giữ chức vụ Engineering Director tại BEI ở Little Rock, AS. Các công ty phục vụ: Exxon, McDonnell Douglas, Boeing, Physical Optics. Tác phẩm: Trùng Khơi Sóng Vỗ (thi tập, 2002). Bài viết mới của ông là một tự truyện, nhiều hồi tưởng về gia đình, quê hương.
Theo bài viết, đây là tự sự một người con lai Mỹ đen, bị mẹ bỏ rơi ngay từ khi mới sinh, được “ghép hộ” để định cư tại Mỹ, và rồi cũng bị cha mẹ nuôi đuổi ra khỏi nhà. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông được chuyển đến bằng email. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO. Hiện đang sống tại thành phố Tacoma, tiểu bang Washington. Đang làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp tại tiểu bang Washington. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của Minh Nghĩa.
Tác giả là cư dân Bắc California, đã nhận giải đặc biệt viết về nước Mỹ 2008 với nhiều bài viết giá trị về nhà trường và gia đình. Bà hiện là một Facilitator -giúp hướng dẫn những buổi học thảo nói về hệ thống học đường tại California. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là cư dân hưu trí tạ tiểu bang Oklahoma, đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Cha Con Mỹ Hoá." Bài mới lần này là một truyện vui gia đình. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả định cư tại Mỹ từ 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Song Lam là một tự sự. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Tác giả là cư dân Boston, làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners, đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới của cô là một tuỳ bút về mùa mưa tuyết tại miền Đông.
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, đã hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ: giải danh dự 2009, và Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010. Bài viết mới của Khôi An kể về Chú Sáu Steve Brown, một người Mỹ viết văn làm thơ bằng Việt ngữ.
Nhạc sĩ Cung Tiến