Hôm nay,  

Vì Sao Ông Phải Ra Đi?

29/05/200500:00:00(Xem: 227121)

Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH
Bài số 756-1335-102-vb6270505

Tác giả Trương Tấn Thành, ngụ tại Lacey, Washington State. Tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện là trợ giáo cho trường dạy người da đỏ và giảng viên Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Trong số những bài góp cho Viết Về Nước Mỹ, ông đã viết đặc biệt về thân phận người da đỏ trong lịch sử lập quốc của Hoa Kỳ. Sau đây là bài mới nhất, viết về ông hiệu trưởng Jon Claymore, tại ngôi trường mà ông đang phục vụ.

Tin ông hiệu trưởng ra đi vào niên học tới làm ai nấy trong trường đều sửng sốt. Mà không sửng sốt sao được vì ông là người bốn năm về trường đã đưa trường đi lên , học sinh tăng điểm trong kỳ thi, phụ huynh tham gia vào các hoạt động của trường nhiều hơn và các hoạt động thể thao cũng phát triển mạnh. Vậy mà không hiểu tại sao ông lại phải ra đi.
Tin xì xầm mấy lúc rầy đãï thành sự thật khi trong buổi họp cả trường ông tuyên bố là mình không còn phục vụ trong trường nữa. Đối với riêng tôi đây gần như là tin "sét đánh ngang mày". Tôi và vợ tôi rất có cảm tình với ông và gia đình ông. Tụi tôi thường nấu nướng món ăn Việt và bánh mứt để biếu gia đình năm người của ông. Đối với tôi, ngoài là hiệu trưởng của trường , ông còn là một người ơn của tôi nưã.
Lúc tôi vừa mới ra trường cách đây bốn năm chưa biết xin việc làm ở đâu vì cái ngành giáo dục mà tôi chọn tìm việc rất gay go khi phải tranh với các thầy cô người bản xứ. Vậy mà ông đã sẵn sàng mời tôi cộng tác với trường. Nói cho công bằng thì đây cũng là nhờ sự giới thiệu tôi của bà hiệu trưởng cũ với ông. Tôi đã được bà chọn làm nhân viên part time xuất sắc của trường. Tôi trở thành nhân viên chính thức nhà trường khi ông bắt đầu nhiệm kỳ năm thứ nhất.
So với khả năng điều hành trường thì ông trội hẳn so với bà hiệu trưởng cũ. Ông đã đưa trường vào nề nếp. Tổ chức hợp lý, tạo được sự mến yêu của học sinh lớn bé và được cảm tình của các phụ huynh người da đỏ vốn thờ ơ với việc học hành của con em họ. Ông tổ chức đội bóng rổ nhà trường và các hoạt động hào hứng muà hè cũng như trong suốt niên học. Đối với thầy giáo ông tổ chức tu nghiệp tại trường cũng như đi dự các hội thảo ở tiểu bang khác. Năm rồi khi ngân sách bị thu hẹp rất trầm trọng, ông đã nghĩ ra biện pháp để khỏi phải cắt giảm nhân viên một cách vô vùng hiệu quả. Ông giúp đỡ cho những ai cần nâng cao trình độ và giúp họ được học bổng cuả bộ sắc tộc để tốt nghiệp ra trường. Mỗi tháng ông tổ chức những buổi khen thưởng và bầu các học sinh và thầy cô, nhân viên xuất sắc trong không khí vô cùng hào hứng và vui nhộn do chính ông đứng ra điều khiển. Tinh thân mọi người lên thật cao.


Cũng xin được nói thêm là đa số phụ huynh của các trẻ em da đỏ đều nghiện rượu, thuốc lá, đời sống gia đình của họ ở trong tình trạng thật là tiêu cực. Do vậy mà việc học của các em rất tệ và sức học cũng kém đi vì môi ttrường sống kém lành mạnh của cha mẹ và không được chăm sóc như các trẻ em thông thường. Thêm vào đó họ được trợ cấp mỗi tháng của chánh phủ nên họ không coi cái học là cần thiết để kiếm sống sau này và họ cũng chẳng xem việc được giáo dục là quí là trọng. Nói sâu xa hơn thì họ có mặc cảm với người da trắng đã giết hại và lấn chiếm đất đai nên tiềm ẩn trong họ là một sự đối kháng với nền giáo dục hiện tại. Vậy mà ông là người đã làm giảm đi được tất cả những tiêu cực đó ở nhà trường.
Nói về mặt tư cách thì ông là một người hành xử một cách xứng đáng ở cương vị của mình. Ông rất nhã nhặn với mọi người, luôn luôn hăng hái để cải tiến công việc, sẵn sàng nghe ý kiến của người khác và thực lòng muốn "make a difference", làm một cái gì đó cho trường và cho học sinh của trường. Ông có óc khôi hài cao và biết tự châm biếm mình và nhẫn nại, mềm mỏng trước cái sai của người khác. Tôi đã học được thật nhiều ở ông những đức tính của một người biết chỉ huy, biết mình muốn gì và phải làm gì để có lợi cho tập thể.
Vậy mà ông vẫn phải ra đi!
Trường này do một cụ bà da đỏ và gia đình thuộc bộ tộc Nisqually thành lập và được sự giúp đỡ của chính phủ liên bang nên quyền sinh sát là ở trong tay họ. Vì bị đối xử tàn tệ vào những thập niên trước nên họ rất ác cảm đối với người da trắng. Từ khi bà phó hiệu trưởng là bạn thân của gia đình ban quản trị này, có ý định lên nắm quyền hiệu trưởng của trường thì ông hiệu trưởng ở một thế rất bất lợi. Cho dù khả năng ông có thưà nhưng nó đã đi ngược lại ý muốn của bà phó. Hơn nữa bà phó đã lấy xong bằng hiệu trưởng trong khi ông thì chưa. Ở trong cái thế bất lợi như vậy thì việc gì phải đến đã đến. Thêm vào đó, ông chỉ là người mới về trường trong khi nhiều nhân viên đã ở trường từ khi mới thành lập, có người lại không thích lối làm việc hăng hái của ông. Đó là cô thư ký trường. Cô này rất thích chưng diện và ở thế "lâu năm lên lão làng" lại rất thân với bà phó nữa. Một người đàn bà không ưa đã là nguy hiểm, thêm một người nữa thì trước sau gì ông cũng bị "bà sẽ cho biết tay của bà"
Tôi rất buồn khi ông phải ra đi và nhiều người nữa cũng vậy nhưng chẳng ai dám hó hé. Sau đó tôi có gọi điện thoại đến nhà để chia buồn với ông nhưng không gặp ông. Mãi tới hôm qua sau khi họp tôi mới tới nói nhỏ vài lời chia buồn. Ở đời này không còn gì buồn cho bằng thấy người ngay bị mắc nạn nhưng khi nhớ tới câu tục ngữ Mỹ chí lý là "One door closes the other opens" Nghiã tựa tựa như câu "tái ông thất mã" của ta, tôi tin là điều tốt lành sẽ đến với ông trong tương lai.
Tôi định mùa hè này tôi sẽ mời gia đình ông tới nhà để ăn uống cho thật no và trò chuyện để "xả hết xú bắp" một bữa cho tôi đở tức ngực..

TRƯƠNG TẤN THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,581,570
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, từng viết một số văn thơ dưới nhiều bút hiệu khác nhau, nhưng bút hiệu sau cùng là Giang Thiên Tường. Thơ văn đã đăng ở tuần báo Phụ Nữ Cali và Làng magazine ở bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Trong những năm 1990, xuất bản và phát hình tuần báo Phù Sa ở Bắc Cali. Hiện là cư dân ở Sacramento, California. Mùa Mothers Day 2011, ông có bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới cho Mothers Day năm nay của ông. 
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tên thật là Yến Phi, 63 tuổi, hiện là cư dân WA. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà cũng là bài viết đầu tay nhân mùa Mothers Day, sau nhiều “vật lộn” khó khăn với chữ Việt trên computer, được tác giả trân trọng gọi là “Tác Phẩm Đầu Tay Dâng Mẹ.” Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết. Mong tác giả tiếp tục.
Từ giữa năm 2010, tác giả tự sơ lược tiểu sử khi tham dự Viết Về Nước Mỹ: Trước 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Bài mới của Hải Âu cho giải thưởng năm thứ mười hai là một chuyện tình chia lìa vào Tháng Tư 1975.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của tác giả cho mùa Mothers Day là một tự sự cảm động về Mẹ.
Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60', cựu sĩ quan hải quân, cư dân Glendale, CA. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận các giải bán kêt 2001 và giải Việt Bút 2008, hiện là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Thưởng Việt Báo. Bài mới “góp vui” của ông là một truyện hiếm có mở đầu cho mùa Mothers Day đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện đã về hưu và là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tháng 2, ngày 3, 2012, Phạm Hoàng Chương có bài “Người Lấy Ba Vợ”, kể về người bạn thân từ thời học trò đi H.O. qua Mỹ, về Việt Nam sông với bà vợ mới đang gặp cảnh khó khăn, lương hưu bị ăn chặn. Bài từ tháng Ba, hiện đã có tới 19,151 lượt người đọc. Biết tác giả sau đó đã giúp bạn trở lại Mỹ để giải quyết vụ lương hưu, nhiều thân hữu hỏi kết quả ra sao. Sau đây là đầy đủ câu chuyện: ông bạn chỉ có ba mà là bốn bà vợ. 
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả dành cho giải thưởng năm thứ 12 là “Chuông Gọi Mẹ Thương” đã phổ giến vào dịp Mother's Day 2011, Chủ Nhật 8-5-2011. Mới đây, ông có thêm 2 bài viết mới, trước hết là một chuyện kể về con tầu vượt biển đúng vào một đêm 30 Tháng Tư. Bài còn lại sẽ phổ biến sau.
Thời hạn dành cho bài Viết Về Nước Mỹ hàng năm kết thúc ngày 30 tháng Tư, nhưng như mọi năm, số lượng bài đã góp trước ngày này vẫn chưa thể phổ biến hết. Do đó, từ hôm nay, Việt Báo tiếp tục phổ biến thêm những bài dành cho năm 2012.
Nhạc sĩ Cung Tiến