Hôm nay,  

Father’s Day: Thơ Từ Viện Dưỡng Lão

19/06/200500:00:00(Xem: 115771)
Sau đây là thơ của người cha gửi con, nhiều phần là con trai. Việt Báo nhận một bao thư đề chữ viết tay Fr. Father Day/Viện Dưỡng lão Santa Ana, mang dấu bưu điện SANTA ANA 9277 10 JUN 2005. Trong bao thư, chỉ có 2 trang thơ viết tay ký tên tắt là H.Đ.TT., ghi chú thêm “Father day 2005 / Viện Dưỡng Lão Santa Ana, không ghi địa chỉ.
Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ cũng như Việt Báo lâu nay chưa dành chỗ đăng thơ. Dù vậy, xin trân trọng đăng hai bài thơ sau đây, cùng với lời cầu chúc “Happy Fatres’s Day” kính gửi tới tác giả và những người cha cùng tâm trạng.

*

HAY TIN

Hay tin ba chết, con có buồn không"
Khi ba còn sống sao không thăm viếng

Đã lâu rồi im bặt tiếng chân con
Đến nơi đây rồi chờ đợi mỏi mòn
Đời cô quạnh thương buồn trong hận tủi
Đất tị nạn nhưng nguồn không xua đuổi

Chỉ ngồi buồn trong mắt lệ dầm chan
Nếu một mai con dừng bước lang thang
Con sẽ thấy muôn ngàn sao lấp lánh
Xe trước ngã thời xe sau phải tránh

Sống vô thường trong ảo ảnh hư vô
Đời có vui sao con chẳng cười ồ
Mà lại khóc trong mơ hồ tuyệt vọng
Ba đi rồi, còn lại ánh trăng trong.

BÂY GIỜ

Chim trời mỏi cánh đại dương
Cha con mình đã tìm đường đến đây
Để con khỏi kiếp đoạ đầy
Để con lập nghiệp dựng xây cuộc đời
Để con trọn kiếp làm người
Công thành danh toại sáng ngời mai sau
Để con hết cảnh lao đao
Thức khuya dậy sớm cơm nào đủ ăn
Bà con trong nước lăng xăng
Đói cơm khát nước khó khăn mọi bề
Con đi lại quên lối về
Khoai lang gạo tổ mưa hề, lệ tuôn
Cây có cội, nước có nguồn
Thế gian tên đổi, họ luôn vững bền
Bây giờ con nhớ hay quên"
Bây giờ con nhớ hay quên

H.Đ.TT.
Father’s Day, 2005.
Viện dưỡng lão Santa Ana

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,329,087
Cách đây độ bẩy tám năm, chị bạn làm "nail" của bà xã tôi sanh được một thằng con trai rất kháu khỉnh. Vợ chồng chị ta mừng lắm, vì đã có hai "cái hĩm" (con gái) rồi, giờ được thêm "thằng cu" nữa thì còn gì bằng. Thằng cu được đặt một cái tên nghe rất... Tây là Henry. Thế rồi, ít lâu sau ngày đầy tháng và ngày lễ rửa tội ăn nhậu tưng bừng
Chúng tôi đã nhận được giấy tờ bảo lãnh đoàn tụ của chị tôi gửi về rất sớm, từ năm 1979 với lời nhắn trên bức điện tín kèm theo rất ư là hấp dẫn: "Ra Hà Nội làm Passport đi Mỹ. Chúc may mắn." Lời nhắn ấy mãi đến mười hai năm sau mới thành sự thật. Chúng tôi được phái đoàn Mỹ gọi vào Saigon phỏng vấn vào dịp trước lễ Giáng Sinh năm 1989
Gia đình ông đặt chân lên đất Mỹ theo diện H.O., một chương trình tị nạn dành cho những cựu tù cải tạo sau 75. Mặc dầu đủ điều kiện và chịu đựng gần 13 năm trong trại tù, hồ sơ của ông vẫn bị Bộ Nôi Vụ xếp loại "lý lịch đen"và không chịu cấp xuất cảnh. Cuối cùng do sự can thiệp của giơi chức Mỹ tại Bangkok, gia đình ông mới được
Việt kiều có nhiều người rất dễ thương; họ hiểu cao biết rộng và có khi cũng rất giàu nhưng rất khiêm tốn, rất đáng trọng. Bên cạnh đó cũng có nhiều người kiêu ngạo đến đáng sợ dù bên ấy chỉ làm "cu li" hoặc lãnh tiền trợ cấp của chính phủ chứ không phải tiền do mình đóng thuế hay làm ra. Nhưng nói thế cũng không công bằng
Viết Về Nước Mỹ đã có nhiều bài đặc biệt về nghề Nails tại Mỹ, phần lớn do chính người trong nghề. Lần này chuyện Nails được kể do một người ngoài nghề: Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp
Sau khi Cộng Sản tiến chiếm miền Nam, từ năm 1975 đến 1982 mọi gia đình dân miền Nam Việt Nam đều sống cảnh bần cùng đói khổ. Trong chiến dịch "Đánh tư sản mại bản" một cụm từ của Cộng Sản đầy sắt máu: nhiều người bị cướp hết của cải, tức tưởi phải tự vận. Cộng Sản đẩy dân từ "Tư sản" hoá thành "Vô sản", mọi người dân
Chắc anh ngạc nhiên lắm khi thấy bài viết này của em, vì tất cả những bài em viết, những thơ em làm, anh là người trước tiên được biết vì em khoe, em đọc cho anh nghe. Và bao giờ cũng vậy, nghe xong qua phôn - nếu anh ở chỗ làm và em ở nhà - hay vào những buổi tối hai đứa mình cùng ngồi bên nhau dưới ánh đèn ấm cúng
Lúc này bà con miệt Bolsa tha hồ được thưởng thức khá nhiều show ca nhạc vinh danh ca sĩ này, nhạc sĩ nọ, bà con mặc sức có dịp lên áo quần gặp gỡ giao lưu văn hóa hai miền nam bắc. Thấy bà con vinh danh dữ dội quá, bà già trầu này cũng táy máy, phen này ta vinh danh phe ta, ta tự bốc thơm phe ta, mà đã nói tới phe ta là
Hòa làm chủ tiệm nail này đã gần bảy năm với lượng khách hàng rất đều đặn, và thu nhập khá dồi dào. Gia đình nàng đến Mỹ trong đợt HO đầu tiên, thấm thoát đã mười sáu năm. Hướng, chồng Hòa, là cựu sĩ quan không quân. Sau ngày miền Nam đổi chủ, anh phải đi "cải tạo" hết sáu năm. Khi được thả, vợ chồng và hai đứa con nhỏ
Mỗi năm cứ đến cuối hè, những người từng theo dõi giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ đều nao nức chờ đợi đến ngày công bố danh sách những người trúng giải. Từ danh sách này, từng nhóm quen biết nhau sẽ "hồ hởi phấn khởi" bàn cãi và phỏng đoán xem ai sẽ chiếm giải nhất, giải đặc biệt v.v và v.v Đã sáu lần từ ngày giải
Nhạc sĩ Cung Tiến