Hôm nay,  

Father’s Day: Thơ Từ Viện Dưỡng Lão

19/06/200500:00:00(Xem: 116040)
Sau đây là thơ của người cha gửi con, nhiều phần là con trai. Việt Báo nhận một bao thư đề chữ viết tay Fr. Father Day/Viện Dưỡng lão Santa Ana, mang dấu bưu điện SANTA ANA 9277 10 JUN 2005. Trong bao thư, chỉ có 2 trang thơ viết tay ký tên tắt là H.Đ.TT., ghi chú thêm “Father day 2005 / Viện Dưỡng Lão Santa Ana, không ghi địa chỉ.
Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ cũng như Việt Báo lâu nay chưa dành chỗ đăng thơ. Dù vậy, xin trân trọng đăng hai bài thơ sau đây, cùng với lời cầu chúc “Happy Fatres’s Day” kính gửi tới tác giả và những người cha cùng tâm trạng.

*

HAY TIN

Hay tin ba chết, con có buồn không"
Khi ba còn sống sao không thăm viếng

Đã lâu rồi im bặt tiếng chân con
Đến nơi đây rồi chờ đợi mỏi mòn
Đời cô quạnh thương buồn trong hận tủi
Đất tị nạn nhưng nguồn không xua đuổi

Chỉ ngồi buồn trong mắt lệ dầm chan
Nếu một mai con dừng bước lang thang
Con sẽ thấy muôn ngàn sao lấp lánh
Xe trước ngã thời xe sau phải tránh

Sống vô thường trong ảo ảnh hư vô
Đời có vui sao con chẳng cười ồ
Mà lại khóc trong mơ hồ tuyệt vọng
Ba đi rồi, còn lại ánh trăng trong.

BÂY GIỜ

Chim trời mỏi cánh đại dương
Cha con mình đã tìm đường đến đây
Để con khỏi kiếp đoạ đầy
Để con lập nghiệp dựng xây cuộc đời
Để con trọn kiếp làm người
Công thành danh toại sáng ngời mai sau
Để con hết cảnh lao đao
Thức khuya dậy sớm cơm nào đủ ăn
Bà con trong nước lăng xăng
Đói cơm khát nước khó khăn mọi bề
Con đi lại quên lối về
Khoai lang gạo tổ mưa hề, lệ tuôn
Cây có cội, nước có nguồn
Thế gian tên đổi, họ luôn vững bền
Bây giờ con nhớ hay quên"
Bây giờ con nhớ hay quên

H.Đ.TT.
Father’s Day, 2005.
Viện dưỡng lão Santa Ana

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,952,505
Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…. Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Nhạc sĩ Cung Tiến