Hôm nay,  

Giải Bóng Đá “khổ Lạ”

29/06/200500:00:00(Xem: 115266)
Người viết: VẠN THÀNH
Bài số 774-1353-199-vb2062705

Tác giả Vạn Thành, trước khi lên đường vượt biên, là một huấn luyện viên bóng tròn tại Việt Nam, sau này gọi là bóng đá. Năm 1990, ông cùng gia đình tới định cư tại tiểu bang Iowa, thuộc miền Trung nước Mỹ. Đây cũng là vùng bộ môn bóng đá rất thịnh hành. Sau đây là bài viết của ông kể chuyện về các giải bóng đá tại địa phương.
*

Trên đường vào nước Mỹ, gia đình chúng tôi đã trải qua những điều cơ cực tại trại tị nạn bên xứ Phi Luật Tân. May thay, sau sáu tháng học tại Phillipine, vào mùa hè 1990, chúng tôi tới định cư tại thành phố Davenport thuộc tiểu bang Iowa.
Đây là một trong bốn thành phố nằm sát con sông Mississippi nổi tiếng của xứ sở Hoa Kỳ. Bên kia sông là hai thành phố của tiểu bang Illinois và bên này là hai của Iowa gọi chung là Quad City.
Tiểu bang Iowa thuộc miền Trung nước Mỹ có 4 mùa, vào mùa hè cây cỏ xanh tươi, bông hoa đua nở. Tại Daveport, trường học nào cũng có sân bóng đá, sân Tennis, sân nào cũng được chăm sóc thật đẹp. Vốn là huấn luyện viên tại Sài Gòn, khi gặp lại cái sân bóng đá, tôi thấy mình như cá gặp nước.
Trước khi được vào đất Mỹ, tôi đãù đinh ninh là từ nay mình sẽ không bao giờ có cơ hội trở lại sân cỏ, dù chỉ là để làm khán giả, và nhứt là gặp lại những cầu thủ trẻ Việt Nam và các cộng đồng khác. Vậy mà tại vùng chúng tôi định cư, tình hình khác hẳn.
Tại miền trung Hoa Kỳ, cộng đồng Việt định cư không đông, các cửa tiệm Việt cũng không nhiều, nhưng hầu như tất cả cư dân Việt tại đây đều hết lòng cổ võ phong trào bóng đá. Nhờ đó mà việc tuyển chọn cầu thủ lập các đội bóng diễn ra rất vui vẻ. Mỗõi cuối tuần, khi có tổ chức những trận đấu giao hữu hay tranh giải là cầu thủ thân nhân hay cửa tiệm người Việt đều ủng hộ và khích lệ. Bóng đá trở thành đề tài chung được bàn tán. Đi tới đâu dân bóng đá cũng được hỏi thăm hôm qua thắng bại ra sao"
Mùa he,ø từ tháng sáu đến tháng mười một, được coi là mùa bóng đá rất sôi nổi. Mỗi cuối tuần đều có các trận thi đấu với đội bạn như thành phố Chicago, Des Moines hơi xa tí là Kansas City, Omaha.


Thường thì trong một mùa bóng đá có hai giải, một là của Davenport chúng tôi, hai là giải do Des Moine tổ chức. Mỗi giải như vậy thì phải có từ 6 tới 12 đôi tham dự, cho nên một khi tham dự giải là chúng tôi phải chuẩn bị, đóng lệ phí cho ban tổ chức, lo ẩm thực trong ngày và di chuyển lên đó khoảng bốn tiếng đồng hồ xe chạy.
Với tư cách là huấn luyện viên, phần vụ của tôi là dẫân dắt đội bóng đi tham dự các trận đấu giao hữu hay tranh giải.
Bình thường, cứ mùa hè là các đội bóng đá gặp nhau đấu giao hữu. Hai đội đấu với nhau một trận trên sân nhà rồi một trận trên sân bạn. Mỗi trận trong vòng 150 phút tức một tiếng ba mươi phút mà thôi.
Tiếp theo đó là các trận đấu tranh giải (tournament) có từ sáu đến mười hai thành phố tham dự. Thường là những đội bóng đá như Chicago, Des Moine, Davenport, Kansas City, Cedar Rapid, Iowa City, Omaha, Nebraska..v..vv đặc biệt là phải giải quyết trong vòng một ngày, như vậy có khi cầu thủ phải đá bốn trận trong một ngày hoặc ba hay là hai trận.
Càng vô sâu vòng chung kết càng khổ sở, sở dĩ có nạn này là vì ở miền Trung nước Mỹ này (Mid West) không có thời gian, ngoài ngày Chủ Nhật, hơn nữa di chuyển cũng đã từ sáu đến tám tiếng đồng hồ xe chạy nên mỗi khi tranh giải về là hầu như toàn bộ đều mềm nhũn hết, và ngày hôm sau không ai đi làm nổi, và cũng nhiều người bệnh luôn. Vì từ trận thứ hai trở đi là kiệt sức rồi, cho nên đội nào cũng thay người khoảng 15 phút đá.
Quý vị xem đá ba tiếng đồng hồ trên sân, hay là có bớt giờ lại cũng hai tiếng rưỡi, làm sao chịu nổi. Đôi khi chính tôi là ngươìi chịu trách nhiệm cũng muốn trốn để có chút sức lực trở lại, nói chi đến cầu thủ. Cho nên trong khi tranh giải đủ đều lo lắng sợ cầu thủ không đủ sức, sợ trốn nằm nghỉ đâu đó, ôi đủ thủ chuyện, nào là đấm bóp bắp thịt, rồi dùng nước uống hoặc thức ăn cho tiêu hoá dễ, và cứ thế rồi chung cuộc vẫn đến.
Ấy thế mà vùng này, họ thích thế vì họ mến thể thao, nhất là bóng đá Việt Nam cũng bởi không còn giải pháp nào hết. Nếu mình muốn chơi bóng đá, nhứt là bóng đá tranh giải, và đây là do các cộng đồng bạn gây nên, chấp nhận thôi, nhứt là cộng đồng Lào, cứ tổ chức, và toàn vùng cứ đưa đội đi dự giải, như vậy các bạn có thấy lạ không, nhưng đại đa số người thích bóng đá không thấy lạ chuyện khó tin nhưng có thật. Cho nên tôi đặt tên giải bóng đá này là giải bóng đá Khổ Lạ.

Vạn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,601,768
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Tôi chầm chậm đậu xe vào cái chỗ quen thuộc của tôi mỗi sáng chủ nhật, đó là một mảng lề thoai thoải giữa chừng con dốc, được thêu vá bởi màu sắc hoa Vàng Anh và cỏ dại. Bên kia là một cái park rộng thênh thang với những nhánh thông xanh nếu nhìn một lần sẽ không rõ là thiên nhiên hay là tranh vẽ,
Anh đã từng ghé lại Câu Lạc Bộ, Anh nói chuyện với anh em với tất cả hào khí của người lính! Anh khẳng định: Sống là chiến đấu, là chấp nhận thử thách! Đôi khi đời không yêu ta, ta cũng phải há mồm cắn vào nó, ghì chặt nó, như xích của tank cạp lấy mặt đường, bùn lầy
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương Xưa”, kể chuyện gặp gỡ
Tôi cởi tung quân phục, xếp gọn gàng lại, đặt trên đầu giường. Tôi nhìn đôi lon trung úy lần cuối. Nhìn chiến hạm lần cuối. Nhìn những bậc thang lên đài chỉ huy, như đưa tôi lên đài danh vọng thuở nào. Nhìn những bậc thang dẫn xuống hầm tàu, dẫn xuống lòng nước - như chôn vùi tuổi tên, chôn vùi cả một cuộc đời
Đào Như là bút hiệu của   Bác sĩ Đào Trọng Thể, tác giả đã được trao tặng giải Viết Về Nước Mỹ 2005,   "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính.” Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại cư dân Oak Park, IL (vùng Chicago) Hoa Kỳ, ông là chuyên gia
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1987, hiện là một bác sĩ đang hành nghề tại quận Cam . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Hạnh phúc rất đơn giản" kể chuyện về cách nhìn, cách nhận chân hạnh phúc của người phụ nữ Việt tại Hoa Kỳ qua ba hoàn cảnh sống khác nhau. Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến