Hôm nay,  

Phi Thương Bất Phú

13/07/200500:00:00(Xem: 155834)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 782-1361-207-vb2071105

Tác giả Nguyễn Lê cư trú tại Philadelphia, PA. Một số bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau đã được phổ biến, từ kinh nghiệm mở nhà hàng ăn Việt Nam tớiø thú đi ăn nhà hàng tại Hoa Kỳ. Sức viết của ông rất điều hoà. Sau đây là bài viết nhất của ông.


Ông là khách hàng của nhà hàng chúng tôi. Ông và gia đình ông rất mê món phở, chả giò, bò nướng lá lốt cùng cơm tấm bì sườn. Mới 10 giờ sáng ông đã kéo cả gia đình ngồi đầy một bàn dài, nhà tôi biết ý, vừa thấy xe hơi ông đậu sẵn nhà tôi đã sửa soạn nhiều tô phở, nướng sẵn bò nướng lá lốt và chiên chả giò. Ông vừa ngồi yên vị đâu đó là thức ăn đã từ từ đem ra.
Ông là chef cook của nhà hàng take out Chinese food chuyên bán đồ chow mein, low mein, cánh gà chiên cho các khách hàng đa số là dân Mỹ đen. Ông thiết lập nhà hàng thu hút khách xong, ông sang lại căn nhà hàng thu tiền phố, ông vẫn là chủ toàn căn nhà, ông lại đi tìm địa điểm thích hợp mở căn khác và liên tục ông đã làm chủ chín mười căn take out.
Thời hoàng kim của food stamps phiếu thực phẩm đã về chiều. Các ông dân nghèo không còn được lấy phiếu thực phẩm thay vì mua đồ ăn về nhà nấu lại lấy phiếu thực phẩm đi ăn nhà hàng.
Ông bạn tôi nhìn xa trông rộng, ông chuyển nghề ra mở tiệm giặt máy bỏ tiền tự động, ông sửa chữa, bảo trì máy móc, đếm bạc cắc và kiêm luôn bán hàng chạp khô (grocery).
các bạn đồng nghiệp mở take out thấy ông làm ăn khấm khá cũng đua nhau tìm địa điểm các khu bình dân mở tiệm giặt máy bỏ tiền. Thời gian đó tiệm giặt như hoa nở rộ. Ông thấy nghề đếm bạc cắc coi bộ mỏi tay ngày này qua tháng nọ lại nữa thấy ông bà làm nghề giũa móng tay đi xe Lexus 400, Mercedes 500 vi vút trên đường phố, trong các siêu thị Á Đông cả dãy xe cao cấp của dân "Nails".
Ông thuyết phục bà xã mở "Nails" ông tìm khu phố tấp nập dân đen, mở tiệm lớn, thuê cả chục thợ, ông ngồi chơi xơi nước, tối tối đi ăn nhà hàng với hoa lợi chủ ăn 4, thợ 6, dân Nails thường gọi là 4/6 có ông bà chủ chịu chơi áp dụng chế độ bao lương, nghĩa là không cần khách đông hay vắng các cô thợ lành nghề, ngọt miệng, khéo tay cuối tuần cầm chẵn 1000 đô tiền mặt bao thuế. Chủ thợ từ nay bình đẳng, đề huề tậu xe cao cấp, mua nhà trả đứt, không cần phải nộp ba thứ giấy tờ lủng củng, dài lê thê xin trả góp mỗi tháng.
Tội nghiệp cho mấy ông kỹ sư học trầy da tróc vảy lương khởi đầu ba bốn chục ngàn một năm, nghe tiếng thì oai nhưng mỗi 2 tuần cầm check từ 1200 đến 1500 dô sau khi trừ đủ mọi thứ thuế từ liên bang đến tiểu bang đến thuế thành phố.
Ông bạn tôi đi đến đâu cũng nghe nói làm nghề "nail" chết yểu vì hóa chất của thuốc từ từ thấm vào thập phủ ngũ tạng, mau mau về chầu tiên tổ.
Ông giật mình vả lại tiền bạc nay đã chất đống tội gì mang vạ vào thân.


Nhân dịp ông gả cô con gái đầu lòng cho chàng rể gốc gác nghề kim hoàn, nghe lời người bạn chung nhau mở tiệm kim hoàn bán vàng bạc, kim cương, hột xoàn.
Tập tễnh vô nghề ông hoàn toàn mù tịt, bị người bạn làm ăn không đứng đắn, lương thiện ông bực mình trả người bạn phần hùn, từ nay một mình làm chủ, ông cho cô con gái đi học nghề hột xoàn lấy bằng GIA, cho cậu con trai đi học nghề thợ bạc cho biết nghề để mấy anh thợ bạc khỏi làm eo.
Khởi đầu ABC vào nghề, nay 2 vợ chồng đã rành nghề sáu câu, đứng vững và phát triển trong nghề vàng bạc ngay trong lòng hơn 300 tiệm kim hoàn tại thành phố New York với mức sinh hoạt đắt đỏ cao nhất nước Mỹ.
Chưa hết, tôi quen một người bạn Mỹ gốc Hồng Kông, thuở thiếu thời ông học nghề sửa đồng hồ đeo tay trong tiệm kim hoàn, đôi lúc chủ bắt ông vô bếp nấu ăn cho đám thợ, từ từ theo thời gian ông học được nghề kim hoàn mãi tận xứ Mễ, ông nói tiếng spanish vi vút như người Mễ.
Trong cuộc đời phiêu bạt ông trôi dạt tới thành phố New York mở luôn 2 tiệm kim hoàn, ông trông coi một tiệm bán đồ cao cấp, bà coi một tiệm bán loại hàng thượng vàng hạ cám, tóm lại ông hốt luôn cả 2 loại khách giàu sang và bình dân. Ông tậu mấy căn nhà ngay phố Tàu, người thuê nhà làm phiền ông tối ngày lúc bể ống nước, lúc nghẹt cầu vv....
Nghe lời người bạn kế toán viên ông bán hết nhà ở New York với giá cao đem số tiền đặt cọc mua luôn 3 shopping center ở Houston, Texas.
Gặp lúc kỹ nghệ dầu hỏa tuột dốc thời điểm 1989-1990 ông trúng mối bán cao mua thấp, trong vòng 10 năm ông thâu lại hết vốn và được hưởng không 3 shopping center.
Một năm ông du lịch mấy lần thăm cơ sở của ông ở xứ cao bồi Texas, thăm dân cho biết sự tình, việc bảo trì quản lý và những phiền toái của việc cho thuê mướn tiệm ông giao cho Manager người Mỹ trông coi.
Mỗi tháng họ gởi báo có về đầy đủ chi tiết, ông liếc qua hồ sơ mỉm cười một mình rồi lại chìm đắm trong công việc ở tiệm kim hoàn.
Ông say mê nghề nghiệp của ông từ thuở còn nhỏ tới nay đã ngoài 5 thập niên, các con ông trái lại không muốn nối nghiệp bố mẹ, ông có 1 trai, 2 gái, cậu cả theo học tiến sĩ triết học, cô lớn tốt nghiệp cử nhân đầu quân vào làm việc bảo tàng, lãnh lương chỉ đủ trả tiền share phòng, tiêu vặt, ăn uống qua ngày, cô út năm nay chuẩn bị học cô giáo dạy tiếng spanish.
Ông tâm sự với tôi: con cái ở xứ Mỹ không như ở bên nhà, thích gì làm nấy, ông cũng tự an ủi là các con ông đều tốt nghiệp đại học, có một số vốn liếng trí thức để bước vào đời. Ông đã sắm cho chúng mỗi đứa một chiếc cần câu cơm có thể tự kiếm ăn không vất vả như ông thuở thiếu thời.
Ôn qua cuộc đời của 2 ông bạn Việt Hoa, Mỹ Hoa tôi thấy các cụ xưa đã để lại cho con cháu một túi khôn giá trị muôn đời.
"Phi thương bất phú"
và cả câu "Đại phú do Thiên, tiểu phú do cần".
Tôi nhại câu nói trên cho bà xã cười vui. Triệu phú do Thương, Tiểu phú do cần.

Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,655,621
Họp mặt ra mắt sách và phát giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 sẽ được tổ chức tại Little Saigon vào chiều Chủ Nhật 12, Tháng Tám 2012.
Sau 26 năm trong binh chủng Hải Quân, tôi vẫn cảm thấy mình còn trẻ và hăng say. Tôi sẽ đảm nhiệm chức vụ mới trong 30 tháng, trên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson (CVN-70) hiện đang rẽ sóng trong vùng biển Úc Đại Lợi.
Tác giả cho biết ông đến Mỹ đã dược 20 năm. Nghề nghiệp: Nails salon s owner tại Culver City, California, và đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Mong Tom Tom sẽ tiếp tục viết.
Đây là bài thứ tư của Lê Thị, một cư dân Chicago, 35 tuổi,. Với hai bài “Tôi Vẫn Là Tôi” “Đâu Đó Có Chỗ Cho Chúng Ta” “Lựa Chọn Sinh Tử” kể chuyện tình đồng tính, Lê Thị hiện dẫn đầu số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ trong hơn hai tháng qua.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm. Trong loạt bài Mr. Bond góp cho viết về nước Mỹ, có chuyện câu cá nước ngọt lẫn nước mặn, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Sau đây là bài viết thứ ba của “người bị trời đày.”
Tác giả có ba tập thơ song ngữ Anh-Việt đã xuất bản. Cô sinh tại Việt Nam năm 1975, định cư tại Hoa Kỳ từ 1994, khi đã 19 tuổi. Năm 2004-05, cô được cấp học bổng Fulbright, bậc tối ưu, để thực hiện nghiên cứu về người Việt tại Thụy Điển. Sau khi tốt nghiệp cao học hai ngành: Lịch Sử Truyền Khẩu & Cộng Đồng tại CSUF.; và Nhân Chủng Học tại Đại học Stanford, cô hiện đang hoàn tất chương trình tiến sĩ. Cô đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII nhiều bài viết đặc biệt và sau đây là bài mới nhất.
Tác giả cho biết ông họ Vũ, Martin Vu, hiện là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn, online từ 05/30/2012, đã gần 6,000 lượt người đọc. Bài thứ hai của Tuyết Phong là truyện ông gia trưởng gốc Việt học phép làm chồng từ ông Mỹ hàng xóm.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, tác giả đã tham gia Viết Về Nước Mỹ với nhiều bài viết giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông." Sau đây là bài viết mới của ông.
Nhân ngày Fathers Day 2012, xin mời đọc chuyện kể của người con lai Mỹ-Việt, về một ông bố nuôi cựu chiến binh Mỹ và người Mẹ từ Việt Nam sang Mỹ tìm con. Tác giả hiện là một bác sĩ gia đình làm việc ở San Bernadino count, CA., cho biết ông rời Vietnam năm 1992. Sau 7 tháng tại Phillipines, đến California vào năm 1993. "Mồ Côi" là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Vì không thể rời nhiệm sở tại Alice Springs, Northern Territory, Úc Châu, tác giả đã không thể trực tiếp dự buổi họp mặt nhận giải. Mãi tới, ba năm sau, 2011 lần đầu tiên, vị Linh mục nhà văn và Việt Báo mới có dịp gặp gỡ lần đầu. Sau đây là bài viết mới nhất của nhà văn linh mục nhân mùa Fathers Day: Chuyện một ông bố từng có ý nghĩ giết bà vợ phụ bạc.
Nhạc sĩ Cung Tiến