Hôm nay,  

Con Ơi Là Con

07/08/200500:00:00(Xem: 128464)
Người viết: T. VŨ
Bài số 798-1386-223-vb5080405

Tác giả tên thật là Bryant Vu Do, một kỹ sư 36 tuổi, làm việc và sống tại Hurst, Texas. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông gửi hai bài về hai bà mẹ Việt tại My, hai hoàn cảnh khác nhau. Sau đây là bài thứ nhất.

*

Bà Phạm ngồi thu mình trong chiếc ghế bành cũ kỹ. Bà ngồi thừ như thế từ sáng đến giờ. Tự nhiên tối hôm qua bà nằm mơ thấy thằng Ngọc Toàn về thăm bà, ôm chầm lấy bà, rồi lấy trong túi ra một chiếc nhẫn kim cương đeo vào tay bà. Ôi, thằng Ngọc Toàn nó vẫn thương bà đấy chứ. Ngay cả trong giâ’c mơ, nó còn tưởng nhớ đến bà, vẫn trở về tặng bà món quà bà ao ước từ lâu. Bà Phạm chợt thấy con tim vui rộn rã và tinh thần phấn chấn hẳn lên. Bà vội đứng lên đi dọn dẹp nhà cửa. Chút nữa đây, bà sẽ làm vài món ăn nó thích. Biết đâu nó sẽ về thăm bà chiều naỵ
Gần một năm nó chẳng về thăm nhà từ sau khi nó ra khỏi tù. Tự dưng một đêm nào tháng mười một năm ngoái, nó lẻn về nhà tặng bà hai chai rượu Tây rồi đi gấp. Nó nói với bà chuyến này nó đi làm ăn lớn bên Denver Colorado. Không biết nó làm gì bên đấy nhỉ" Bà thắc mắc muốn hỏi nó, nhưng thấy nó vội đi quá nên thôi, miễn sao nó quyết tâm làm lại cuộc đời là bà vui rồi. Có lẽ Chúa trên cao đã thật sự trông thấy niềm tin và tình thương của bà nên đã ban cho nó sức mạnh nhiệm mầu khiến nó có thể thắng được mọi cám dỗ. Ừ thì con bà trươ’c đây đã từng phạm tội, từng hư hỏng, nhưng mà nghĩ lại cho cùng, sống trong xã hội đầy vật chất ca’m dỗ, co’ đứa trẻ nào thoát được cạm bẫy này chứ " Chỉ cần no’ biết ăn năn, sửa đổi, quyết tâm quay về đường phải, bà và gia đình sẽ sẵn sàng quên hê’t mọi chuyện no’ làm trươ’c đây, sẽ rộng mở vòng tay yêu thương ôm â’p và đùm bọc no’ như xưa.
Thằng Ngọc Toàn thật sự là đứa trẻ thông minh và lanh lợi. Khổ một nỗi nó không chịu theo anh chị nó chăm chỉ học hành và làm việc lương thiện. Cái thằng con út này từ nhỏ đã thích hoang đàng và đua đòi. Nó thường hay trộm tiền của gia đình và lường gạt bạn bè. Bà Phạm buồn lắm, đứt ruột la mắng nó mãi, nhưng nó vẫn chứng nào tật đó. Có lẽ Chúa muốn thử thách bà chăng " Bà Phạm đổi từ việc la mắng nó sang yêu thương chăm sóc nó hơn. Bà quyết dùng tình thương bác ái đem nó về đường ngay lẽ phải.
Thằng Ngọc Toàn không đến nỗi tệ, nó nghe lời bà chịu vào trường dòng tu tỉnh. Sau một thời gian ngắn, nó trầm tĩnh, chững chạc hơn và thuộc kinh thánh làu làu. Bà Phạm rất vui lòng trước sự thay đổi của nó mặc dù nó có vẻ xa lánh, hờn giận bà và gia đình. Không sao đâu, phản ứng của trẻ nhỏ đấy thôi, miễn sao nó nên người là được.
Khi qua đến Mỹ, thằng Ngọc Toàn như chim sổ lồng, như cá gặp nước, nó lại "ngựa quen đường cũ". Lúc đầu bà Phạm ghét cay ghét đắng cái thằng Châu nào đó dụ dỗ con bà tham gia vào những chuyện lường gạt xấu xa. Sau này bà mới vỡ lẽ ra thằng Châu chỉ là tay chân của con bà. Chính thằng Ngọc Toàn thông minh của bà mới có khả năng nghĩ ra những kế hoạch lừa đảo thiên hạ một cách hoàn hảo như thế.
Giá như thằng Ngọc Toàn theo ban kịch nghệ, chắc chắn nó sẽ là một diễn viên giỏi. Nó đã đóng thật xuất sắc vai bác sĩ tâm lý chữa bệnh cho tù nhân, vai con một của nhà giàu triệu phú, vai kỹ sư computer, vai trưởng ban ca đoàn..., mặc dù ở trường học, nó chẳng học được lớp nào cho nên thân. Nó đã lập biết bao công ty ma, lừa cả luật sư, lấy biết bao nhiêu tiền của thiên hạ. Trong những vụ lừa đảo, có lẽ vụ nó lừa đức cha lấy hết tiền của cha làm bà đau đớn nhất.
Tội nghiệp đức cha bị bệnh sao đó, mắt bị mờ không thấy rõ. Đư’c cha lặn lội từ Việt nam sang Mỹ để chữa mắt. Con chiên khắp nơi trong vùng Dallas Fort Worth, và cả con chiên xưa của đức cha khắp nước Mỹ gởi tiền cúng dường cha nhiều lắm. Thằng con của bà giả vờ thân cận hầu hạ đức cha, khi ngài đi đâu, nó cũng kè kè bên cạnh dìu dắt ngài. Các bậc phụ huynh trong giáo xứ ca ngợi nó hết lời, đem nó ra làm gương cho con cái.
Sau khi đức cha mổ mắt và trở về Việt nam, nó nghiễm nhiên trở thành thủ quỹ của đức cha, nắm giữ gần cả trăm ngàn tiền cúng dường của ngài. Lời hứa từ từ chuyển tiền về cho đức cha đã bay theo gió, và số tiền đó đã theo bước chân nó bay sang tiểu bang khác dạo khắp các sòng bài, để đức cha bên Việt nam trông ngóng ngày đêm, không có tiền thuốc men, cặp mắt không còn thấy đường nữa.
Thằng Ngọc Toàn gieo rắc tai họa cho biết bao người ở vùng Dallas Fort Worth. Đi đêm mãi cũng có ngày sa hố: hắn bị tố cáo và bị bắt bỏ tù hai năm. Sau khi ra khỏi tù, nó bỏ đi biệt xứ vì tự biết không thể nào còn đất sống ở vùng Dallas Fort Worth nữa.


Giang hồ lang thang đây đó, nó càng giở trò nhiều hơn, khôn ngoan hơn. Nó lộng hành khắp nơi, từ Georgia, Missouri, Florida… những nơi có cộng đồng Việt nam lớn mạnh, đông đúc. Đã có nhiều vụ tố cáo, thưa kiện đến cảnh sát, nhưng tất cả chẳng làm gì được nó vì nó luôn thay đổi danh tánh. Từ Johnny đến Remy Tran, đến Quân, Tu’, đến T.C… với mỗi tên là nó có một bằng lái giả. Nó dùng hai, ba sô’ an sinh xã hội mà nó ăn cắp được chuyển đổi với những tên họ khác nhau. Khi thì tên này đi vơ’i sô’ kia, tên kia đi vơ’i số no…. Vì nó hiện thân nhiều người nên chẳng ai còn biết tên thật của nó nữa.
Cho dù giỏi đến đâu, khôn khéo đến đâu, nó cũng phải trả giá. Có lẽ phúc đức gia đình còn nhiều nên trên mình nó chỉ bị sơ sơ vài vết chém. Bà Phạm thật đau lòng khi thấy thân thể lành lặn đẹp đẽ của nó mang những vết thẹo to tướng. Bà càng đau lòng hơn khi thấy nó xâm đen xâm đỏ đầy mình để che lấp mấy vết thẹo đó. Nó còn đi viện thẩm mỹ sửa đổi mặt mày cho khác đi để tiếp tục lừa đảo. Rõ ràng nó coi thường mọi chuyện, chẳng còn biết sợ là gì.
Có lẽ cái giá lớn nhất nó phải trả là cả gia đình bà từ nó. Ai từ nó thì từ, nhưng trong tâm bà, lúc nào thằng Ngọc Toàn cũng vẫn là thằng con bé bỏng, cho dù nguy hiểm đến đâu đi nữa, bà cũng không thể bỏ mặc nó. Bà sẵn sàng bảo vệ và chở che cho nó dù bà cũng đau lòng cho những nạn nhân của nó lắm.
Chẳng hạn như thằng T.C, cái thằng hiền lành chịu khó làm ăn, nhưng không biết dun dủi sao lại gặp đúng con bà. Nó lừa hết tiền bạc của thằng T.C còn chưa đủ, nó ăn cắp luôn bằng quốc tịch, thẻ an sinh xã hội, bằng cấp của thằng T.C. Với tất cả giấy tờ đó, bây giờ nó nghiễm nhiên trở thành thằng T.C. Bà Phạm đã biết được cái gì gọi là identity theft, cái mà dạo sau này thằng con bà chuyên làm. Truyền hình và báo chí liên miên thông báo, đưa tin, xem identity theft là một trong những tội phạm thường xuyên xảy ra và mau chóng lan rộng nhất nươ’c Mỹ.
Tội nghiệp cho thằng T.C phải gánh chịu mọi nợ nần và hậu quả của các vụ lường gạt của thằng Ngọc Toàn mà chẳng làm gì được thằng Ngọc Toàn, chỉ biết than thở với bà thôi. Thấy thằng T.C bây giờ hết đường đi, không ngóc đầu lên được nữa, bà Phạm cũng xót xa lắm, nhưng bà biết làm sao hơn! Thỉnh thoảng thằng T.C đem đến cho bà xem những lá thư từ các tiểu bang khác gởi về đe dọa cái thằng không cha không mẹ. Thì ra thằng Ngọc Toàn đã cho bà và chồng bà lên bàn thờ bao nhiêu lần để lừa đảo thiên hạ. Có lẽ vai con mồ côi để đánh vào lòng thương hại của thiên hạ cho dễ bề lừa đảo là vai thành công nhất của nó.
Thằng Ngọc Toàn thường dùng giấy tờ tên tuổi của thằng T.C đi lừa đảo hơn hết, vì khó có ai nghi ngờ khi nó có đầy đủ giấy tờ của thằng T.C. Những nạn nhân sau khi biết ra, chỉ còn biết đi nhờ thám tử riêng moi tung tích, chỗ ở của thằng T.C ra. Tội nghiệp thằng T.C, không dám ra khỏi nhà vì sợ bị thanh toán oan uổng…
Bà Phạm chợt nhớ cả tuần nay có nhiều cú phone là lạ gọi lại hỏi nó làm bà vừa ngạc nhiên lại vừa âu lo. Hay là nó lại giở trò bên Denver" Thằng con bà có thể trốn được luật pháp, nhưng làm sao trốn được luật giang hồ. Đâu phải nạn nhân nào cũng hiền như thằng T.C đâu chứ. Bà Phạm nhắm mắt lại để xua đi những hình ảnh nạn nhân thù hận hiện lên trong trí bà.
*
Đang bắc vội nồi canh chua xuô’ng, bà Phạm giật mình khi nghe tiếng phone reo. Bà ngập ngừng không dám nhấc phone vì sợ lại nghe một nạn nhân nào đó gọi đến khóc lóc, than thở thì cái hy vọng mong manh với những viễn tưởng tốt đẹp của bà về thằng Ngọc Toàn sẽ tan đi. Hay có lẽ là nó gọi báo cho bà biết nó sắp về đến chăng" Bà thu hết can đảm nhấc phone lên.
- Hello.
- Tôi không cần biết bà là ai. --Một giọng nói lạnh lùng đang dằn từng chữ trong phone-- Bà hãy báo cho gia đình thằng T.C giả tức là thằng chó Ngọc Toàn đó, nói nhà nó hãy chuẩn bị đi đem xác nó về trong một ngày thật gần...
Bà Phạm buông phone và ngồi phịch xuống ghế. Bà run rẩy như thể nghe bản án tử hình của chính mình. Bà muốn hét lên thật to cho thằng con bà đang ở đâu đó thấu rõ nỗi đau đớn đang xé nát trái tim bà, nhưng tiếng hét không thể thoát ra khỏi lồng ngực bà. Tiếng hét nghẽn lại trong giây phút rồi vỡ ra thành những âm thanh nghẹn ngào, nức nở, đứt quãng tựa như tiếng lá bên hiên, chao đảo, ai oán trong gió chiều thu lạnh lẽo.
"Con ơi là con...
"
TVũ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,942,716
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến