Hôm nay,  

Đi Chợ Farm Cuối Tuần

14/09/200500:00:00(Xem: 104670)
Người viết: ĐÀO ANH VŨ
Bài số 827-1417-254-vb5091505

Tác giả 40 tuổi, cư dân Des Moines, tiểu bang Iowa, hiện là một Chemical Engineerlàm việc tại Compressor Controls Corporation. Đồng thời, tác giả cũng cho biết đang là giáo viên tình nguyện cho các lớp Việt ngữ tại chùa Hồng An. Chợ Farm ở Des Moines, theo bài viết, đang có những em nhỏ tự làm bánh đi bán để lấy tiền cứu trợ bão lụt...
*

Những tia nắng sáng mai len vào mành cửa sổ nhè nhẹ làm tôi chợt thức giấc. Sau một tuần làm việc căng thẳng và mệt nhọc, được thẳng giấc vào những ngày cuối tuần thiệt không có gì sướng bằng. Nhìn qua khe cửa sổ tôi biết trời đã sáng nhưng vẫn muốn nằm nướng thêm một chút nữa.
Đang lim nhim chợt tôi nghe tiếng của Má tôi gọi: "Vũ ơi! Con thức chưa"" Thực sự tôi không muốn lên tiếng trả lời, vì còn muốn tận hưởng thêm giây phút ngủ nướng thần tiên này.
Tiếng Má tôi giọng thêm một lần nữa: "Vũ ơi thức chưa, chở Má đi chợ farm đi con".
Lần này thì tôi đành bật dậy và trả lời cho Má tôi: "Con thức rồi, chờ một chút, con chở Má đi."
Thật ra tôi cũng rất thích đi farm market vào mỗi sáng thứ bảy. Không biết chợ này hình thành từ lúc nào, nhưng từ lúc qua Mỹ đến giờ, lúc mà trời bớt lạnh (vào cuối tháng tư, đầu tháng năm) là chợ được nhóm họp vào sáng thứ bảy mỗi tuần ở đường Court Avenue, downtown của thành phố Des Moines. Nếu tôi nhớ không lầm thì chợ được đóng vào giữa tháng mười khi thời tiết bắt đầu lành lạnh và cây trái hay rau cảI cũng đã hết mùa.
Đường Court Ave cũng là con đường đẹp ở Des Moines, Iowa. Vào buổi tối, những trụ đèn tròn màu vàng lung linh hai bên tạo không khí rất lãng mạn cho khách dạo chơi downtown. Mọi người tập trung ở chợ farm rất sớm, những nông dân Des Moines và những vùng phụ cận chở ra chợ mọi thứ mà họ trồng trọt trong năm, đúng thật là cây nhà lá vườn. Những trái cây, rau cải bày bán nơi rất tươi ngon, đôi lúc do quá vội và không có thời gian, những thứ này còn mang cả đất cát từ nơi trồng.
Cũng giống như những bà nội trợ Việt Nam khác, Má tôi rất thích mua rau cải và trái cây như dưa hấu, táo, lê ở chợ farm. Thật ra giá cả cũng không có rẻ mấy so với trong tiệm grocery store như Hyvee hay Dahl's nhưng đồ ở chợ farm rất tươi. Người bán hàng ở nơi đây hầu hết là nông dân, đủ mọi sắc dân ở Iowa này rất hiếu khách và sảng khoái. Hình như cũng rất thích công việc bán hàng này vào mỗi sáng thứ bảy.
Ngoài dân bản xứ, minorities cũng rất đông, từ Lào, Thái Đàm, HMông, Campuchia, Dutch, Bosnian, Mexican, Colombian, Pakistan, Ấn Độ, etc. đến Việt Nam. Nếu nói U.S.A. là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ thì chợ farm ở Des Moines downtown thực sự cũng thể hiện lên điều đó.


Họ không chỉ bán rau cải hay trái cây, các loại bánh ngọt, hoa Tulip của ngườI Hà Lan, hay bánh chiên đậu của người Ấn Độ, xôi nếp của ngườI Lào, đồ mỹ nghệ của người bản xứ, etc. được bày bán hai bên đường tạo nên khung cảnh đa dạng mà khó kiếm được ở những nơi khác. Nơi đây cũng mang lại sự ngạc nhiên và đầy lý thú đối với khách vãng lai với những chương trình văn nghệ ngoài trời đặc sắc của các ban nhạc nghiệp dư địa phương.
Hôm nay trời mát nhẹ, đã bước qua tháng chin rồi, trái cây cũng bước dần vào cuối mùa. Cũng giống như mọi người, tôi cũng thích đi dạo trên con phố đông đúc này vào những sáng thứ bảy. Ngoài công việc giúp Má tôi xách rau cải và trái cây, tôi thường mua ăn thử những món ăn lạ miệng của các dân tộc khác nhau. Khi thì bánh ngọt Danish, lúc thì mì xào, khi thì bánh chiên Ấn Độ, lúc thì bánh xếp giòn.
Tôi chợt bắt gặp ba em gái nhỏ, tôi đoán tuổi chừng 11 hay 12 gì thôi. Hai trong số đó đầu đen giống mình, tôi cũng không chắc là người Việt Nam hay không. Ba em đứng ngay góc cuối đường, cạnh một cái tray và một cái thùng cũng khá đầy tiền giấy (có cả tờ năm và mười đô). Đi chợ farm hầu như mỗi tuần nhưng đây lần đầu tiên gặp các em. Tôi cũng hơi tò mò vì không biết các em bán cái gì mà xem ra coi bộ mần ăn cũng khấm khá quá.
Thật quá ngạc nhiên khi tôi nhìn thấy những chiếc bánh in đậu xanh hình con thỏ, hình con cá, cái lá giống hệt như những cái bánh chị tôi cùng bạn của chỉ từng làm khi tôi còn nhỏ. Tôi nhớ lại hồi nhỏ tôi rất thích ngồi coi chị tôi làm bánh với cái khuôn cây với hình của các con thú dễ thương. Chỉ nhồi và nhét bột vô cái khuôn rồi gõ mạnh xuống bàn, bốn cái bánh nhảy ra rất đẹp. Đôi lúc nghĩ tới nghĩ lui không đành ăn, nhưng vẫn ăn vì bánh rất ngon. Những cái bánh của các em đã gợi nhớ lại thời tuổi thơ của tôi ngày nào.
Tôi chợt giật mình khi nghe tiếng một em gọi mời: "Do you want to try this cake"" Thêm một cái ngạc nhiên và làm tim tôi có cảm giác rung động khi tôi nhìn thấy cái bảng dán cạnh một bên của thùng tiền "Support to Hurricane Refugees"
Thật rất cảm động khi thấy các em dành ngày nghỉ của mình để làm một việc đầy lòng hảo tâm. Tôi nghĩ rằng các em cũng đã bỏ thời gian để làm những chiếc bánh này (không được khéo lắm). Rời khỏi gian hàng của các em, vị ngọt của chiếc bánh làm lòng tôi ấm lại khi nghĩ về những em bé nhỏ với những bánh in nhỏ nhắn xinh xắn được làm nên bởi những bàn tay của tuổi thơ với tấm lòng thương yêu cao cả với người gặp nạn mà tôi cảm nhận một cách trân trọng.
Những ngày đầu tháng chin 2005

Đào Anh Vũ

Ý kiến bạn đọc
13/07/202414:05:18
Khách
Explore a global where women of different shapes and sizes are the focus, exuding sensuality atlanta divorce attorneys captivating image. Our lineup of versions is diverse and alluring, offering a variety of options to satisfy your preferences. Each body is celebrated as special, showcasing breasts of various sizes that are undeniably captivating <a href="https://sexyhugetits.com/naked-women-small-boobs-big-ass-xxx-images/">naked women small boobs big ass</a>. Whether you prefer natural beauty or improved allure, our galleries function stunning females with breathtaking chests engaging in steamy encounters. With a wide selection of women and breasts sizes to cater to every taste, we are the ultimate destination for an exhilarating experience. Immerse yourself in our enchanting photos and find out the wonder that awaits you. Don't hesitate any more - indulge in the finest collections in this sought-after category.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,995,218
Tác giả là chủ nhiệm sáng lập Việt Báo, giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Tân Mão 2011. Nhân ngày Halloween, lần đầu được phổ biến trong Viết Về Nước Mỹ online.
Thứ Tư 31 tháng Mười, sẽ là Halloween 2012. Trước ngày vui với ma quỉ, mời đọc chuyện ThaiNC gặp ma. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm 2000, nhận giải danh dự và liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông. 
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, quản nhiệm Hội Thánh Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, thêm giải Việt Bút 2009, ông đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện ngắn của ông hiện có tại các tạp chí văn chương trên internet như Da Màu, Tiền Vệ.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. Bài mới của cô là chuyện kể nhân mùa Halloween.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện đặc biệt cho mùa Halloween đang tới.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết, bà cho biết “Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn… 62 tuổi.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng. Bài mới nhất của tác giả viết về bà Mẹ.
Với một loạt truyện tự sự khác thường về đề tài đồng tính và sức mạnh gia đình, Lê Thị đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả, 35 tuổi, cho biết đã đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” hiện hoạt động trong ngành thiết kế thời trang tại New York và Chicago. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tựa đề trên đây không phải cho một, mà là hai bài riêng biệt, của cùng một tác giả. Ông dự viết về nước Mỹ từ năm đầu, từng nhận giải tác phẩm xuất sắc 2002, giải Việt Bút 2010 và hiện là thành viên ban giám khảo chung kết. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Nhạc sĩ Cung Tiến