Hôm nay,  

"cặp Bồ" (đết Tinh) Với Tuổi Thiếu Niên

15/09/200500:00:00(Xem: 23661)
Người viết: CHU TẤT TIẾN
Bài số 827-1417-254-vb6091605

Nhà báo Chu Tất Tiến, một tác giả rất quen của bạn đọc Viết Về Nước Mỹ vừa góp thêm bài mới, về mối lo thiết thân của mọi gia đình. Đây là một đề tài chung, rất mong sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm được viết để chia sẻ. Cám ơn Chu tiên sinh.
*

Ở mấy xứ văn minh, thanh niên thiếu nữ thường bị lôi cuốn vào chuyện "đết tinh" (dating) tức là đi đến chỗ hò hẹn để "cặp bồ". Đây không phải là chuyện cá nhân như mấy người Việt mới qua Mỹ tưởng mà có tính cách trào lưu công cộng, bởi vì hầu như trong tất cả các báo chí dành cho thiếu niên còn dưới tuổi 17, đều có những mục dậy về cách "cặp bồ".
Chính ngay tại các trường Trung Học cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các học sinh "cặp bồ" với nhau nữa. Bởi vậy, cha mẹ Việt ở đây, đa số đều nhức đầu, thậm chí kinh hoảng đến mất ngủ, chỉ vì con gái đến tuổi dậy thì rồi. Một số khóc âm thầm, lặng lẽ đến tiêu hao cân lượng, số khác thì chỉ biết thở dài, rồi mặc "đời cua, cua máy; đời cáy, cáy đào".
Một điều phân biệt rõ ràng là chuyện lo lắng chỉ xẩy ra với con gái mà thôi, còn nếu có con trai đi hẹn hò thì cha mẹ ít lo lắng, và có thể coi như không có gì, mặc dù ảnh hưởng của việc bồ bịch với con trai cũng không ít như học kém đi, vắng nhà nhiều hơn, ít tâm sự với bố mẹ, rồi có thể "tung cánh bay, tìm về tổ ấm" nào đó, dở dang việc học hành. Tuy nhiên, kết quả này cũng ít xẩy ra, và thường thì không quan trọng. Cho nên trong bài này, người viết chỉ nói về chuyện "đết tinh" với mấy cháu gái mà thôi.
Theo một thống kê của Oprah, thì cứ 5 cô nhí đi cặp bồ, có tới 4 cô bị lạm dụng! Chỉ một cô thoát nạn vì lý do hên xui nào đó. Có nghĩa là trong số 100 ngàn cô tới tuổi bồ bịch, có 80 ngàn cô có vấn đề cần kêu cứu. Nhưng trong 4 cô bị lạm dụng đó, có tới hơn 3/ 4 các cô im lặng, chấp nhận hậu quả, không kêu cứu, không giải tỏa tâm sự với bố mẹ hay cô giáo hay bạn bè. Có nghĩa là trong 80 ngàn cô bị lợi dụng đó, hơn 60 ngàn cô im re. Khoảng một ngàn cô phá thai. Khoảng ba đến bốn ngàn cô trở thành bà mẹ trẻ, bỏ học ngay, hay quăng con cho ông bà ngoại nuôi rồi tiếp tục đi học, hoặc đi làm.
Con số kể trên khá lớn, nhưng vì xã hội Mỹ là xã hội mở cửa tuốt luốt với tất cả các cô nhí có bầu, bỏ học, bị uýnh, bị bỏ rơi... nên chuyện thường ngày xẩy ra giống như chuyện dài Nhân Dân Tự Vệ vậy. Các chương trình "to-óc sâu" (talk show) trên truyền hình có dịp để phỏng vấn các cô dài dài. Điều đáng sợ cho các bậc cha mẹ Á Châu là nhiều cô bé Ô Mai lên đài Tivi còn gân cổ lên, cười cợt, coi chuyện đó như chuyện đùa!
Bởi vậy, cha mẹ ở đây cần lưu ý hai chọn lựa sau: Hoặc là cho con gái đi "đết tinh" để chúng khỏi lầm bầm là cha mẹ lạc hậu, rồi giận hờn, rồi đóng cửa phòng, câm nín. Hoặc là cho con đi rồi thắc thỏm, mất ngủ, lo âu, thở dài, sau đó là những ngày tháng u sầu, trầm mặc, nếu có hậu quả không hay.
Có 2 trường hợp các bậc cha mẹ sẽ phải quyết định:
1- Không cho con đi:
Nếu không muốn cho con đi, cũng dễ thôi. Chỉ cần sắp xếp một buổi ngồi xuống, nói chuyện với con về những hậu quả của việc "đết tinh" này. Lợi và Hại phải được phân tích thật đầy đủ.
Lợi: con sẽ có những ngày tháng vui, nếu gặp đúng người tốt, việc tốt (Mr. Right). Nói là "những ngày tháng vui" là vì 99% những cuộc bồ bịch này sẽ chấm dứt không sớm thì muộn. Chuyện tình con nít chóng qua như bóng mây. Nay mai, lên Đại Học, sẽ gặp người khác từng trải hơn, sẽ quên cậu bé "tin" kia rất dễ dàng. Chỉ 1% những mối tình non trẻ này sẽ thành vợ chồng thực sự. Có bồ thì bạn bè không chê là "nhà quê". Có bồ cùng học bài thì vui vẻ hơn, học hành thoải mái hơn, dễ có điểm cao hơn.


Còn Hại"
Quá chừng chừng.
Con-trai-con-nít thường hay ghen hờn vớ vẩn, không được thỏa mãn thường đi nói xấu với bạn bè khác, sẽ kể chuyện hai đứa làm gì cho toàn trường nghe, có thể hành hung, xô đẩy, giật tóc, ném đồ vật vào người, gào thét um xùm, dọa tự tử, dọa giết người, bỏ học, uống ruợu, hít chích... Nếu bồ bịch mà không trở ngại vì nhũng điều trên, cũng trở ngại về việc học hành. Đầu óc lu mờ hết rồi, lấy tinh thần đâu mà học nữa" Đang học giỏi thành học sinh thường. Đang học thường thì tuột dốc xuống lớp dưới! Kết quả thương đau trên hết là bị lạm dụng tình dục hoặc bị hãm hiếp. Có thể có bầu hoặc không có bầu nếu chỉ là lần đầu, nhưng cũng như người đi đôi giầy mới, nâng niu lắm, mà nếu lỡ dính chút bùn thì thôi, cho bẩn luôn, con gái đã bị lạm dụng tình dục một lần mà không nói chi, thì lần sau, sau nữa, nhất định sẽ thành bà mẹ trẻ hồi nào không hay. Con có thể không coi chuyện trinh tiết là quan trọng, theo con, cái gì đẹp nhất của người con gái" Sau này, con lấy chồng, nếu chồng con biết con không còn trinh tiết, liệu có sống yên ổn không" Vậy thì bồ bịch sớm mà làm chi" Hại nhiều hơn lợi. Ráng đợi cho qua tuổi trung học đi, qua Đại học đi, thì tha hồ...
Cũng đôi khi, học Đại học có bồ nhưng vẫn ra trường, nếu có bản lãnh. Ít nhất thì cũng ráng nhịn cho qua tuổi 17, 18, qua Trung Học mà lỡ dở dang thì cũng có việc làm. Còn dưới Trung Học mà đã bỏ lớp thì kẹt con mà kẹt cả cha mẹ, anh chị em luôn một chùm. Cứ trao đổi thẳng thắn với con, hỏi con có thật cần thiết phải có bồ không" Nếu không có bồ, có chết ngay không" Nếu vì không đi "đết tinh" mà phải lăn ra chết, thì bố mẹ sẽ cõng con đi ngay. Còn nếu không đi cũng không chết, thì tại sao lại phải đi và chấp nhận bao nguy hiểm"
Bạn bè cười chê, đã sao"
"Hu ke"" (Who care, anyway")
2- Chấp nhận cho con đi:
Dù chiều con, sợ con chấp nhận cho con đi, nhưng nếu lo tới sự an toàn cho con, vẫn phải hỏi con những câu này:
a- Con đã quen cậu ấy lâu chưa" Nếu mới quen 2, 3 lần thì không nên đi.
b- Cậu ấy đã từng bồ bịch với ai trong trường chưa" Nếu từng bồ rồi, cũng chẳng nên đi. Hắn sẽ đá con như đá gà.
c- Học có giỏi không" Nếu học dốt, chẳng cần quen. Sẽ dốt theo.
d- Bố mẹ hắn có uống ruợu, chửi thề không" Nếu có, có thể hắn sẽ bắt chước.
e- Có chương trình đi đâu chưa" Quán càphê" Ba Ruợu" Nhà hàng" Khách sạn" Từ mấy giờ đến mấy giờ nhất định về" Con có hứa nhất định sẽ về đúng giờ không"
g- Con có tin ở bản lãnh của con không" Nếu gặp chuyện gì xẩy ra, con có bảo vệ được con không" Nếu bạn con ép uống ruợu, hút thuốc, con có chống cự được không"
h- Có nhờ một đứa bạn nào làm cố vấn chưa" Trường hợp phải ở lại trễ, phải nhờ một đứa bạn gọi đến nhắc nhở giùm. (Bố mẹ không nên gọi, sẽ chạm tự ái cô bé, có thể cô bé sẽ làm liều luôn!)
Sau khi cô bé quàng khăn đỏ về nhà thì đừng tìm hiểu ngay, mà phải chờ cơ hội. Nếu bình an, thì theo dõi tình cảm của hai đứa, nếu sau đó có triệu chứng ghen tuông, giận dữ, đe dọa, xô đẩy... phải tìm cách chấm dứt ngay, không để muộn một ngày nào cả. Vì đôi khi, can thiệp quá trễ. Nếu thấy có triệu chứng âm thầm, lặng lẽ, nước mắt ngắn dài, nên tìm hiểu liền. Cha mẹ không hỏi được, thì nhờ bạn hỏi, để giải quyết gấp..
Nói chung, là Không "đết tinh" thì vẫn hơn là Có. Tội gì lao đầu vào chỗ không chắc thắng để bị ôm đầu máu chạy về nhà, phải không quý vị"

Chu Tất Tiến.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,399,646
Những ngày sau 30 tháng Tư, 1975 chắc chắn là những ngày kinh hoàng nhất cho rất nhiều gia đình tại miền Nam Việt Nam. Nhưng đối với một số người, những ngày ấy kéo dài tưởng như vô tận, đến mười mấy năm, mà mỗi ngày là một thế kỷ của nhọc nhằn và mỗi đêm là một trường canh của kinh sợ.
Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã được trao tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của cô là thành lập công ty consulting firm của riêng mình, viết sách technical bán trên AMAZON.COM và sách được sắp hạng Best Seller. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là một nhà giáo, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện đã về hưu và là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60', cựu sĩ quan hải quân, cư dân Glendale, CA. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận giải và hiện là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" của Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài mới góp vui của ông.
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của tác giả là một tự truyện gia đình thương yêu.
Tác giả là cư dân San Diego, cựu sĩ quan VNCH. Trước 1975, tại Saigon, ông là Phóng Viên Hình Ảnh Chiến Trừơng Đài THVN9 và đồng thời là ký-gỉa các nhật báo Hòa-Bình, Xây Dựng, Tự Do... Tới Mỹ trong đợt đầu Di Tản Tị Nạn Cộng Sản 30 tháng 4 năm 75. Hiện nay, ông là một giới chức chỉ huy nhiều chuyên viên kỹ nghệ nặng trong ngành đóng tàu Hoa Kỳ, thuộc hãng Đóng Tàu Nassco, General Dynamics tại San Diego, Ca, USA.
Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm 2000, nhận giải danh dự và liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông. 
Tác giả là một nhà văn, nhà báo, đồng thời cũng từng là nhà giáo, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với sinh hoạt văn hóa truyền thông tại quận Cam. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tên thật Trần Thị Hậu. trước 75 học ở Trưng Vương, Văn Khoa, từng tham gia viết bài cho các Đặc San của trường, các báo Thiếu Nhi, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc. Sau 75 làm ở Trường Kinh Tế Kế Hoạch và Công ty Thủ Công Mỹ Nghệ.
Tác giả đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Ông là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California. Sau đây là bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến