Hôm nay,  

Hạnh Phúc Bất Ngờ

09/10/200500:00:00(Xem: 152738)
- Người viết: NGUYỄN THỊ HUẾ XƯA
Bài số 842-1432-268-vb7100805

Tác giả là cư dân Austin, Texas, làm việc trong bệnh viện thành phố. Bài Viết Về Nước Mỹ thứ năm của bà là một truyện ngắn với khung cảnh bệnh viện.
*
Bác sĩ Paul Bissett, nhìn chăm chú vào những con số trên bản tường trình về kết qủa thử máu rồi ông lẩm bẩm …làm sao có thể thế này được" Thật sự câu hỏi không phải là một thắc mắc mà để diễn tả một tuyệt vọng khi ông ngập ngừng đi về phía phòng 714 nơi người bệnh nhân đang chờ ông đến thăm.
Người bệnh là một cô gái ba mươi mốt tuổi mắc phải bệnh tiểu đường (diabetes). Ông nhớ ngày đầy tiên khi gặp cô gái trong phòng mạch cách đây hai năm. Trước mặt ông người bệnh nhân nhỏ nhoi như một đứa bé mười tám với mái tóc thề buông thả ngang vai, đôi mắt to tròn đượm một nét buồn xa vắng. Cô gái có một nét đẹp dịu dàng á đông pha lẫn một chút tây phương với sóng mũi thẳng cao. Ông giật mình nhìn cô gái như có một chút gì quen thuộc từ trong qúa khứ, như có một liên hệ ràng buộc tự đời nào. Nhưng cái cảm giác đó không tồn tại lâu khi ông bắt đầu cuộc phỏng vấn về cuộc đời và qúa khứ sức khỏe của cô (H&P---History and Physical) để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh.
Cô gái đến từ Việt Nam lúc chỉ mới được ba tháng, bố mẹ đều là người Việt.
Bà mẹ rất trẻ bốn mươi tám tuổi, bố năm mươi, cô là con một không có anh chị em gì cả. Ông bà hai bên nội ngoại đều đã mất hết. Gia đình không ai bị tiểu đường hoặc một chứng bệnh hiểm nghèo nào khác. Một lịch sử về y tế bình thường của một gia đình rất lành mạnh.
Hai năm qua cô gái vẫn đi khám bệnh đều đặn, một năm ba bốn lần vì sự phức tạp của căn bệnh tiểu đường. Trong vòng một năm gần đây cô gái bị đưa vào nhà thương điều trị bốn lần vì những biến chứng của căn bệnh đã ảnh huởng tới thận. Ông vẫn thường tự nhủ là trời không có mắt vì chưa bao giờ ông thấy một bệnh nhân nào trẻ tuổi mà kiên nhẫn và làm theo những lời chỉ bảo của bác sĩ tận tường như cô gái này, vậy mà cô không may vẫn bị biến chứng hành.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh nan giải được liệt kê vào hàng thứ sáu có thể hại đến tánh mạng nếu không giữ kỹ. Có những người không theo đường hướng chỉ dẫn thì bị những sự phức tạp của chứng bệnh như mắt bị mờ, áp huyết cao, bị dị chứng tim hoặc là ảnh hưởng tới sự lưu thông của máu và làm hư thận.
Cô bệnh nhân nhỏ bé này rất chừng mực, một ngày tự thử máu bốn lần trên đầu ngón tay (self testing blood glucose). Vì máu đường không được ổn định nên trong năm qua ông đã đề nghị cô nên mang một cái máy phân phát insulin (insulin pump) trong người để mong lượng máu đường được điều hòa hơn.
Cái máy này giống như một cái computer nhỏ và nhẹ cỡ bằng một cái máy điện thoại cầm tay. Số lượng của insulin được tính (programming) vào máy dựa trên sự sinh hoạt hàng ngày của từng bệnh nhân và mỗi số lượng đó được đưa vào cơ thể qua một cái kim nhỏ gắn vào bụng. Với phương pháp này bệnh nhân hy vọng sẽ điều hòa được mức độ của đường trong máu và tránh được những đảo lộn của cơ thể và tinh thần mỗi lần máu đường lên qúa cao hoặc xuống qúa thấp.
Làm bác sĩ đối với ai ông cũng nhiệt tâm săn sóc nhưng riêng với cô gái này ông có một sự lo lắng đặc biệt, một cảm tình sâu sắc hơn mọi người mà chính ông cũng không làm sao giải thích được.
Ông gõ nhẹ vào cửa phòng. Có tiếng trả lời yếu ớt:
- Xin cứ vào
Mái tóc xõa dài trên gối trắng, khuôn mặt đẹp xanh xao và tấm hình hài nhỏ bé núp dưới làn mền mỏng khiến ông thấy xót xa:
- Andrea có khoẻ không"
Cô gái cố gượng nụ cười:
- Thưa ông vẫn vậy thôi. Ông đã có kết qủa của máu chưa"
Ông đi chậm đến gần và ngồi xuống bên cạnh giường, cầm bàn tay gầy guộc của cô gái nói một cách từ tốn:
- Không được tốt Andrea à!
Đây không phải là lần đầu tiên ông nói một tin không hay với Andrea nhưng lần này giọng nói của ông chất chứa sự lo lắng lẫn thêm một chút hoảng sợ trong đó. Andrea nhìn sững ông chờ đợi ….Ông tiếp tục:
- Có thể phải nghĩ tới chuyện thay thận.
Bàn tay nhỏ bé của Andrea cấu chặt trong lòng bàn tay ông, rồi cô gục đầu vào lòng ông khóc nức nở. Nước mắt của Andrea thấm ướt bờ ngực ông và làm cho ông bứt rứt. Một kỷ niệm nào rất gần trong trí nhớ với những giọt nước mắt tiễn đưa trong qúa khứ. Có một sợi giây liên hệ thiêng liêng nào đó chập chờn trong tâm tưởng nhưng cảm giác đó rồi cũng chóng qua đi như những linh tính nhẹ nhàng thoảng đi trong hai năm vừa qua ông quen biết và chữa trị cho Andrea.
Ông lấy tờ Kleenex chậm nước mắt cho Andrea :
- Tôi biết Andrea khổ lắm cứ khóc đi cho vơi bớt nỗi đau
Andrea nghẹn ngào:
- Ông ơi, chuyện gì sẽ xảy đến…
Những ngày sắp tới là một thử thách, ông phải lo cho Andrea lên được trong danh sách chờ đợi (waiting list) của những người chờ nhận thận (kidney transplant). Sự chờ đợi có thể kéo dài hơn thời gian Andrea có thể đợi chờ. Điều có thể cứu vãn tình hình nhanh chóng nhất là bàn tính với những người trong gia đình xem có ai chịu chia xẻ bớt một trái thận cho Andrea không. Nếu có sự đồng ý thì tất cả mọi người đều phải đi thử xem coi loại máu của ai sẽ hạp với máu của Andrea (matching blood type between the donor and the recipient). Ngày mai ông cần gặp ba mẹ của Andrea trong văn phòng. Ông đã gặp ba mẹ của Andrea trong những lần Andrea nằm trong nhà thương, hai người rất mộc mạc và bộc lộ với ông sự ưu tư của họ về căn bệnh hiểm nghèo của đứa con gái.
- Ừ! Mà ba mẹ tên gì đó Andrea.
Andrea gạt nước mắt:
- Thúy Mai và Văn
Ông tiếp tục gợi chuyện:
-Thế Andrea tên Việt là gì"
- Tường Vi
Tên của một loài hoa hồng nhỏ nhắn, dễ thương mà đã có lần trong một vùng trời dĩ vãng ông đã từng yêu thích. Ông thở dài... Hơn ba mươi năm rồi, qúa khứ và hiện tại nhập nhòa trong đời sống làm ông có những bất ổn nội tâm.
*
Ngày đó ông ba mươi tuổi vừa hành nghề bác sĩ được vài năm thì với chí hướng nhiệt thành của tuổi trẻ ông xin vào binh ngũ, tự nguyện đi qua Việt Nam phục vụ lý tưởng của mình. Ông là y sĩ chiến trường và đã từng chứng kiến biết bao sự đổ máu tàn khốc của chiến tranh trên vùng đất nhỏ bé. Ông nhìn thấy sự chịu đựng vô bờ bến của người dân Việt và từ đó ông đâm ra yêu thương mảnh đất thật thà đó.
Hơn một năm trước khi Sài Gòn thất thủ, ông được lệnh trở về Biên Hòa làm ở bệnh viện Cơ Đốc và nơi đây là khởi đầu của một chuyện tình muôn thưở không quên của ông.


Cái barrack ông làm việc khá yên lành so với những bận rộn tới tấp của chiến trường trong những năm trước. Ông không những chữa bệnh cho những người lính ngoại quốc mà còn chữa bệnh cho những sĩ quan cũng như những người lính Việt Nam.
Một buổi sáng khi ông vào làm thì trong văn phòng ông xuất hiện một bóng dáng làm ông sửng sốt. Bóng dáng nhỏ nhắn của một cô gái với suối tóc mây dài qúa bờ vai, đôi mắt giống như đôi mắt đã diễn tả của Andrea. Cô gái dịu dàng trong tà áo dài tím và đang sắp đặt những lọ thuốc cho có thứ tự trên chiếc kệ gỗ nhỏ. Cô cho biết nhiệm vụ của cô là giúp ông thu xếp chuyện trong văn phòng và thông dịch cho những người bệnh nhân. Từ đó hai người quen nhau và mối tình bắt đầu chớm nở.
Người con gái ông yêu có cái tên rất lạ Lê Thụy Nam, vừa học xong sư phạm nhưng không thích đi dạy, một người anh của cô bạn gái giới thiệu nàng vào làm trong chỗ này.
Thụy Nam hiền lành, ít nói nhưng nàng có những giấc mộng rất lạ lùng so với lứa tuổi của nàng. Đã bao lần nàng bộc lộ ý muốn là một mai sẽ tìm cách gia nhập Red Cross để có dịp giúp đỡ nhân loại. Nàng và ông cùng một chí hướng.
Tình cảm của cả hai càng ngày càng sâu đậm, hơn năm sau ông ngỏ ý muốn gặp gia đình nàng thì Thụy Nam thẳng thắn từ chối, nàng bảo “anh biết đó là điều không thể nào xảy ra, xã hội của em phong kiến lắm”. Ông năn nỉ “nhưng anh yêu em và anh yêu nước Việt của em, anh sẽ làm tất cả những gì gia đình em mong muốn để được gần em”. Thụy Nam vẫn khăng khăng từ chối “Cha mẹ em còn phong kiến hơn cả xã hội”.
Ông quen với nàng đã hơn một năm mà chưa bao giờ nàng nói với ông về gia đình của nàng ngoài sự khó khăn của cha mẹ. Ông không biết nơi chốn nàng cư ngụ, mỗi lần ông hỏi tới thì Thụy Nam đều đùa “ anh đến Biên Hòa thấy căn nhà nào trồng nhiều hoa hồng Tường Vi nhất thì đó là nhà của em”. Ông không biết sinh nhật của nàng chỉ biết là nàng lúc đó hai mươi hai tuổi.
Nơi Thụy Nam ông thấy sự bướng bỉnh dễ thương, một cương quyết mãnh liệt với tình yêu không lối thốt. Ông tôn trọng đời sống riêng tư của nàng nhưng đồng thời ông rất đau khổ vì không tính tốn được tương lai trước mặt. Thụy Nam vẫn thường trấn an ông “anh đừng lo, em sẽ tìm cách…”
Thời gian không đủ cho nàng dự định chuyện của hai người, ngày ông vội vã đến báo tin là ông được lệnh trở về nước gấp thì Thụy Nam chỉ biết khóc ngất trong tay ông. Những giọt nước mắt ấm như những giọt nước mắt thơ ngây của Andrea làm lòng ông nhói đau.
Đêm cuối cùng hai người chia tay ông đã hối hận vì đã để cho sự cuồng nhiệt làm mờ lý trí. Ông và Thụy Nam đã để lại trong đời nhau một kỷ niệm nhức đau ngàn đời bất tuyệt.
Khi Việt Nam rơi vào tay cộng sản, ông đã tìm tòi trong làn sóng người di tản qua bờ đại dương mong tìm được lại bóng hình người ông yêu thương. Ông đã đăng báo, đã loan tin, đã tìm mọi cách nhưng tất cả chỉ là tuyệt vọng.
Ông thất chí trở về học thêm nghành chuyên môn về khảo cứu nghành nội tuyến (Endocrinology), chuyên trị bệnh tiểu đường. Năm tháng qua đi ông vùi đầu vào sự nghiệp, đã một lần tạo dựng gia đình với một bác sĩ đồng nghiệp nhưng rồi cũng thêm một lần nữa dở dang. Năm nay ông đã hơn sáu mươi mà cuộc đời vẫn đơn độc, vẫn ôm hoài hình ảnh nguời con gái phương đông thuở nào.
*
Tiếng của Andrea đưa ông về hiện tại:
-Mệt mỏi qúa rồi ông ơi!
Ông nhỏ nhẹ an ủi:
-Andrea hãy can đảm, tôi sẽ cầu nguyện cho Andrea.
Những ngày kế tiếp ba mẹ Andrea đi qua những cuộc thử máu và hồi hộp đợi chờ. Hôm nay Thúy Mai và Văn lại có hẹn với ông Bissett để biết về kết qủa thử nghiệm đó.
Đối diện với ông là hai khuôn mặt đượm vẻ lo lắng, bần thần. Ông buồn bã giải thích:
- Máu của hai ông bà đều không hợp với cháu Andrea….
Thúy Mai nghẹn lời :
- Có nghĩa là chúng tôi đành bó tay"
Giọng ông Bissett ngậm ngùi:
- Thưa bà, thông thường thì những người trong gia đình dễ có cơ hội hòa hợp máu với nhau, trong trường hợp này qúa nan giải, phải chờ đợi… một đợi chờ có thể lâu dài
Thúy Mai và Văn nhìn nhau ứa nước mắt, cả hai đều buột miệng:
- Chỉ còn có giải pháp…
Tiếng thì thào của Thúy Mai kể về một câu chuyện làm ông Bissett chống váng.
Năm 1975, vài tháng sau khi mất nước, người chị độc thân bà con xa của tôi xin về tá túc trong vùng kinh tế mới với gia đình chúng tôi để che giấu đi nỗi tủi hổ vì đã mang bầu mấy tháng. Trong những ngày tháng khổ sở cùng cực đó chị sống nhẫn nhục trong im lặng.
Khi đứa bé gái của chị ra đời được ba tháng thì gia đình ba mẹ tôi thuê được một chiếc tàu khá lớn đi vượt biên và có rủ chị cùng đi. Chị đã khóc lóc với ba mẹ tôi xin đem đứa bé đi để nó có một tương lai còn chị phải trở về nhà lo cho người cha đang bị bệnh nặng. Ba mẹ tôi thấy hoàn cảnh chị rất tội nên nhận lời với một điều kiện là chị đừng bao giờ tìm cách liên lạc với con và cũng đừng bao giờ nói cho chúng tôi biết gì về người cha của nó. Chị đau khổ đồng ý. Tôi lúc đó mới mười bảy tuổi coi đứa bé gái kháu khỉnh như một đứa em.
Chúng tôi đến California được năm năm thì cha mẹ tôi bị tử nạn xe hơi trong một chuyến đi chơi xa. Từ đó con bé gái là con của tôi, rồi khi tôi và Văn làm đám cưới, chúng tôi không có con được nên chính thức nhận Andrea làm con. Ông thấy đó, Andrea rất xinh đẹp, nó lai hai giòng máu và có những nét giống mẹ.
Bà chị họ xa của tôi vẫn còn ở Việt Nam, sau khi ba mẹ tôi mất tôi có liên lạc và tiếp tục cho chị biết về đời sống của Andrea.
Chị là người giữ uy tín, thấy chúng tôi không có con mà lại thương yêu Andrea nên không hề đòi hỏi gì ngoài việc cám ơn chúng tôi đã lo lắng chăm sóc cho Andrea. Chị mãn nguyện vì biết con đã sống ở một nơi chốn an lành. Chúng tôi không muốn làm xáo trộn đời sống tinh thần của Andrea nên cũng không bao giờ hỏi tông tích về cha của Andrea. Bây giờ vì sự sống của con, chúng tôi sẽ yêu cầu chị Thụy Nam nói về qúa khứ của chị.
Paul Bissett lặng người, trước mặt ông quay cuồng tà áo tím, mái tóc dài, đôi mắt buồn của Andrea và một vùng trời hạnh phúc xa xưa nhưng rất gần trong tâm tưởng.
Ngày mai ông đi thử máu biết đâu ông sẽ chia xẻ được một chút đời còn lại của ông cho đứa con lạc lõng đang sống trong tuyệt vọng.
Nguyễn Thị Huế Xưa

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,537,069
Bà Đoan mấy bữa nay bận rộn với hai đứa con: thằng Doãn lên 9 và con Liên lên 7, hễ bà đi làm về chưa kịp uống ngụm nước thì chúng nó hối thúc đi chợ mua sắm đồ dùng để đi cắm trại. Thân thể mệt nhừ sau 8 tiếng làm trong hãng, bà chỉ muốn về nhà ngồi trên chiếc Lazy-boy nghỉ ngơi chốc lát, nhưng xem chừng số bà lận đận lao đao từ nhỏ
Xin hỏi thực lòng nhé, trên đời này chuyện gì khiến ta vưà vui mừng lại vừa ngao ngán" - Xin thưa, đó có phải là khi ta nhận được thiệp mời đám cưới không" - Taị sao vậy cà " - Đơn giản thôi. Ta mừng vì bạn bè còn nhớ đến ta, hàng xóm láng giềng còn nghĩ đến ta. Nhưng khi phải đi dự tiệc lại là nỗi khổ. Cách đây bẩy tám năm về trước cặp vợ chồng
Khoảng bốn giờ chiều Sandy bấm điện thoại intercom, bảo cô muốn nói chuyện ngay với Bích. Bích vội nhấn nút "save" để giữ laị những gì vừa đánh vào computer rồi mau mắn tới văn phòng riêng của cô ta. Nàng phân vân tự hỏi sao hôm nay cô trưởng phòng có vẻ tư lự, khác hẳn bản tính vui vẻ, hay bông đùa thường ngày.
Nhà tôi và tôi mở nhà hàng ăn tại Mỹ từ năm 1977 tới năm 2002 thì tạm đóng cửa vì lý do sức khỏe. Tính ra khoảng thời gian làm nhà hàng được đúng 25 năm. Trong dự tính nhà tôi còn muốn tiếp tục làm thêm 10 năm cho đủ 35 năm con trâu đi cày. Hiện nay nhà tôi vẫn còn say mê muốn tiếp tục lăn sả vào cơn ác mộng này như một vài
Hình như bất cứ ai khi thấy cảnh-sát thì thường có tâm trạng hơi sờ sợ. Nhất là di dân Việt-Nam như tôi, với ấn-tượng công-an hành xử ở quê nhà, lại thêm chẳng hiểu tiếng Anh thật rành rẽ, nên thấy cảnh-sát là tự nhiên dè chừng! Đang lái xe trên freeway mà thấy bóng xe cảnh-sát là giảm ngay tốc-độ! Nghe còi hụ xe
Tôi sinh truởng ở miền Nam lớn lên theo cuộc chiến, tôi biết Hà Nội qua sách vở, báo chí. Trong chiến tranh tôi nhìn về phương Bắc như một kẻ thù cần phải tiêu diệt, mộng ước của chúng tôi phải đặt chân lên Hà Nội bằng đôi giầy "sô". Nhưng những điều đó chỉ là một ảo tưởng. Kết thúc cuộc chiến 20 năm, nguời Hà Nội gọi chúng tôi
Hồi còn trẻ, trò Thọ vẫn thường rầu rĩ mỗi khi phải thay đổi trường học. Nhưng thời gian trôi nhanh..., mái tóc huyền ngày xưa cầu cứu thuốc nhuộm che dấu màu trắng ai oán, thì Thọ bỗng nhận ra mình là người may mắn được học nhiều trường, có dịp tham dự và làm quen với vô số bạn mới ở nước ngoài. Cách đây 6 tháng
Thành, con trai lớn của tôi nay sắp sửa lên đường đi hỏi vợ. Nhìn con trai trưởng thành, tôi mỉm cười khi chợt nghĩ đến chính mình: mới ngày nào còn là cậu bé mặc quần đùi chơi bắn bi quên cả giờ cơm trưa về nhà bị ba phạt quỳ, mà nay sắp sửa thành "anh xui." Thành năm nay gần 34 tuổi, nó và cô bạn gái quen nhau vì bọn trẻ
Lễ Vu Lan năm nay tám chị em chúng tôi vẫn còn may phước để trân trọng gài cái bông hồng trên áo. Má tôi năm nay trên tám chục tuổi rồi mà má vẫn còn khoẻ mạnh, tiếng nói còn sang sảng, tinh thần còn minh mẫn tuy rằng đi đứng đã có phần chậm chạp. Tại sao chỉ có ngày lễ Vu Lan cho Mẹ mà không có ngày lễ Vu Lan cho Cha"
Một tối ăn sinh nhật ở nhà người bạn láng giềng đã vãn. Bà con bè bạn về gần hết, chỉ còn lại mấy thằng bạn thân quây quần quanh cái bàn nhỏ ở patio, chưa chịu chia tay. Anh H, chủ nhà, bữa nay 49, coi bộ hơi "xừng xừng", và muốn cuộc vui "birthday" của mình tiếp tục "tới bến", nên xách
Nhạc sĩ Cung Tiến