Hôm nay,  

Về Vn Thăm Mẹ, Sau 9 Năm Ở Mỹ

11/10/200500:00:00(Xem: 283961)
- Người viết: PHẠM HỒNG ÂN
Bài số 845-1435-271-vb4101205

Tác giả Phạm Hồng Ân là một nhà thơ rất quen biết với sinh hoạt cựu quân nhân, và cựu tù nhân tại San Diego. Ngay từ năm đầu Viết Về Nước Mỹ, ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*
Chín năm định cư ở Mỹ, tôi vẫn chưa có ý định về thăm Việt Nam. Chín năm quá ngắn ngủi, cho một kẻ trắng tay như tôi, muốn gầy dựng cuộc sống tốt đẹp, bù lại những năm tháng tù ngục ở quê nhà. Nhưng chín năm lại quá dài cho những nhớ thương, những mong đợi ruột rà.
Má tôi đã già. Bà lần mò từng bước đi, khó khăn trong mỗi cách đứng, thế ngồi. Hàng tuần, cứ tang tảng sáng, Má lụm cụm qua nhà hàng xóm, ngồi chờ điện thoại tôi gọi về. Và lúc vừa có tiếng chuông reo, bà đã chụp vội ống nghe, nghẹn ngào nói không nên lời. Má tôi xúc động khi nghe giọng tôi trong máy. Giọng nói quen thuộc của đứa con trai thân yêu, nay dường như xa lạ, qua chín năm dài héo hon trông ngóng.
Rồi có một ngày, lá thư của chị Nhật Nguyễn từ Louisiana gửi đến, trăn trở trong tôi không ngừng :
"...Nhật Nguyễn về Việt Nam lần đầu, sau mười mấy năm trời xa xứ. Về để nhìn mặt Ba lần cuối. Ba đã bị bạo bệnh và rơi vào tình trạng hôn mê - khi Nhật Nguyễn vừa đặt hành lý trên hiên nhà...
Anh còn Mẹ ở Việt Nam chăng" Nếu có, anh hãy một lần về thăm lại gia đình, đừng như Nhật Nguyễn. Khi về, Người đã đi xa..."
Và một thôi thúc lớn nhất, là cú điện thoại thống thiết của Má tôi, như nhắc nhở, báo động cho điều không may sắp xảy ra:
- Con ơi! Chừng nào con về thăm Má"
-Vài tháng nữa, Má ạ! Khoảng tháng mười hai. Con đang lấy vé.
- Tháng mười hai" Lâu quá vậy" Má...sợ...không kịp...
Tôi hoảng hốt: - Không kịp gì" Không kịp cái gì hở Má" Bây giờ, sức khoẻ Má ra sao" Có bệnh tật chi không"
- Không, Má vẫn khoẻ. Con chớ lo...
Chị Nhật Nguyễn ơi! Giọng nói của Má tôi nghe nghèn nghẹn, run run và...yếu đi nhiều. Đúng như lời chị nói, tôi phải trở về, về để thăm lại Má tôi một lần.
Tôi lấy vé máy bay vào tháng bảy, năm 2001. Mười một tháng chín, nước Mỹ bị biến cố thảm khốc. Bọn khủng bố dùng phi cơ dân sự đâm sầm vào hai tòa nhà trung tâm Thương Mại Thế Giới và Ngũ Giác Đài. Một phi cơ dân sự khác, chưa kịp gây tội ác, đã rơi xuống Shanksville ( Pennsylvania), nổ tan tành. Tôi lại hoang mang hoảng sợ, định trả vé máy bay, hủy bỏ ý định trở về.
Nhưng rồi...tháng mười hai lại ồn ào đến, với không khí náo nhiệt của mùa Giáng Sinh. Biến cố đã qua. Nỗi kinh hoàng đã dần dà nguôi ngoai. Hành khách vẫn dùng phi cơ làm phương tiện di chuyển như ngày nào. Rồi, những lá thư, những trông ngóng thiết tha, những cú điện thoại liên tục...Cho đến một hôm Má tôi lâm bệnh nặng. Anh tôi phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tôi tức tốc trở về Việt Nam, trên chuyến máy bay ngay đêm Giáng Sinh năm đó.
Đường về Chương Thiện xa diệu vợi. Chiếc Van của thằng cháu chạy bạt mạng, nhưng tôi vẫn thấy chậm hơn rùa. Quốc lộ đầy ứ xe. Loại gắn máy hai bánh của Trung Quốc tràn ngập các đường phố. Họ lạng, lách, chen nhau một cách vô trật tự. Họ vượt đèn đỏ, phóng qua ngã tư vùn vụt, bất chấp mọi luật lệ giao thông của cảnh sát. Chỉ còn đoạn đường từ ngã ba Cái Tắc vô Chương Thiện non 60km. Vậy mà tôi cảm thấy dài thườn thượt. Đoạn đường chìm ngập trong bóng đêm. Thấp thoáng những mái lá nghèo nàn, với ngọn đèn dầu leo lét, tối tăm. Rồi, tiếng ghe máy xình xịch trên kinh. Tiếng ca vọng cổ cất lên giữa không gian vắng lặng. Tất cả những âm thanh đó, khơi lại thời trai tráng của tôi, đã hơn một lần nổi trôi theo sóng nước.
Chiếc xe vừa dừng lại trước cổng bệnh viện, tôi vội chạy nhanh vào khu nội khoa. Trời ơi! Má tôi nằm trên giường bệnh đây chăng" Một cụ già nhỏ bé, còm cõi, chỉ còn da bọc xương - đang thều thào một cách tuyệt vọng. Rất khó khăn lắm, Má tôi mới nhận ra tôi. Bà chậm chạp đưa bàn tay gầy gò nắm lấy tay tôi. Và những giọt nước mắt lặng lẽ ứa ra, ướt đẫm mặt gối...
Đêm đó, tôi thức tới sáng để làm một bài thơ nói về Má. Và bài thơ này, chị Phương Lan ở Sài Gòn đã tự nguyện ngâm lên, nghe rất cảm động:
TÔI VỀ NHÌN MÁ TRÊN GIƯỜNG BỆNH
Tôi về dẫm dấu giày lang bạt
Hồn lạc loài như đứa trẻ hoang
Tôi về ôm trái tim tan nát
Nhìn Má nằm im thở nhọc nhằn.


Tôi về úp mặt lên tay Má
Tìm lại bình yên thuở thiếu niên
Ôi, cánh tay gầy như cánh lá
Vườn đời lận đận một niềm riêng.
Tôi về gối mộng lên nguồn cội
Nghe ấm từng chương lục bát xưa
Mười năm tựa áng mây trôi nổi
Bèo giạt, hoa trôi...
chuyện nắng mưa.
Tôi về nhìn Má trên giường bệnh
Bên ánh đèn phai nhạt bóng đêm
Má ơi, con đốt trầm hương cũ
Tìm lại bình yên thuở thiếu niên.
Tôi ngồi thu lu trên chiếc ghế bệnh viện, thiếp đi giây lát. Đêm qua, tôi không ngủ được. Má tôi nằm bất động, trong tình trạng nửa mê nửa tỉnh. Má đã kiệt sức nặng, không thể tự nuốt viên thuốc vào cổ họng được. Anh tôi phải nghiền thuốc thành bột, hòa với nước, đút cho Má uống từng muỗng nhỏ. Giấc ngủ, bây giờ, lại đến một cách mệt mỏi. Nó cứ chập chờn mộng dữ, loáng thoáng những biến động xung quanh.
Tôi muốn ngủ một giấc thoải mái, quên đất quên trời, xua tan đi mọi đau thương đang chồng chéo quanh đời. Nhưng, tiếng gọi nhau ơi ới trong các phòng bệnh, tiếng nước xúc miệng rọt rẹt trên các hành lang, tiếng khóc lẫn tiếng cười vang vang trên lối đi...làm tôi choàng dậy. Tôi ngó thông thống ra cổng bệnh viện. Chương Thiện hừng sáng. Dãy quán phía trước đã cựa mình, thức giấc. Những ngọn lửa bùng cháy. Những cái bàn kéo ra, choán dài trên lề đường. Mùi trà, mùi cà phê ...bốc lên. Mùi thức ăn ngan ngát. Hoà lẫn với mùi nước tiểu ngai ngái, mùi cống rãnh hăng hắc. Tất cả trộn vào nhau, dễ dàng trộn vào nhau, một cách đời thường.
Chín năm ở Mỹ. Chín năm, vợ chồng tôi đùm túm với nhau trong một chung cư rẻ tiền, nằm nơi khu bình dân phía đông của San Diego. Tuy chung cư rất cũ, nhưng với tôi, tiện nghi hơn căn nhà lá rệu rạo của Má tôi rất nhiều. Ôi, căn nhà lá dột trước trống sau, cột chao kèo lệch. Vậy mà, nó đã là nơi trú ẩn của gia đình tôi, là nơi cưu mang tôi từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành. Mùa nắng, căn nhà lấp lánh ánh sáng. Hằng trăm mảng nắng, rực rỡ xuyên qua khe lá, rớt tinh nghịch xuống nền nhà. Tối đến, khung cảnh dường như thơ mộng hơn - ánh trăng xuyên thấu qua mùng, rải thần tiên đầy trên gối, đưa tôi vào giấc mộng êm đềm của tuổi ấu thơ. Mùa mưa, cực nhất. Má phải bắt thang lên mái, chèn lại tấm lá, buộc lại sợi lạt. Thế mà, mưa vẫn dột. Mưa dột từng hạt. Hạt này đến hạt kia. Rồi, cả chuỗi hạt...đua nhau rơi lách tách xuống nền nhà. Má phải chạy lăng xăng đi kiếm từng cái thau, từng cái lon...để hứng nước. Gặp trận mưa dầm, Má đành loay hoay trên nền nhà lầy lội đó - suốt ngày, suốt đêm.
Tôi nhớ đến bữa cơm đoàn tụ, trong căn nhà nghèo khổ này. Hiếm hoi lắm, mới có đủ mặt anh em tôi. Hiếm hoi lắm, những thằng con từ chiến trường khắp nơi, rủ nhau về cùng một lúc. Khi ấy, Má tất bật suốt ngày. Cái bếp, tội nhất, không ngớt lửa hồng. Món này đến món khác, Má cứ liên tục nấu nướng, cho anh em chúng tôi ăn uống thỏa thuê. Những bữa đoàn tụ như thế, Má lặng lẽ tìm một góc nhỏ nhoi, kín đáo nhìn từng đứa con. Má nhìn từng đứa, rồi kéo khăn lên lau nước mắt. Má buồn cho thân phận nhà nghèo, không đủ sức nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn.
Sau chín năm ở Mỹ, tôi vẫn cà rịch cà tang, chưa khá hơn ngày xưa chút nào. Đồng lương đã tối thiểu, lại bị xâu xé bởi các quan hệ chằng chịt của đời sống. Nào bảo hiểm xe cộ, bảo hiểm sức khỏe, an sinh xã hội, tiền nhà, tiền bill, tiền học, tiền chợ, đám cưới, đám ma, niên liễm, cứu trợ...v..v... Còn lại một ít, gửi về Việt Nam, chia tứ chia tam cho các thân bằng quyến thuộc trong gia đình. Tôi chưa cất được một căn nhà, tạm gọi là khang trang, cho Má tôi an vui trong tuổi cao niên. Bây giờ, biến cố xảy ra quá nhanh chóng. Má tôi lâm bệnh. Lâm trọng bệnh. Những đồng đô la tôi dành dụm từng giờ từng ngày, những chai thuốc đắt tiền, cộng với tấm lòng báo hiếu thiết tha... đã trở nên vô nghĩa trước sinh mạng của Má tôi rồi"
Dần dà, ngày trở lại Mỹ của tôi cũng phải đến. Trước khi đi, tôi đem Má về nhà, mướn bác sĩ chăm sóc hàng ngày. Vài tuần sau, một email của cô cháu từ Việt Nam báo tin: Má từ trần. Tôi lặng người trong giây lát. Tôi không thể cưỡng lại những điều định mệnh đã an bày. Những điều phải đến - giờ đây - nó đã đến. Tôi chỉ còn biết làm dấu thánh giá, rồi... gục mặt xuống chiếc bàn quen thuộc hàng ngày.
PHẠM HỒNG ÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,156,778
Đang lang thang "ngắm tủ kính" trong khu Phước Lộc Thọ như một người "Di Tản Buồn", Linh giật bắn người khi bị một người vỗ mạnh vào vai. Linh quay lại nhìn với khuôn mặt đằng đằng sát khí thì nhìn thấy ngay một khuôn mặt nham nhở vừa cười vừa nói: - Chị Linh! Nhớ em hông" Hoàng nè! Hoàng hồi xưa ở bên Baton Rouge
Xin thưa với bạn có hai cái "sai" ở tựa đề. Thứ nhất, Ông Mandino không phải là một thương nhân mà là tác giả của quyển sách có tựa đề trên. Thứ hai, "lắm của" ở trong quyển sách self-help này (ta thường gọi là loại sách tu thân), "The Greatest Salesman in the World", không chỉ có nghĩa là của cải
Từ đêm đưa thuyền rời quê đã hơn 30 năm, nay dù muốn hay không, tôi vẫn phải về thăm lại, cha mất mới đây, mẹ còn khỏe, cả hai đều đã gần 100 tuổi. Trên cùng chuyến bay sang VN, may tôi lại gặp ông bà Nguyễn Quang Liên, một ông bạn cũ từ xưa ở Saigon, Tôi được biết thêm chuyện và kể lại: Quen lâu năm, biết ông là
Nàng nghe có tiếng cửa mở, nhưng không để ý. Nàng nhìn đồng hồ đeo tay thấy năm rưỡi thì biết ngay là lão đã về. Nàng vừa cười vừa nói chuyện điện thoại, rồi nhìn lão hất hàm ra dấu cho lão biết có thức ăn trên bếp. Lại món gà kho, ngán quá. Lão đi vào phòng ngủ thay đồ, nghe loáng thoáng tiếng nàng trên điện thoại: "...vậy à"
Ngày còn nhỏ, tôi trông thật gầy gò, ốm yếu, tính tình lại nhút nhát lắm. Mẹ tôi sanh tôi thiếu tháng, chẳng biết sao mà hồi đó tôi lại sống được cũng lạ! Lớn lên một chút, chừng năm sáu tuổi, tôi đã biết thế nào là ăn đòn, vì bố tôi rất dữ đòn đối với con cái, một phần vì thích hàng xóm thấy mình dữ với vợ con, còn phần nữa thì tôi
Mẹ tôi năm nay 86, bắt đầu trở bệnh lãng trí nặng. Khi thì cụ thống trách đôi tay đôi chân vụng về, lẩy bẩy, vô dụng của mình. Khi thì cụ lộ vẻ hoảng hốt hoặc tự dằn vặt về những đổ vỡ, hư hại do sự "hoá đần độn" của mình gây ra. Khi thì cụ uất ức vật vã kêu khóc vì nhận ra giai đoạn tang thương cuối đời đã thực sự đến với mình rồi.
Tôi hỏi người bán vé: Từ đây đi Washington DC giá bao nhiêu và xe chạy mất mấy giờ và nếu tôi là người có tuổi thì bớt được bao nhiêu" Ngửng lên nhìn tôi, ông ta vừa bấm máy bán vé vừa trả lời: Ông được bớt còn 145.37 xu, còn nếu ông mua trước 7 ngày thì giá vé trong khoảng từ 80 đến 119 dollars tùy theo xa gần.
Lúc 12giờ đêm Lão Cát lai ra đi, một cái chết lặng lẽ cũng như cuộc sống vốn thầm lặng của Lão ! Bệnh viện F.V có lẽ là nơi Lão đến đó lần cuối trong chặng đường đời nhiều nổi truân chuyên, bộ óc bình dị đầy lòng nhân ái ấy đã thôi không còn thao thức trong quãng đời già nua ... Tôi viết câu chuyện này, tham dự cuộc thi
Đi làm về, nếu không đi chợ thì về thẳng nhà, nhìn xung quanh căn phòng của một người độc thân, cái gì cũng lặng lẽ. Từ cái bàn, chiếc ghế, cái Ti Vi trong góc, một chiếc gối, ngay cả chiếc gối để ôm gác phía dưới chân, cái mền kẻ những sọc vuông không hoa hòe xếp phẳng phiu ... cái gì cũng như tỏa ra một mùi vị lặng lẽ
Chiều nay, thứ sáu 28/4, trên đường lái xe đi làm về, chợt nhớ Chủ Nhật này là 30 tháng 4. Lại 30 tháng Tư nữa rồi! Chẳng hiểu sao tôi lại quyết định sẽ viết một mẩu truyện về đời mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ 31 của ngày này. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ mình đã 50 rồi, đời cũng đã từng trải, chả còn sợ sệt gì nữa khi muốn nói ra những điều mình nghĩ, ít ra là về cuộc đời của mình. Năm 1987, sau năm tháng sống
Nhạc sĩ Cung Tiến