Hôm nay,  

Một Lần Ghé Thăm…

22/11/200500:00:00(Xem: 157771)
Người viết: LÊ KHÁNH THỌ

Bài số 877-1468-204-vb4112305

*

Lê Khánh Thọ là một họa sĩ định cư tai Pháp. Năm 2002, bà nhận giải hội họa Pháp lần thứ hai, đồng thời cũng được giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Hiện nay, bà sống tai Châteauroux, France. Công việc: Dạy Pháp ngữ cho đồng bào tị nạn Việt nam và Á Rập -Animatrice viện dưỡng lão Pháp- và làm thông dịch cho cộng đồng Việt tai Châteauroux- France. Bà cho biết thường du lịch Mỹ thăm thân phụ và 4 anh em. Bài viết mới lần này là chuyện từ Việt Nam. Hình trên là cảnh buổi phát quà tại hội trường “Trung tâm bảo trợ xã hội Đà nẵng.” Có thể hình dung hàng ghế đầu là hai nhân vật Việt kiều Thi và Hạnh.

*

Trở về Đà nẵng vào mùa hè 2005, Thi tới thăm Hạnh, người bạn gái thời tiểu học. Mẹ Hạnh đang ngồi trước sân chuyện trò với một bà già hàng xóm. Hai khuôn mặt nhăn nheo rạng rỡ nụ cười. Thi chợt nhớ tới những người già cô đơn ở viện dưỡng lão vùng Colorado Springs, nơi nàng làm việc, hàng ngày nàng quen thuộc với những khuôn mặt trầm ngâm buồn bã, đời sống vật chất dư thừa nhưng thiếu thốn tình thương. Thi nói với Hạnh:

-- Những người già ở xứ mình có thể thiếu thốn về tiện nghi vật chất nhưng về mặt tinh thần sướng hơn những người già bên Mỹ.

Hạnh phản đối:

-- Thi chưa vào viện dưỡng lão ở đây Thi chưa biết, họ thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần.

Thi ngạc nhiên :

---Thi cứ tưởng xứ mình không có viện dưỡng lão. Thi nghĩ họ ở với con cái, nếu không con thì ở với cháu.

---Lâu nay Hạnh chuyên làm việc xã hội, Hạnh biết có một số người già không con cái hoặc bị con cái bỏ rơi, hiện sống cơ cực ở Trung tâm bảo trợ xã hội. Khẩu phần của họ mỗi ngày chỉ có 5.000 đồng. Tính theo vật giá thị trường thì quả là vô cùng eo hẹp ! Cơm hộp bình dân giá thấp nhất 5.000 đồng. Ổ mì thịt 6.000 đồng. Tô bún thịt 10.000 đồng. VớI số tiền nhỏ nhoi 5.000 đồng một ngày, dĩ nhiên họ bị cơn đói dày vò kinh niên.

Thông thường những nhà hảo tâm mua nhu yếu phẩm phát cho họ như xà phòng, mì gói…Họ tâm sự với Hạnh rằng họ mong ước được nhận tiền.

---Họ có đông không "

---Trung tâm bảo trợ xã hội chứa khoảng 180 người. Ở đây sự điều hành kém hữu hiệu vì trung tâm nhận đủ thành phần : người già, kẻ tàn tật và mù lòa, bịnh tâm thần loại nhẹ, những người vô gia cư và con nít.

Thi hỏi :

---Thi chỉ phát tiền cho ngườI già và kẻ tàn tật thôi được không

Hạnh hốt hoảng :

---Không được đâu! Những người kia xúm vô đánh Thi chết! Họ cũng đói dài.

Nghe đến chữ “đói”, Thi bỗng nhớ lại khoảng năm 77-78 gia cảnh sa sút thảm hại, Thi bị cơn thèm ăn dày vò thật khủng khiếp! MỗI lần đi ngang khu chợ Tân Định, mùi thơm của phở, của bánh bông lan… ngào ngạt hành hạ Thi bủn rủn chân tay, chao ơi là khổ sở và xấu hổ… nuốt nước miếng ừng ực ! Trong giây phút đó, Thi chỉ cầu mong phép lạ, biết đâu có tờ bạc nào rơi trên đường! (nàng chú tâm nhìn xuống đất!).
Biết đâu ta sẽ ra ngoại quốc và ta sẽ xơi một lần 3 tô phở bự và cả chục cái bánh bông lan cho « đã » cơn thèm khát!

*
Bước qua cổng “Trung tâm bảo trợ xã hội Đà nẵng” ở Hòa Khánh, Thi gặp Phó giám đốc, một người đàn ông trạc ngũ tuần, giọng Quảng nam. Ông đang giải quyết vụ thằng bé 14 tuổi ở Huế ăn cắp tiền cha mẹ, trốn vào Đà nẵng tiêu hết tiền lang thang thì bị công an hốt, ông vừa liên lạc gia đình tới nhận con về. Ông cho biết những người vô gia cư thuộc tuổi lao động chỉ ở đây vài ngày rồi đưa đi vùng Kinh Tế Mới, còn những đứa trẻ được gởi vào trung tâm giáo dục học nghề. Thấy Thi chăm chú nhìn vào tấm bảng đen có ghi hàng chữ « Ngày mai chủ nhật ăn bún chả cá », ông giải thích:

---Thỉnh thoảng có những nhà hảo tâm giúp một bữa ăn ngon, tui ghi lên bảng cho họ biết.

Một bà già từ ngoài cửa bước vào, tay cầm vài lá trầu xanh và hai trái cau. Ông nói thêm :

---Bà già này thèm trầu, có chút tiền là dông ra chợ ngay.

Bà già gật đầu chào mọi người. Ông nói:

---Bà vào thông báo cho tất cả chuẩn bị tập họp ở hội trường. Sắp phát quà đó!

Bà già cười, đập khẻ vào vai ông, giọng Quảng thân mật :

---Thôi đừng giỡn choa ! Lồm chi có chiện đó! (Thôi đừng giỡn cha! Làm chi có chuyện đó!)

Đợi bà già khuất sau cánh cửa, ông hạ giọng :

---Bả không tin tui vì ít khi có người tới phát quà.

Ông gọi nhân viên thông báo tập họp và mời Thi cùng Hạnh đi theo ông. Thật bất ngờ! Khi bước chân vào hội trường, một tràng pháo tay chào mừng nổ như pháo Tết làm Thi sững sờ, không ngờ mình được họ đón tiếp trọng thể đến mức độ này ! Hai dãy ghế đầy nhóc cả người. Một bên gồm bà già và trẻ em. Một bên gồm ông già và thanh niên. Một số ngồi bệt dưới đất vì thiếu ghế. Những gương mặt khắc khổ hớn hở chiếu tướng vào Thi, bỗng nhiên nàng cảm thấy mình giống như một nhân vật quan trọng.

Phó giám đốc cầm micro giới thiệu và thêm câu cuối làm Thi điếng người “Yêu cầu chị Thi phát biểu vài lờ”. Tiếng vỗ tay vang rân. Biết mình không có khiếu nói chuyện trước đám đông, nàng than thầm: Trời ơi biết nói gì đây!". Nàng ấp úng: “Tui cám ơn sự đón tiếp nồng hậu của quí ông bà. Tui chỉ có món quà nhỏ gởi tới quí ông bà và kính chúc quí ông bà một tương lai tươi sáng hơn”.

Lại thêm một tràng vỗ tay nữa. Nàng ngượng chín cả người vì thấy lời nói của mình mỉa mai vô lý. Làm sao có nổi một tương lai tươi sáng trong đất nước nghèo nàn đầy dẫy sự bất công này!"

Loay hoay với máy hình trở chứng, Thi chán nản:

---Thôi khỏi chụp hình.

Phó giám đốc sốt sắng:

---Chị để tui sửa cho.

Đám đông bắt đầu lao xao ồn ào. Một giọng đàn ông bực bội:

---Phát thì phát lẹ cho rồi!

Thi nói nhỏ với phó giám đốc:

---Họ chờ lâu quá sốt ruột ông ơi! Thôi khỏi chụp hình. Tui phát nghe ông.

Phó giám đốc nhìn vào đám đàn ông và lớn tiếng thị uy:

---Các ông nôn chi mà nôn dữ rứa! Trước sau chi cũng phát mà! Phải có mấy tấm hình đem ra nước ngoài cho người ta biết, người ta mới tới đây giúp các ông nữa. Chuyện chụp hình là chuyện quan trọng bộ mấy ông không thấy sao!

Mấy bà già nhao nhao:

---Đúng đó! Ông nói đúng đó!

Vài phút sau Phó giám đốc đắc ý bảo Thi:

---Tui sửa được rồi. Chị phát đi, để tui chụp cho.

Đám đông mừng rỡ nhốn nháo. Thi trao cho Hạnh xấp tiền phát dãy đàn ông, Thi phát dãy đàn bà. Những đôi tay đưa ra nhận quà, ánh mắt rạng rỡ niềm vui. Họ không biết rằng một niềm ấm áp đang choáng ngợp cả tâm hồn Thi. Hình ảnh của họ là hình ảnh của nàng ở bên Mỹ… Vào những năm tháng thất nghiệp, nàng cũng đưa tay nhận lãnh tiền trợ cấp xã hội của người Mỹ.

Khi phát xong, Thi ngồi chò hỏ cạnh những người thiếu ghế thì bất ngờ một bà già cầm tay Thi nâng lên mũi hôn, đôi mắt bà chứa chan cảm động. Bà không biết rằng Thi còn cảm động hơn bà !

Phó giám đốc dẫn Thi vào phòng những người đàn ông tàn tật. Mùi khai nước tiểu xông lên nồng nặc. Căn phòng nghèo nàn với những cái giường cũ kĩ. Người mù, người cụt tay, người cụt chân, người có đôi chân nám đen run rẩy nhắm nghiền đôi mắt. Ôi, buồn quá !

Trong căn phòng của những người đàn bà bất lực cũng ngai ngái mùi nước tiểu. Họ không thể đi xa, chỉ quanh quẩn bên chiếc giường trải chiếu xác xơ. Một bà thều thào:

---Cô ơi, cô để tiền trên gối cho bà mới vào cầu tiêu nghen cô.

Một bà khác lẩm bẩm:

---Đi cầu không lựa giờ. Nhằm lúc phát tiền mà đi cầu!

Những người làm công ở đây cũng không khá hơn bao nhiêu! Trông họ khắc khổ gầy gò thiếu ăn và họ cũng nhận tiền với sự hoan hỉ.

Ngoài sân đám trẻ vào lứa tuổi dậy thì đang chơi đá banh. Một đứa chạy tới Thi, thở hổn hển :

---Cô ơi cô, cô cho tụi con tiền mua trái banh, banh của tụi con cũ quá rồi!

---Trái banh bao nhiêu tiền"

---Dạ 60 ngàn.

Thi đang thầm so sánh khẩu phần ăn một ngày 5 ngàn và giá trị của trái banh, chưa kịp trả lời thì đứa trẻ lo lắng khẩn khoản:

---Cô cho bao nhiêu cũng được, tụi con sẽ góp thêm.

Nhận 60 ngàn, nó chạy lòng vòng la lớn:

---Tụi bây ơi, tụi mình có tiền mua banh rồi.

Cả bọn bỏ chơi banh, bu lại đứa cầm tiền, ồn ào mừng rỡ như trúng số.

Thi thở dài. Niềm vui của tuổi trẻ Việt nam thật đơn giản, chỉ cần một trái banh mới chơi chung với nhau là thấy cả một bầu trời hạnh phúc!

Thi quay lui nhìn lại một lần cuối những mái tóc bạc đứng lố nhố trước hàng hiên đưa tay vẫy vẫy. Một bà già nói vọng theo:

---Cô nhớ trở lại nghe cô.

*

Buổi sáng Thi lang thang với con Minie, dạo quanh bờ hồ vùng Colorado Springs mờ ảo sương mù tràn ngập lá vàng rơi, miên man nhớ tới không khí ồn ào, những cơn mưa Ngâu và sức nóng mùa hè Đà nẵng. Nhớ từng nụ cười của kẻ quá giàu và quá nghèo. Nhớ những người già cô đơn gầy còm thiếu ăn trong viện dưỡng lão của Xã hội chủ nghĩa Cọng sản.

Từng đợt gió nhẹ mùa thu nước Mỹ dịu dàng mơn man làn da rám nắng biển Mỹ Khê thật là dễ chịu! Thi ngửa mặt nhìn bầu trời trong xanh, hít thật sâu không khí trong lành và lắng tai nghe tiếng chim kêu ríu rít. Sự tĩnh lặng dường như là âm thanh huyền diệu vang vọng: “Thi là người may mắn được sống trên đất nước tự do”.

LÊ KHÁNH THỌ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,103,873
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến