Hôm nay,  

Còn Đâu Câu Nói Yêu Em!

22/01/200600:00:00(Xem: 106862)
Người viết: cánh chuồn chuồn

Bài số 917-1517-241-vb8012206

*

Bài thứ hai là ý kiến ngắn của tác giả về ngôn ngữ Mỹ Việt, qua cách dùng tiếng Yêu.

Theo đà lạm phát ngân sách quốc gia, và thâm thủng mậu dịch, hiện nay nước Mỹ còn bị đe dọa bởi một sự lạm phát trầm trọng về ngôn ngữ - sự lạm dụng của chữ ‘love’, dịch nôm na ra tiếng Việt là ‘yêu’.

Với sự tôn thờ chủ nghĩa cá nhân cao độ, con người ở đây càng ngày càng cuộn tròn lại trong cái vỏ ngục tù vị kỷ. Tình yêu thường đựơc giới hạn trong phạm vi nhỏ bé của gia đình: tình nhân, vợ chồng, con cái, ... Tình thương đối với gia đình, có thể vì hoàn cảnh sống, có thể nói là đã bị đơn giản hoá rất nhiều - con cái ở Mỹ có khuynh hướng thoát ly gia đình để sống tự lập lúc còn trẻ tuổi. Còn tình yêu dân tộc, đất nước, tổ quốc thì chỉ là những khái niệm mơ hồ trong ý thức hệ này.

Chẳng biết đã có ai suy nghĩ và phân tích thử về sự ‘đơn giản hóa’ của khái niệm ‘tình yêu’ trong xã hội vật chất này chưa" Chẳng biết sự kiện này có phải chăng là kết quả của sự nghèo nàn của Anh Ngữ trên phương diện tình cảm" Trong tiếng Mỹ, chữ ‘love’ được xử dụng một cách khá bừa bãi. Đụng đâu là ‘love’ đó. Ta có thể tìm thấy những thí dụ cụ thể trong sự sinh họat hằng ngày như: I love my country, I love my car, I love pizza, I love rock’n roll, the dog loves the bone, I love you, I love my dog, ... Với cái lối nói như vậy, chữ ‘love’ mất dần đi tính cách thiêng liêng của nó; vốn dùng để diễn tả tình cảm quý giá của con người. Đặt tình yêu quê hương đất nước ngang với tình yêu dành cho miếng bánh hoặc tình yêu của con chó dành cho miếng ăn của nó phải chăng là khôi hài.

Trong tiếng Việt, sự yêu thích của con người ta cũng có tôn ti trật tự đàng hoàng. Nhắc đến quê hương thì ta nói tới ‘yêu’ đất nước tôi, nghĩ đến xe cộ thì ta nói tới ‘thích’ chiếc Mercedes, đói bụng mà có người dẫn đi tiệm thì tôi ‘khoái’ ăn pizza, vặn radio thì tôi chỉ ‘mê’ có nhạc rock ... Nếu tôi có nuôi chó thì con chó của tôi không có tư cách nào để xài tới chữ ‘yêu’, có ngon lắm thì tôi cho là nó ‘chịu’ khúc xương.

Chữ yêu trong tiếng Việt được dùng để diển tả tình cảm thiêng liêng giữa con người và con người và xa hơn nữa thì với đồng bào, tổ quốc. Chẳng bù với lời nói xổ sàng và đơn giản của Anh ngữ. Cứ theo đà phát triển của xã hội Hoa Kỳ như hiện nay thì chẳng mấy chốc chẳng ‘còn đâu câu nói yêu em’.

Càng nghĩ sao lòng mình càng thấy yêu chữ ‘yêu’ của tiếng Việt. Ngọt ngào và thắm thía thay câu hát: ‘Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời. Mẹ hiền ru những câu xa vời ...’

Cánh Chuồn Chuồn


Ý kiến bạn đọc
11/04/202404:40:57
Khách
glass prescription lenses <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> blue pill
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,460,630
Thường thường thì những người đau lưng ở trong độ tuổi 45 trở lên, nhưng có một số lớn các người trẻ dưới 20 tuổi cũng mắc phải
Tỉnh dậy trong căn phòng hồi sinh của bệnh viện với cảm giác dã dượi, tôi khẽ cựa mình, cảm thấy đầu nặng như chì nhưng người lại nhẹ tênh , dập dềnh như đang trôi theo đám mây, có tiếng nói vang lên ngay bên tai:
Năm nay, buổi lễ trao giải thưởng Viết Về Nước Mỹ được tổ chức vào ngày thứ bảy, 28/06/2008 tại Rose Garden Center, thành phố Westminster.
Khi cây lúa lên hơi cao chúng tôi phải đi nhổ cỏ lúa. Cả tuần mà chúng tôi vẫn không phân biệt được lúa và cỏ lúa, nhổ lung tung.
Sau 1975, miền Nam Việt nam bị thua trận. Thế hệ trẻ chúng tôi là con cháu của những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đều như đàn ong bị vỡ tổ, bay tứ tán.
Từ mấy tháng trước, NA nhân giờ ăn trưa đã chạy tới tòa soạn Việt Báo gặp chị Nhã để mua cuốn sách mới tái bản của nhà văn Nhã Ca "Giải Khăn Sô Cho Huế" tại tòa soạn, với ý định thăm, và xin chữ ký trên cuốn sách của chính tác giả.
Tôi sống trên đất Mỹ từ cuối năm 1989. Sau 5 năm thi đậu citizenship và đã đi bầu cử nhiều lần rồi mà tôi vẫn không biết và không có ý niệm gì về những nhân viên làm việc tại phòng phiếu cả.
Mục sư Lữ Thành Kiến là một nhà văn Tin Lành mà tôi yêu thích. Ông không chỉ viết báo Đạo cho các đặc san Tin Lành nhưng cũng viết cho các tờ báo khác của đồng hương Việt Nam
Chà, thư kỳ này của anh Năm hơi lạ. Anh nói chị Năm lo dùm là hồi này nước Mỹ có vẻ không khá vì đọc báo thấy dân Mỹ lằm bằm than thở đủ thứ chuyện, từ nhà cửa sụt giá tới xăng dầu lên giá.
Năm 1990 gia đình tôi được qua Mỹ theo diện HO. Tính đến nay đã được hơn 17 năm biết bao vật đổi sao dời, nhưng những việc xảy ra trong đời vẫn hằn in trong trí nhớ.
Nhạc sĩ Cung Tiến