Hôm nay,  

Hai Đóa Hoa Hồng

23/02/200600:00:00(Xem: 118866)
Người viết: XYZ

Bài số 946-1546-270-vb6022406

*

Tác giả tên thật Phạm Đình Ninh -- bút hiệu XYZ – đã viết “Anh đã mừng đưa em sang đây” và “Giao thừa xa xứ nhớ Má”. Bài mới nhất của ông, “Hai đóa hoa hồng” theo tác giả cho biết, được viết đúng vào ngày Lễ Tình Yêu.

Sáng nay -- thật sớm sáng nay -- Ngày Lễ Tình Yêu – Valentine’s Day, anh chúc em:

- Happy Valentine …! Honey …!

Em cười thật tươi, cám ơn anh rồi hỏi:

- Hoa hồng cho em đâu, hỡ anh!"

(Anh khựng người lại vì đêm qua về quá trễ, anh không kịp mua hoa hồng tặng em. Ôi cái xứ này sao lúc nào cũng bận rộn lăng xăng!).

Đặt hai tay sát nhau rồi xòe mười ngón ra anh nói:

- Hoa hồng anh tặng em đây!

Em vẫn cười thật tươi, lại cám ơn anh; rồi làm như anh, em nói:

- Em cũng tặng anh hoa hồng này!

Chợt mình cùng hiểu nhau rồi cười -- giọng cười thật trong trẻo. Hai đóa hồng mình thật to với mười cánh xòe ra. Đóa hồng nào cũng thật tươi và nóng hổi. Hai đóa hồng đã cùng nhau trôi nổi. Gần ba mươi năm trời lận đận bên nhau, nâng đời nhau trong chuỗi ngày cơ cực, trong những khi mưa gió bão bùng, trong những ngày sáng nắng chiều mưa …

Hai đóa hồng với đôi chỗ nhám nhúa trầy trụa nhăn nheo nhưng vẫn ấm áp nồng nàn và hy sinh cho nhau

Hai đóa hồng có già đi nhưng không héo, không bao giờ héo, phải không em!

XYZ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,069,127
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Bài gần nhất : Đời Em. Sau đây là bài viết mới nhất. Bài viết mới là chuyện về một trường hợp lấy chồng việt kiều.
Tác giả tên thật: Nông Phiên; Sinh năm 1965 tại Sài gòn. Giáo viên Sư phạm Kỹ Thuật. Công việc hiện tại: Electro-mechanic Technician. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Phi Yên là một tự sự vui vẻ, linh hoạt về công việc lưu trữ ngũ cốc tại Mỹ, lần đầu được đề cập bởi người gốc Việt. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 4 Hảng Điện thoại (2 Mỹ, 2 Canada).
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả cho biết ông đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với một số bài viết về đề tài Du Lịch Nước Mỹ hoặc Trại Hè. Sau hơn 10 năm, ông trở lại với giải VVNM, với bút hiệu mới là Phạm Thái. Sau đây là bài viết thứ tư của ông trong năm.
Tác giả sinh tháng 10/1939. Hiện là cư dân Houston, Texas.Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984.Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh.
Bốn chữ QPQH trong tựa đề là viết tắt của “Quang Phục Quê Hương”, từng được nhiềungười Việt hải ngoại nhắc đến. Bài viết của Christin Nguyễn lần này là một truyện giả tưởng dựa trên ước mơ ấy. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Ngay năm đầu, có tác giả Nguyễn Văn ở Chicago tham dự với bài “Dưới Mái Trường Senn.”
Trở về cuộc sống thường nhật sau 3 ngày đến Washington D.C. hòa vào dòng người vào Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ để đưa thỉnh nguyện thư đòi hỏi Nhân Quyền cho Việt Nam, trong lòng tôi hòa lẫn nhiều cảm xúc.
Tác giả là cư dân Vancouver. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Bóng Quê Hương,” viết về mảnh vườn rau Việt trong căn nhà ở mướn, đậm đà. Bài viết thứ hai của tác giả là những kỷ niệm vui về nơi làm việc đầu tiên trên đất Mỹ tại Valassis, Colorado.
Nhạc sĩ Cung Tiến