Hôm nay,  

1 Năm Nhìn Lại: 12 Tháng Nhớ

23/02/200600:00:00(Xem: 149530)
Người viết: NGUYỄN LÊ

Bài số 947-1547-271-vb6022406

*

Tác giả là cư dân Philadelphia, chủ nhân một nhà hàng Việt Nam, đã góp nhiều bài viết đặc biệt và được trao giải Viết Về Nước Mỹ 2005.

*

Ngày 1 tháng Giêng năm 2006 tôi tỉnh dậy sớm hơn thường lệ. Ký ức từ từ xuất hiện. Cùng ngày này năm cũ tôi ở bên trời Cali nắng ấm trong khi toàn vùng Đông Bắc nước Mỹ trầm mình trong thời tiết lạnh lẽo.

Ngày đầu năm Tây, thấy phố xá im lặng, xe cộ qua lại thưa thớt. Các gia đình Mỹ nhà nào nhà nấy đóng cửa im lìm. Các gia đình Việt cũng bị ảnh hưởng theo với không khí im lặng, tịch mịch.

Chả bù cho những ngày Tết Dương lịch ở Việt Nam, xe cộ tràn ngập phố phường, người đi lại mua sắm tấp nập. Ban đêm thiên hạ rủ nhau đi bát phố, ăn nhậu. Nhà hàng đông đảo khách tứ phương. Vũ trường, rạp hát tân nhạc và cải lương, ca nhạc thính phòng, đại hội ca vũ nhạc tưng bừng, khách thưởng ngoạn tha hồ lựa chọn.

Chờ đến cuối tháng Giêng, đầu thánhg 2 tây mới thấy lại không khí của ngày Tết ta.

Hạt dưa đỏ, hạt bí vàng, dưa hấu, bánh mứt kẹo, bao lì xì chúc tết đầy ắp tại các siêu thị nhắc nhở không khí ngày Tết thuở nào ở Việt Nam.

Tháng 3, tháng 4, nhớ lại ngày bỏ nước ra đi tưởng chẳng bao giờ còn dịp trở lại. Vậy mà bây giờ qua báo chí thấy Việt Kiều về quê ăn Tết mỗi năm mỗi đông hơn. Điều đó chứng tỏ lòng nhớ quê hương của người Việt tha hương lúc nào cũng trông về quê nhà với một hy vọng một ngày nào đó xứ sở quê nhà.

Tháng 5, tháng 6 ngày của các bà mẹ, nhất là các bà mẹ Việt Nam. Các bà là những bà mẹ đáng đựơc tôn vinh vì những sự hy sinh, nhẫn nại, chịu đựng lúc nào cũng dành thì giờ chăm sóc cho chồng, cho con.

Tôi đã được chứng kiến, một bà mẹ tuổi 90 còn lo mỗi tháng đều đặn gửi tiền, gửi bạc cho cậu con trai của bà năm nay đã 65 tuổi. Cậu gọi điện thoại, gửi thư hối thúc xin mẹ gửi tiền giúp đỡ.

Có những bà mẹ lúc nào cũng quên mình để lo hạnh phúc cho con, nào thúc giục con sớm lập gia đình, sanh cháu cho bà nuôi giùm. Lo hết cho con đến lo cho cháu, có lẽ lo tới hơi thở cuối cùng, lo tới ngày xuống lỗ.

Chồng con thập niên 70 bị đi tù nói là học tập cải tạo nơi rừng thiêng, nước độc. Các bà mẹ chẳng quản nắng mưa, đường xa ngàn dậm, vẫn xông pha qua đò qua sông, đi xe bò kéo tới tận nơi tiếp tế lương thực.

Đôi khi các bà còn bị hiểu lầm tấm lòng kiên trinh, son sắt của mình.

Tháng 7, tháng 8 nhớ lại ngày bãi trường khi cùng con cái du lịch xa nhà. Cha mẹ con cái có nhiều thì giờ cho nhau hơn, gần gũi chia xẻ tình gia đình trước khi chúng tới tuổi trưởng thành, chuẩn bị lìa mái ấm gia đình xây dựng cuộc sống tự lập, cuộc sống vợ chồng, tiếp tục truyền thống đời này qua đời nọ.

Tháng 9 nhớ lại ngày bị thương của biến cố 9/11 năm 2001 đã làm hơn 3,000 oan linh chết tức tưởi, chết oan ức chỉ vì sự hy sinh vô nghĩa của 1 nhóm người cuồng tín, mù quáng nhắm mắt nghe lời những lãnh tụ vô nhân đạo, coi thường mạng sống của con người. Họ đầu độc đám môn đệ ôm bom tự sát giết bao nhiêu người để được về với đấng Allah.

Theo các vị thông hiểu về công giáo tin tưởng có đời sau. Khi đã về chầu Chúa thì ngay cả vợ chồng cũng không còn biết nhau. Tất cả chỉ còn biết một lòng thờ phượng đấng tối cao là Thiên Chúa.

Vậy thì vợ chồng ở thế gian này là thời gian quí báu để ta phục vụ thương yêu, quý mến, giúp đỡ, chia xẻ chứng tỏ tình yêu vợ chồng, là tình yêu cao quí, có một không hai.

Các bà, các cô bỏ cha mẹ ruột của mình theo chồng xây dựng cuộc sống riêng. Bao nhiêu tình cảm yêu thương đem hết về dâng cho chồng, cho con chả còn sự hy sinh cao cả nào đẹp hơn tấm lòng của các bà.

Những tháng cuối năm đi ăn cưới ở xa 3, 4 lần. Lúc Houston, Texas, lúc Little Saigon, quận Cam. Thêm vài cụ cao niên rủ nhau ra đi, kẻ trước người sau. Người về nơi vĩnh cửu, vĩnh hằng. Người về nước Thiên đàng chầu Chúa để thương, để nhớ cho người ở lại. Khóc cười của người ở lại tốn bạc ngàn đô xanh.

Người em họ làm việc tại Mexico trở lại Mỹ nghỉ xả hơi, thăm gia đình, thăm nhà cửa nhân dịp cuối năm, bàn về "Thiền" (meditation) để đi đến mục đích tu tâm. Từ chỗ tu tâm đến chỗ phục vụ gia đình và phục vụ xã hội.

Theo chú em thì tập Thiền trong lúc đi, lúc đứng và ngay cả trong lúc ăn uống. Chú thán phục những vị đề cao chủ thuyết " Thiền"

Nghĩ cho cùng, thuyết đó cuối cùng cũng trở về thuyết của các cụ ta để lại cho con cháu là Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ viết ngắn lại là Tu, Tề, Trị, Bình.

Nhiều cụ không chịu ngừng ở thuyết đó. Các cụ muốn đi xa hơn khi các cụ nhìn sự xếp đặt tuyệt vời của vũ trụ, của thái dương hệ, của con người, của vạn vật. Các cụ thấy mình mong manh, nhỏ bé như hạt cát trên sa mạc thấy mình chẳng là gì, chỉ là con số không khi các cụ lênh đênh trên tầu giữa đại dương không thấy đâu là bờ, là bến. Các cụ thấy hé mở chút không khí địa ngục khi toàn vùng chìm đắm trong sương mù buổi sớm mai.

Các cụ kết luận phải có đấng tối cao, Thượng Đế mới làm được các điều tuyệt vời như vậy. Các cụ đi tìm một chân lý vĩnh cửu, cuộc sống vĩnh hằng cho đời sau.

Nguyên Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,210,649
Phan là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên của một số tuần báo, tạp chí xuất bản tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông liên tiếp góp nhiều bài viết về nước Mỹ,
Tác giả tên thật Nguyễn văn Hoa, sinh năm 1947 tại Quảng Bình, Việt Nam. Tốt nghiệp kỹ sư điện, học cao học và soạn luận án tiến sĩ kỹ sư (1970-75). Từ 1970 đến 1975 dạy đại học kỹ thuật tại Sài gòn. Năm 1975 định cư tại Hoa Kỳ, làm việc cho công ty tiện ích ở North Dakota cho đến năm 2012 thì về hưu. Với hai bài góp phần viết về nước Mỹ năm 2013, tác giả đã nhận giải thưởng đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Trần Phương Ngôn, cho biết ông là thuyền nhân trên chiếc tàu vào loại lớn nhất, chở 246 người, con số đông nhất trong một chuyến vượt biển. Tác giả cũng đã sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm và chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ từ 2004.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bài được chuyển tới bằng điện thư. Tựa đề chính chỉ là ba tiếng “Cám ơn MẸ”. Bài viết về bà mẹ chồng người Mỹ thể hiện sự yêu thương, trân trọng, đúng tinh thần chữ MẸ viết hoa. Mong tác giả sẽ có thêm bài mới và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh năm1949, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991. Nghề nghiệp trước 75: dạy học. Công việc làm ở Mỹ: du lịch. Hiện đã hưu trí và là cư dân vùng Little Saigon, Westminster, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà năm 2013 là "Kock and Me / Vi trùng lao và Tôi." Và liên tiếp cho thấy sức viết nhanh, viết mạnh. Nhân cuối tuần lễ Valentine, mời đọc bài viết thứ mười hai của bà.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ 2014.
Tác giả là một viên chức liên bang, cư dân Virginia, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ghi chú được kèm theo bài viết: Washington DC., mùa xuân 2014 / Thương tặng nhạc mẫu sinh nhật 89. Mong Nguyên Sơn sẽ tiếp tục viết và vui lòng bổ tục sơ lược vài dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Với cách viết tinh tế, Nguyễn Văn đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago.
Bồ Tùng Ma là bút hiệu của Nguyễn Tân. Trước 1975, ông là Hải Quân Trung Tá VNCH. Sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Ông từng nhận các giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2001, giải Việt Bút 2008, và từ 5 năm qua, là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ 2014, không viết về nước Mỹ, mà về một loại ký ức sâu đậm của nhiều cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hoà trong trại tù cộng sản.
Tác giả: Lê Như Đức, sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Learjet, Wichita. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con - hai gái, một trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến