Hôm nay,  

1 Năm Nhìn Lại: 12 Tháng Nhớ

23/02/200600:00:00(Xem: 149705)
Người viết: NGUYỄN LÊ

Bài số 947-1547-271-vb6022406

*

Tác giả là cư dân Philadelphia, chủ nhân một nhà hàng Việt Nam, đã góp nhiều bài viết đặc biệt và được trao giải Viết Về Nước Mỹ 2005.

*

Ngày 1 tháng Giêng năm 2006 tôi tỉnh dậy sớm hơn thường lệ. Ký ức từ từ xuất hiện. Cùng ngày này năm cũ tôi ở bên trời Cali nắng ấm trong khi toàn vùng Đông Bắc nước Mỹ trầm mình trong thời tiết lạnh lẽo.

Ngày đầu năm Tây, thấy phố xá im lặng, xe cộ qua lại thưa thớt. Các gia đình Mỹ nhà nào nhà nấy đóng cửa im lìm. Các gia đình Việt cũng bị ảnh hưởng theo với không khí im lặng, tịch mịch.

Chả bù cho những ngày Tết Dương lịch ở Việt Nam, xe cộ tràn ngập phố phường, người đi lại mua sắm tấp nập. Ban đêm thiên hạ rủ nhau đi bát phố, ăn nhậu. Nhà hàng đông đảo khách tứ phương. Vũ trường, rạp hát tân nhạc và cải lương, ca nhạc thính phòng, đại hội ca vũ nhạc tưng bừng, khách thưởng ngoạn tha hồ lựa chọn.

Chờ đến cuối tháng Giêng, đầu thánhg 2 tây mới thấy lại không khí của ngày Tết ta.

Hạt dưa đỏ, hạt bí vàng, dưa hấu, bánh mứt kẹo, bao lì xì chúc tết đầy ắp tại các siêu thị nhắc nhở không khí ngày Tết thuở nào ở Việt Nam.

Tháng 3, tháng 4, nhớ lại ngày bỏ nước ra đi tưởng chẳng bao giờ còn dịp trở lại. Vậy mà bây giờ qua báo chí thấy Việt Kiều về quê ăn Tết mỗi năm mỗi đông hơn. Điều đó chứng tỏ lòng nhớ quê hương của người Việt tha hương lúc nào cũng trông về quê nhà với một hy vọng một ngày nào đó xứ sở quê nhà.

Tháng 5, tháng 6 ngày của các bà mẹ, nhất là các bà mẹ Việt Nam. Các bà là những bà mẹ đáng đựơc tôn vinh vì những sự hy sinh, nhẫn nại, chịu đựng lúc nào cũng dành thì giờ chăm sóc cho chồng, cho con.

Tôi đã được chứng kiến, một bà mẹ tuổi 90 còn lo mỗi tháng đều đặn gửi tiền, gửi bạc cho cậu con trai của bà năm nay đã 65 tuổi. Cậu gọi điện thoại, gửi thư hối thúc xin mẹ gửi tiền giúp đỡ.

Có những bà mẹ lúc nào cũng quên mình để lo hạnh phúc cho con, nào thúc giục con sớm lập gia đình, sanh cháu cho bà nuôi giùm. Lo hết cho con đến lo cho cháu, có lẽ lo tới hơi thở cuối cùng, lo tới ngày xuống lỗ.

Chồng con thập niên 70 bị đi tù nói là học tập cải tạo nơi rừng thiêng, nước độc. Các bà mẹ chẳng quản nắng mưa, đường xa ngàn dậm, vẫn xông pha qua đò qua sông, đi xe bò kéo tới tận nơi tiếp tế lương thực.

Đôi khi các bà còn bị hiểu lầm tấm lòng kiên trinh, son sắt của mình.

Tháng 7, tháng 8 nhớ lại ngày bãi trường khi cùng con cái du lịch xa nhà. Cha mẹ con cái có nhiều thì giờ cho nhau hơn, gần gũi chia xẻ tình gia đình trước khi chúng tới tuổi trưởng thành, chuẩn bị lìa mái ấm gia đình xây dựng cuộc sống tự lập, cuộc sống vợ chồng, tiếp tục truyền thống đời này qua đời nọ.

Tháng 9 nhớ lại ngày bị thương của biến cố 9/11 năm 2001 đã làm hơn 3,000 oan linh chết tức tưởi, chết oan ức chỉ vì sự hy sinh vô nghĩa của 1 nhóm người cuồng tín, mù quáng nhắm mắt nghe lời những lãnh tụ vô nhân đạo, coi thường mạng sống của con người. Họ đầu độc đám môn đệ ôm bom tự sát giết bao nhiêu người để được về với đấng Allah.

Theo các vị thông hiểu về công giáo tin tưởng có đời sau. Khi đã về chầu Chúa thì ngay cả vợ chồng cũng không còn biết nhau. Tất cả chỉ còn biết một lòng thờ phượng đấng tối cao là Thiên Chúa.

Vậy thì vợ chồng ở thế gian này là thời gian quí báu để ta phục vụ thương yêu, quý mến, giúp đỡ, chia xẻ chứng tỏ tình yêu vợ chồng, là tình yêu cao quí, có một không hai.

Các bà, các cô bỏ cha mẹ ruột của mình theo chồng xây dựng cuộc sống riêng. Bao nhiêu tình cảm yêu thương đem hết về dâng cho chồng, cho con chả còn sự hy sinh cao cả nào đẹp hơn tấm lòng của các bà.

Những tháng cuối năm đi ăn cưới ở xa 3, 4 lần. Lúc Houston, Texas, lúc Little Saigon, quận Cam. Thêm vài cụ cao niên rủ nhau ra đi, kẻ trước người sau. Người về nơi vĩnh cửu, vĩnh hằng. Người về nước Thiên đàng chầu Chúa để thương, để nhớ cho người ở lại. Khóc cười của người ở lại tốn bạc ngàn đô xanh.

Người em họ làm việc tại Mexico trở lại Mỹ nghỉ xả hơi, thăm gia đình, thăm nhà cửa nhân dịp cuối năm, bàn về "Thiền" (meditation) để đi đến mục đích tu tâm. Từ chỗ tu tâm đến chỗ phục vụ gia đình và phục vụ xã hội.

Theo chú em thì tập Thiền trong lúc đi, lúc đứng và ngay cả trong lúc ăn uống. Chú thán phục những vị đề cao chủ thuyết " Thiền"

Nghĩ cho cùng, thuyết đó cuối cùng cũng trở về thuyết của các cụ ta để lại cho con cháu là Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ viết ngắn lại là Tu, Tề, Trị, Bình.

Nhiều cụ không chịu ngừng ở thuyết đó. Các cụ muốn đi xa hơn khi các cụ nhìn sự xếp đặt tuyệt vời của vũ trụ, của thái dương hệ, của con người, của vạn vật. Các cụ thấy mình mong manh, nhỏ bé như hạt cát trên sa mạc thấy mình chẳng là gì, chỉ là con số không khi các cụ lênh đênh trên tầu giữa đại dương không thấy đâu là bờ, là bến. Các cụ thấy hé mở chút không khí địa ngục khi toàn vùng chìm đắm trong sương mù buổi sớm mai.

Các cụ kết luận phải có đấng tối cao, Thượng Đế mới làm được các điều tuyệt vời như vậy. Các cụ đi tìm một chân lý vĩnh cửu, cuộc sống vĩnh hằng cho đời sau.

Nguyên Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,009,840
Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Nhạc sĩ Cung Tiến