Hôm nay,  

Thay Tên - Đổi Họ

08/06/200600:00:00(Xem: 119862)

Người viết: TRẦN CHI LIÊN

Bài số 1029-1638-351-vb5080606

*

Tác giả Trần Chi Liên, hiện là một công chức tiểu bang, đã tham dự và nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với bút hiệu Thiên Ân, truyện "Nửa Dòng Máu Việt". Lần này, bà góp thêm hai bài viết mới.

*

Đang lang thang "ngắm tủ kính" trong khu Phước Lộc Thọ như một người "Di Tản Buồn", Linh giật bắn người khi bị một người vỗ mạnh vào vai.  Linh quay lại nhìn với khuôn mặt đằng đằng sát khí thì nhìn thấy ngay một khuôn mặt nham nhở vừa cười vừa nói:

- Chị Linh! Nhớ em hông" Hoàng nè!  Hoàng hồi xưa ở bên Baton Rouge gần nhà chị đó, nhớ chưa" Chu mẹc ơi, cũng hai mươi tám năm rồi mới gặp lại nhưng em nhận ra chị liền à.  Chị vẫn vậy ... hì hì hì… hơi có nhăn nheo một chút thôi...

Linh trố mắt ra "ngắm" người đối diện để hồi tưởng lại quá khứ hai mươi tám năm trước.  Khuôn mặt - không thể nào Linh nhớ ra nổi.  Tên Hoàng với giọng nói thì ... Cuối cùng trí nhớ già nua của Linh cũng nhận ra thằng nhỏ tối ngày trêu ghẹo Linh:

- Chị buồn chi cho héo hon, người nhỏ như cái kẹo, ra ngoài đường người ta nói chị chưa tới mười tám.  Coi chừng một ngày đẹp trời nào đó em buồn tình "cua" chị đó nghe.

- Trời ơi, làm việc cũng vừa phải thôí! Bà chị tính làm cho dữ rồi lăn ra chết quay để ông anh rể tui mồ côi hay sao dzậy!

Linh đập lại một cái thật mạnh vào vai Hoàng:

- Thằng khỉ! Đến giờ cái tính khỉ của em cũng không  đổi tý nào.  Lúc này coi bộ em đẹp trai hơn trước đấy.  Có vợ mấy con rồi" 

- Em chưa có tra tấn chị, chị đã hỏi em đủ thứ rồi.  Tại sao hồi đó chị bỏ Baton Rouge đi là chị đi biệt luôn, không thư từ gì cho em út hết dzậy"  Bộ tụi em quậy qúa rồi chị sợ dính cùi với tụi em hả"  Em với thằng Phong giận chị hết biết luôn nhưng không biết chị ở đâu mà rủa xả cho hả giận.

- Em giận thì chị chịu vậy.  Trên đường dọn qua California, gia đình chị gặp đủ thứ trở ngại.  Một xe bị cháy máy sau khi tới Houston phải bỏ lại.  Bố (ngày xưa Hòang và đám con trai độc thân cũng gọi cha mẹ Linh là bố, mẹ) với cô Hải phải đi xe bus vì bố mới bị ngã, tay còn bó bột, bẩy người còn lại đi cái xe tăng LTD - ngày xưa ông Ben cứ chọc chị là xe tự động không người lái vì không ai thấy tài xế là chị đâu cả.  Khi chạy qua El Paso, em biết thời tiết cuối tháng bẩy nó nóng tới cỡ nào.  Một cái xe chở tới bẩy người, chạy một khúc là bị nóng máy, lại ngừng cho máy nguội.  Khổ nhất là khi cái xe U-Haul 24 ft bị sa lầy khi trời tối gia đình định ghé vào chỗ Rest Area.  Rồi cứ thế mấy chị em đi bộ ra điện thoại cộng cộng để gọi xe kéo... gọi tới gọi lui, chị bỏ quên sổ điện thoại luôn, thành thử khi đến Cali là không còn biết đường liên lạc với ai.  Chị nhận tội rồi đó.  Em sao rồi"

- Chọc chị thôi.  Hai chị em mình ghé vô 79 ăn phở rồi nói chuyện luôn.  Mấy chục năm rồi, chị em mình có nhiều chuyện để nói lắm.

Ngồi trong tiệm phở 79, Hoàng gọi hai tô đặc biệt mà không cần hỏi ý kiến khiến Linh ngạc nhiên:

- Sao gọi phở đặc biệt cho chị vậy"  Hoàng chưa hỏi chị mà.

- Lâu quá mới gặp lại chị, em muốn thấy chị ăn có nhiều hơn hồi xưa không mà sao chị vẫn còm nhom"  Thôi mà, đừng cằn nhằn em nữa, bây giờ em lớn rồi, em chỉ thua chị có năm tuổi thôi đó nghe. 

- Rồi, không cằn nhằn nữa.  Kể chuyện cuộc đời sau khi chị rời Baton Rouge của em đi.  Chị sẽ kể chuyện của chị sau.

- Lại nữa, ăn hiếp em nữa rồi.  Thôi, nhường chị đó.  Đàn bà lúc nào cũng là đàn bà.

- Nói gì đó, nói lại chị nghe coi. 

- Hì hì hì!  Nè nghe em kể - gia đình chị đi rồi qua năm thằng Phong cũng bỏ đi không một lời từ giã.  Con nhỏ Khuyên đi lấy chồng nên nó thất tình đó mà.  Từ đó đến giờ em cũng không biết tin của nó.  Phần em, ở một mình cũng buồn, thỉnh thoảng lái xe xuống New Orleans quậy phá rồi về.  Cuộc sống càng cô đơn, cô độc em càng nhớ chị.  Chị hay la em, nhưng em biết chị thương em như mấy người em của chị.  Năm 1981 em bò qua Houston sống với thằng bạn cũ bên Việt Nam mới liên lạc được sau này.  Em không nghe lời chị đi học lại nên không tìm ra được việc gì đàng hoàng.  Làm thời gian chán rồi nghỉ.  Cuối cùng em bay qua Cali vào cuối năm 85 … đi tìm chị.  Trong lòng em nghĩ vậy nhưng biết chị ở đâu mà tìm.  Cali lớn quá, tìm chị cũng như tìm chim thôi.  Thỉnh thỏang em cũng đăng báo tìm "chị lạc", nhưng chắc chị không hay đọc báo.  Em đổi cũng tới hơn chục nghề khác nhau vì không hợp với em.  Mười năm sau  em mới dính luôn cái nghề chải tóc hiện tại.  Trời thương cho em dư dả nên cũng xây nhà cho ba má với mấy đứa em bên Việt Nam.  Tụi nhỏ học hành ra trường và có công ăn việc làm tốt, đủ để lo cho gia đình, không cần đến sự giúp đỡ của em nữa.  Mỗi tháng em chỉ gửi chút đỉnh về cho ba má làm việc xã hội thôi.  Hai đứa sau em cũng lập gia đình ra ở riêng rồi.  Ba má đã có hai cháu nội, ba cháu ngoại, ông bà cũng vui lắm.  Thư nào viết qua cũng hối em lấy vợ, nếu bên này không ai chịu lấy thì về Việt Nam ba má cưới vợ cho...

- Hả! Tới giờ này em vẫn chưa lấy vợ" Sao vậy"  Linh ngắt lời Hoàng.

- Có sao đâu.  Hồi còn trẻ dễ kiếm vợ thì em chưa cơm cháo ra hồn, lông bông lang bang, không nghề ngỗng.  Đến khi quyết định theo nghề tóc, lại lo làm để lo cho gia đình kẻo mang tội bất hiếu.  Tới giờ thì già quắc cần câu rồi ai thèm ngó tới em nữa.  Năm ngóai tính nghe lời xúi dại của má về Việt Nam cưới vợ, nhưng thấy mấy cái gương lấy vợ bên Việt Nam,  mang qua bên Mỹ em sợ muốn chết nên thà... ở giá cho rồi.  Bây giờ em đang ở chung với vợ chồng thằng bạn thân của em.  Nói cho đúng là vợ chồng bạn em ở chung trong nhà của em.  Chị thấy thằng em chị ngon cơm chưa"  Rồi, tới phiên chị.

- Chị hả"  Chuyện của chị tuy dài nhưng cũng bình bình thôi.  Qua đến Cali, gia đình có chút vốn từ việc bán căn nhà bên Baton Rouge.  Định dùng số tiền đó làm ăn, mấy chị em chia nhau vừa làm vừa học.  Tuy nhiên, hai mẹ con chị chạy đi tìm nhà thuê cả hai tháng trời, không ai chịu cho gia đình mười người cộng thêm con chó mướn cả.  Tức qua, mọi người mới quyết định mua đại cái nhà làm chốn an cư trước.  Cuối cùng mua được cái nhà ở Norwalk.  Mấy chị em vừa đi làm, vừa đi học, mẹ ở nhà nấu cơm cho các con và chăm sóc thằng con chị.  Bố vui hơn khi đến Cali vì khí hậu khá giống bên mình, lại gần gũi với bạn bè.  Tuy nhiên, bố là người năng động nên khi đến Mỹ, tuổi đã cao, không làm việc nữa.  Tháng tháng lĩnh tiền già, ngày ngày đi lễ rồi về nhà dán mắt vào máy truyền hình hoặc đọc báo.  Buồn và cô đơn nên sinh bệnh.  Bố mất vào năm 84 rồi.  Ngày qua ngày, mấy đứa nhỏ ra trường, lấy vợ, lấy chồng, mua nhà dọn ra ở riêng.  Phần chị, anh vượt biển rồi vượt biên cả hơn chục lần, cuối cùng cũng đến nơi hồi 86, đến 87 anh chị có thêm cô con gái nữa.  Chị em chị đều sống tại quận Cam, cách nhau mươi phút lái xe thôi.  Mẹ đang ở với cô út, nhưng nhà nào cũng có phòng riêng cho mẹ để khi nào mẹ muốn ở lại nhà nào cũng được.  Nói có vẻ ngắn gọn vậy đấy nhưng để đạt được những gì trong tay như hôm nay, cũng trần ai khoai củ lắm em ơi.

- Nghe chị kể cũng mừng.  Bữa nào em ghé thăm mẹ rồi chị em mình tâm sự nhiều hơn.  Nghe chị kể có chút xíu hổng có đã chút nào.  Rồi còn phải ra mắt anh, em rể cũng như chị, em dâu nữa chứ.  Còn mấy đứa cháu nữa.  Trời thần ơi, xấp nhỏ giờ đứa nào đứa đó lớn bộn đa!

- Ừ, có gì em gọi cho chị nhá.

- Chắc chắn mà.  Mà nè, đầu tóc chị thấy mà ngứa con mắt.  Bữa nào xẹt dzô tiệm, em sửa sọan cho chị.  Tiệm của em cũng gần xịt đây nè.  Để coi em còn cái business card nào hông.  Em ít khi mang theo trong túi lắm.  Giờ mình nhẹ nợ rồi nên không phải quảng cáo nhiều.  Nội khách quen không làm cũng muốn đứt hơi rồi.  O.K., còn một cái em xài viết điện thọai của bạn, chị lấy đỡ nghe.

- Có sao đâu.

Linh cầm trên tay, đọc nhẩm - Wang Lee, Hair Specialist..... ngước lên nhìn Hòang:

- Này, cậu nhỏ.  Em là Việt Nam hay dân tào lao vậy"  Tên Việt của em là Hòang Lê chứ đâu phải là Wang Lee, y như tên Tầu vậy.

Hòang cười hề hề trả lời:

- Tại phần đông khách của em là dân bản xứ.  Nghe họ gọi tên Hòang Lê của em mà đau lòng.  Hơn nữa, cái mặt của em, mắt một mí trông giống Tầu hơn Việt Nam, nên em viết theo kiểu Mỹ cho khách dễ gọi mà. 

- Bộ em thích người ta cho em là Tầu hơn là Việt Nam hả"

- Hổng dám đâu.  Ai hỏi, em vẫn nhận mình là Việt Nam.  Em biết chị hổng có thích xài tên Mỹ.  Cái này chỉ làm business thôi.  Trong cái bằng quốc tịch, em vẫn giữ tên Hòang  Thanh Lê.  Em của chị Linh mà! Em còn nhớ những đêm mấy chị em mình ngồi tâm sự trên chiếc cầu bên bờ hồ Xuân Hương, ăn bánh bầy nhầy (beignet - một lọai bánh của Pháp giống như donut của Mỹ).   Chị em mình cam kết với nhau dù cho gặp phải bất cứ hòan cảnh nào, cũng phải nhớ đến nguồn cội của mình.  Em có muốn quên cũng không quên nổi đâu.

Linh bùi ngùi nhớ lại.  Trong khuôn viên của trường đại học LSU, ngôi trường được bao quanh bởi một cái hồ, chung quanh hồ trồng những cây lá rũ như liễu.  Gần cái quán bán bánh beignet và cà phê, có một cây cầu nhỏ có lan can, mấy chị em mua bánh và cà phê lại ra ngồi trên chiếc cầu, chân trần thả xuống, nghịch nước.  Thời gian đầu sau khi đến Mỹ, có ai nghĩ rằng mình sẽ kết chặt cuộc đời nơi đất tạm dung.  Ai cũng mơ có một ngày về đòan tụ với thân yêu ruột thịt bên quê nhà.  Người nào cũng mang đầy ắp hy vọng ... cho đến một lúc nào đó khi thấy hy vọng đó chỉ là ảo vọng, mới quay lại nhìn về đằng trước để tính chuyện tương lai.   Người lớn ra sức làm việc, tuổi trẻ ra công dùi mài kinh sử, trước là làm vui lòng mẹ cha hy sinh cho con hòan tất việc học, hai là lo cho chính bản thân mình sau này có một việc làm tốt.  Gia đình Linh sau khi dọn về vùng Cali nắng ấm cũng như mọi người.  Tuy nhiên, cha mẹ Linh khi đó đã lớn tuổi, chỉ biết ở nhà lo mọi sự cho chị em Linh tung vào đời, vừa đi làm vừa đi học.  Thế mà cũng đã hơn ba mươi năm...

- Trời thần ơi!  Chị nghĩ cái gì mà thờ người ra vậy"

Hòang hỏi khi thấy Linh ngồi im lặng không nói tiếng nào.

- Thì chị đang nhớ lại chuyện hồi xưa của mình đó.  Tại em nhắc đến hồ Xuân Hương, làm chị cũng nhớ "bắt chết" luôn.

- Ưa há!  Hổng dè em vẫn còn nhớ tới nó.  Bây giờ chỉ còn có hai chị em mình thôi.  Chị có về thăm lại chốn xưa chưa"

- Rồi.  Chị đi về thăm lại căn nhà cũ ở đường Rose.  Căn nhà vẫn y như xưa, không có gì thay đổi cả. Tuy nhiên, khung cảnh không được như xưa, có vẻ hoang tàn hơn, lạnh lùng hơn.  Tiếc là ông Bill không chạy hết bờ hồ để chị xem cây cầu còn đó không!

- Thì cái gì cũng phải thay đổi theo thời gian.  Tại chị sống bằng kỷ niệm nhiều quá nên mới vậy đó mà.

- À há, thay đổi giống như em thay cả tên lẫn họ đó hả"

- Chị cứ ngạo em hòai.  Em nói là chỉ xài cho business thôi mà!

- Chọc em chút xíu.  Chị đâu dám ngạo ai.  Mỗi người đều có quan diểm và ý thích riêng.  Đôi khi chị cảm thấy mình quá đáng khi giận bạn bè của chị khi thấy bọn hắn thay tên đổi họ lúc thi vào quốc tịch.  Thà nói như em chị không có ý kiến, tuy nhiên có những người đổi họ tên vì sợ người khác biết rõ gốc gác, nguồn cội của mình.  Cái họ của cha, cái tên cha mẹ đặt với tất cả thương yêu từ khi mẹ cưu mang trong lòng bị vứt bỏ không thương tiếc, thay họ Lâm, họ Trần bằng Johnson, Howard... cho nó oai với người ta...  chị chịu không nổi.  Em thấy chị có vô duyên không" 

Hoàng không nói gì, ngồi nhìn Linh rồi cười hì hì, trông phát ...ghét.

- Làm gì mà cười có vẻ gian vậy"

- Thì ngồi ngắm xem cái mặt chị lúc giận nó có giống ai không!  - Hòang lắc lắc cái đầu rồi nói tiếp - chị không có thay đổi gì nhiều.  Bơ sữa của Mỹ không có brain wash được cái đầu của chị.  Thôi nghe, bỏ cái chuyện họ tên đi.  Cuối tuần này em tới nhà, chị phải làm cái tiệc lớn lớn để đón em nghe.  Cho em mang vợ chồng bạn em tới luôn vì em chỉ có tụi nó là thân thiết như anh em thôi.

- Ừ, đến đông cho vui.  Em làm cứ như chị nhỏ mọn lắm không bằng.

- Cũng phải hỏi cho có đầu có đuôi, hổng thôi bà chị lại giảng bài công dân giáo dục - hì hì hì...  Em đi làm nghe.  Tối em nhớ chị em sẽ gọi điện thọai nói tiếp.

Hai chị em chia tay rồi, lòng Linh vẫn còn bâng khuâng, chuyện ngày xưa tưởng chừng đã quên, nhưng thật sự vẫn nằm đâu đó trong tiềm thức, chỉ cần một chút gợi nhớ, tất cả lại tuôn trào.  Cuộc đời, tên họ... mọi sự rồi cũng có ngày qua đi.  Còn chăng trong lòng mỗi người viễn xứ vẫn là hình ảnh thân thương của tháng năm cũ - một thời thanh bình trên quê cha đất tổ. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,321,474
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến