Hôm nay,  

Truyện Đời Tôi Ở Mỹ

27/05/200600:00:00(Xem: 203354)

Người viết: QUÂN NGUYỄN

Bài số 1016-1625-338-vb7200506

*

Tác giả tên thật là Quân Nguyễn, parole officer người Việt ở Santa Ana. Định cư ở Mỹ từ năm 87, hiện cư  ngụ tại thành phố Anaheim, CA.

*

Đã bao nhiêu lần tôi muốn ngồi xuống viết một vài mẩu chuyện nhỏ kể về đời tôi, thầy tôi nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan, thầy tôi  giáo sư Đặng Huy Đức, về người anh hùng không quân thiếu tá Ngô Giáp, và về những mảnh đời đây đó…nhưng chẳng có lần nào tôi làm được chuyện đó!

Chiều nay, thứ sáu 28/4, trên đường lái xe đi làm về, chợt nhớ Chủ Nhật này là 30 tháng 4. Lại 30 tháng Tư nữa rồi! Chẳng hiểu sao tôi lại quyết định sẽ viết một mẩu truyện về đời mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ 31 của ngày này. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ mình đã 50 rồi, đời cũng đã từng trải, chả còn sợ sệt gì nữa khi muốn nói ra những điều mình nghĩ, ít ra là về cuộc đời của mình.

Năm 1987, sau năm tháng sống trong trại tỵ nạn Philippine, gia đình tôi đến định cư ở Orange County. Lúc ấy, vợ chồng tôi chỉ có một đứa con gái lớn, mới lên 10 tuổi. Vợ chồng con cái chia một căn apartment 2 phòng với chú em kế độc thân. Chú em út còn đang học đại học thì sống với bố mẹ tôi cách đó chỉ một góc đường. Người em kế giúp tôi lo các giấy tờ cần thiết, dạy tôi lái xe, rồi xin cho tôi vào học ESL ở Fullerton College. Chú em út thì mua cho tôi chiếc Corolla cũ, và xin cho tôi một chân giao báo cho tờ Register. Con gái tôi thì được xếp vào học lớp 5 ở trường tiểu học kế bên nhà, mặc dù rằng ở Việt Nam nó chưa học xong lớp 1, đã bị bố cho nghỉ vì đi học bị cô giáo bắt ca "Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng…" trong lớp, mà về nhà lại ca oang oang cho bố nghe!

Về vật chất, cuộc sống của gia đình tôi lúc ấy có lẽ tốt đẹp gấp trăm lần khi còn ở Việt Nam. Cái cảm giác sống an tâm trong một xứ sở tự do thì gấp triệu lần, chả có lo âu về thằng công an phừơng xóm nào cả! Vậy mà mối lo lắng, thương nhớ về gia đình, bè bạn ở quê nhà còn đang đói khổ, lại làm vợ chồng tôi buồn hơn. Bà xã tôi thì chắt chiu từng  xu để gởi chút quà về cho cha mẹ, chị em, bè bạn, mà tiền cước phí nặng, về đến Việt Nam thì thuế nó ăn hết, có khi bán hết quà chỉ đủ để trả thuế!

Tôi thì lo vật lộn với bài vở và quyển tự điển Anh Việt Nguyễn Văn Khôn hằng đêm, học chẳng thấy tới đâu, mà thấy tương lai thì mù mịt, nhiều lúc ban đêm nước mắt chảy ròng ròng ở bàn học, hoặc thình lình ở ghế đá sân trường Đại Học! Tôi lại chẳng biết thương yêu đứa con gái nhỏ, nhiều đêm lôi nó dậy đi phụ bố xếp báo từ 2 giờ sáng, mưa gió lạnh lẽo bất kể! Đã vậy, những năm nó lên "Teenager" , quá lo sợ nó hư hỏng theo kiểu Mỹ, nên lúc nào cũng la rầy, cấm, cản, trừng phạt kiểu Việt Nam. Bây giờ nghĩ lại thấy hồi đó nó là đứa con gái ngoan, mà mình chẳng có chút thì giờ quan tâm tới nó, từ việc hoc hay những nhu cầu cần thiết của đứa con đang lớn. Nó chẳng bao giờ xin xỏ bố mẹ gì hết vì biết câu trả lời sẽ là "không!"

Năm 89, bà xã tôi sanh đứa con trai kế. Vợ chồng tôi gọi  nó là quí tử, cho bú mẹ tới gần 2 tuổi. Dù vậy cuộc đời cũng không sáng sủa gì mấy. Vẫn vật lộn với bài vở hằng đêm, tương lai thì vẫn mù mịt, hiện tại thì nghèo túng, bị khinh rẻ, xa lánh, có vài lần tôi đã muốn quyên sinh cho rồi! Nhờ Trời, tôi đã qua khỏi nhưng lần "depression" kinh khủng đó!

Năm 92, bà xã tôi sinh đứa con gái út, phải mổ ra vì nó lớn quá, 12lbs. Vợ chồng tôi tưởng rằng chỉ con trai mới quí thôi, chẳng ngờ lại quí đứa con gái út hơn hết. Nó xinh xắn, lại ngoan ngoãn và lúc nào cũng quyến luyến cha mẹ.

Chẳng bao lâu tôi lên trường CSUF, đổi nghành học từ Business sang Sociology, vì thấy đọc sách Mỹ dễ hơn làm toán, vả lại cũng tin rằng Mỹ nó đời nào mướn thằng Á Châu già, nói tiếng Anh với "heavy accent" làm "manager" cho hãng xưởng của nó, bộ Mỹ nó hết người rồi hay sao! Còn nếu đi làm công cho nó thì cần gì phải học cho mệt.

Sau đó, tôi tốt nghiệp cử nhân, kiếm được việc làm vớ vẩn trong trường học, và rồi cho INS. Bà xã tôi cho rằng tôi học vậy đủ rồi, nhưng vốn biết mình dở, vụng về, và để cho công việc làm được chắc chắn trong tương lai, tôi quyết định bỏ ra một năm rưỡi nữa để học xong cao học ở CSUF.

Nhờ Trời, tôi cũng học xong, vì cái gì cũng vậy có bắt đầu thì cũng có lúc chấm dứt, có vô trường thì cũng có ngày ra trường, miễn mình có cái đích để nhắm tới và quyết tâm làm cho xong mới thôi. Với cái bằng cao học tôi được tuyển dụng vào làm counselor trong nhà tù tiểu bang ở Chino. Mỗi ngày tình nguyện làm 16 tiếng, chưa kể đi về hết 2 tiếng.

Chẳng thấy mặt mũi con cái mấy năm trời, vì khi mình đi làm từ 5 giờ sáng thì nó chưa dậy, mà khi mình về lúc 11 giờ đêm thì nó ngủ rồi. Mọi việc ở nhà đều trông vô bà xã. Được cái bả chăm sóc con cái chu đáo lắm, đứa nào cũng mập mạp tươm tất, sạch sẽ, nhất là 2 đứa nhỏ. Nhờ vất vả ngày đêm với công việc làm, tôi mua được căn nhà lớn với hồ bơi và một chiếc Corrolla mới cho con gái lớn dễ dàng.

Sau một thời gian ngắn bận rộn với nhà tù, tôi được bổ nhiệm làm parole officer ở Moreno Valley rồi Santa Ana. Giờ giấc và công việc dễ chịu hơn gấp trăm lần so với lúc làm việc trong nhà tù.

Tôi nhờ học ngành xã hội học ở Mỹ, mà mở mang tầm nhìn, biết nhận thức cái đúng cái sai của xã hội Mỹ, và của cuộc đời mình nói riêng, và của đời người nói chung, rồi tự thấy mình sai 99 phần trăm trong cách đối xử hoặc thương yêu đối với vợ con, nhất là đứa con gái lớn.

Nhờ trời, nó chẳng vì mình sai mà hư hỏng hoặc oán trách, rồi cũng tốt nghiệp trung học, đại học, cao học và rồi trở thành đều tra viên tội phạm của Bộ Lộ Vận Tiểu Bang. Nó lại lấy được chồng hiền, người Việt giáo sư trường Luật. Hôm 19 tháng 4 vừa rồi, vợ chồng nó sanh được đứa con gái cho tôi lên chức "grandpa". Thật là một niềm vui lớn và mới lạ cho vợ chồng tôi.

19 năm ở Mỹ, tôi đi làm đủ 19 năm, và sẽ tiếp tục cho tới khi đứa con gái út ra đại học. Được sống ở Mỹ, được tự do nhìn thấy sự thật, được nhìn thấy cái đúng cái sai để chọn lựa hay từ bỏ, được có cơ hội để học hỏi, để vươn lên, để tìm kiếm một cuộc đời tốt hơn cho mình và cho con cháu mình, tôi càng thương cho đồng bào, thân nhân, bè bạn còn kẹt lại Việt Nam.

19 năm ở Mỹ, tôi vẫn thao thức không tài nào ngủ được những đêm 29 tháng 4, ngày tự do cuối cùng của miền nam, và của đời tôi cho đến năm 19 tuổi. Sau ngày ấy, cả nuớc trở thành nhà tù lớn cho cả dân tộc, và ngày ấy tôi chẳng bao giờ ngờ rằng có ngày mình sẽ sống đến 50, mà cũng chẳng đáng sống đến 50 làm gì trong cái ngục tù lớn đó!

Vậy mà đã 31 năm rồi, có người hẳn đã quên  hoặc muốn quên cái ngày đen tối ấy của dân tộc và của đời họ, nhưng đối với tôi, tôi chẳng làm sao quên được. Nhờ Trời, ngày mai 29 tháng Tư, tôi vừa đúng 50 tuổi.

QUÂN NGUYỄN

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,594,162
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện về mùa xuân và hoa đào.
Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1972, đã dạy văn tại Huế 18 năm. Đến Mỹ 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento, California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết về nước Mỹ 2009, với bài viết Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975.
Tác Giả lần đầu tham dự VVNM từ tháng 7/2018. Tại Saigon trước 1975, Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa, có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến