Hôm nay,  

Hoạ Vô Đơn Chí

19/07/200600:00:00(Xem: 300919)

Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH

Bài số 1061-1670-383-vb4190706

*

Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân  Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Thật tình tôi không rành chữ nho nhưng tôi được chồng tôi giải thích cho tôi câu trên có nghĩa la  "cái xui xẻo không tới một mà nó tới nhiều lần".  Đúng là y như vậy đó bà con! 

Cách đây cỡ một tháng chồng tôi đi làm về vẻ mặt buồn buồn nói với tôi ngay khi vừa bước vào cửa:

- Mình có tin buồn em à. Anh bị lây ốp năm học tới!

Tôi nghe qua như sét đánh ngang  mày!  Đang cười bỗng miệng tôi thành méo xẹo.  Mà không méo xẹo sao được vì tôi cũng đang bị thất nghiệp cả mấy tháng nay.  Nhà hàng chỗ tôi phụ bếp ở trong mall phải đóng cửa vì tiền rent tăng cao quá không đủ lời.  Trước đó mẹ tôi bị bệnh nặng phải vào cấp cứu tôi đã phải mua vé máy bay khẩn cấp về thăm nuôi mẹ tôi cả hai tháng trời.   Sau khi qua lại thì nhà hàng bị đóng cửa.  Tôi phải chật vật lắm mới xin ăn được tiền thất nghiệp sau khi phải nộp đơn kèm theo tờ biên nhận của bệnh viện họ mới tin.  Rồi bây giờ đến phiên chồng tôi bị nữa!  Thật đúng là cái xui không  chỉ tới một lần. Ông bà ta nói hay thiệt!

Chồng tôi mất ngủ cả mấy đêm vì lo buồn. Tôi thì cũng không cách chi vui vẻ được.  Cũng may là sau đó chồng tôi lấy lại được bình tĩnh để tìm chỗ làm khác cho anh cũng như cho tôi.

Theo điều lệ ở tiểu bang của tôi thì người ăn tiền thất nghiệp mỗi tuần phải khai báo một lần và ghi vô sổ là mình có đi tìm việc làm ba nơi nhưng không đươc.  Tôi thì chỉ biết việc bếp núc nên chỉ xin việc phụ bếp và không chỗ nào mướn cả.  Nào là nộp vào các chợ Mỹ như Good Will, Wal Mart, chợ Safe Way, Top Food v.v… rồi xin vào hãng trồng nấm, trồng cây mà không nơi nào kêu cả.  Mới đây chồng tôi đọc trong báo thấy nhà thương và nhà phục vụ cho người già hưu trí cần người trong bếp, chồng tôi chở tôi đi liền để được phỏng vấn. 

Nhà hưu trí thật là sang và đẹp, phòng ăn trang hoàng mỹ thuật và sạch sẽ.  Tôi được gặp bà trưởng bếp, với tiếng Mỹ "ba xồn, bốn xực" của tôi không biết sao bả cũng nhận.  Tôi mừng hết lớn.  Hôm sau tôi đến bổ túc giấy tờ để đi làm ngày kế.

Trưa bữa đó chồng tôi chở tôi đến vào lúc gần mười một giờ.   Bà trưởng bếp kêu tôi về nhà thay quần tây màu đen không được mặc quần jeans khi làm và phải mang giày vừa vặn để đi lại cho thoải mái.  Chồng  tôi lại phải chở tôi về thay quần, thay giầy. Bà trưởng bếp còn nói với tôi phải tập nói lớn tiếng vì ở đây đông người.  Bả còn bắt tôi phải tập nói lớn cho bả nghe!  Tôi làm từ mười một giờ rưỡi tới bảy giờ tối mỗi ngày.  

Tôi tưởng là mình vào phụ bếp nhưng không phải! 

Họ bắt tôi chạy bàn bưng thức ăn từ nhà bếp ra trong giờ ăn và báo lại cho bếp các cụ muốn ăn gì!  Thử hỏi bạn là tiếng Mỹ tiếng Tây của tôi "ba trật, bốn duột" mà đi báo thức ăn thì gọi là con sò sẽ thành con tôm!  Tôi đã nhỏ con mà lại phải bưng nặng rồi buổi chiều sau khi ăn còn phải phụ rửa chén, lau chùi nhà bếp. Tôi nghĩ trong bụng chắc là đứt bóng sớm.  Mà đúng y chang.  Làm được ba ngày tôi đứt bóng vì không còn kham nổi nữa.

Tôi nhớ lại sau bửa phỏng vấn, họ nói là sẽ họp lại để quyết định rồi hôm sau sẽ cho tôi biết.  Đêm đó tôi khóc với chồng tôi vì nghĩ rằng họ không chịu mướn.   Rồi giờ đây sau khi làm được mấy ngày phải nghỉ, tôi lại khóc với chồng tôi là tôi không biết chừng nào mình mới có được việc làm vừa sức.  Mà tôi bị quá sức thật.   Sau có ba ngày mà tôi bơ phờ.  Về nhà không ăn uống gì được và lại bị căng thẳng vì luôn lo sợ tiếng Mỹ của mình kém không nghe nổi các cụ và nhà bếp muốn gì.  Thêm vào đó, thằng cha trưởng bếp rất là cộc cằn và tỏ vẻ khó chịu với tôi ngay từ hôm đầu.  Rồi con mụ bếp phụ lại thấy tôi mới làm, tiếng Mỹ ít nên dở trò "ma cũ ăn hiếp ma mới" làm tôi mất tinh thần.   Chiều ngày thứ ba tôi gọi phone về nói với chồng tôi là tôi phải nghỉ vì không kham nổi nữa.  Chồng tôi gọi phone cho bà bếp trưởng báo cho bà là ngày hôm sau tôi không đi làm nữa.  Bà nói:

- Tôi thấy chị ấy được lắm mà… nếu vậy thì... OK!  Chúc chị ấy kiếm được việc làm khác. 

Tới hôm nay thì chồng tôi vẫn chưa có việc làm mà tôi cũng vậy.  Tôi thì đêm nào cũng không ngủ được vì trăm mối lo trong đầu. Chồng tôi thì chắc là cũng vậy nhưng sao tôi thấy ảnh cứ tỉnh bơ ăn uống, đi thư viện, đi garage sale không lộ vẻ gì lo lắng cả!  Sáng nào anh cũng vào trường college gần nhà để học each xeo each xếch gì đó trên computer.  Tôi nghĩ thầm: 

- Cái thằng cha này lì thiệt! Thất nghiệp rồi mà còn ngồi học được!

Tôi nghĩ như vậy cũng đúng mà cũng không đúng.  Hay là chồng tôi ảnh đã bị tù cải tạo cả mười năm nên chắc ảnh đã "luyện" được "bất cần bí kíp" nên coi như pha mối bất hạnh trên đời chăng"  Chẳng biết đâu mà "mò" thằng cha này. Cả ngày chả lầm lì không nói một câu thì làm sao tôi đoán ra cho được phải không bà con"  Mà phải nói là những người trong cái đạo có cái tên kỳ cục: Baha'i của ảnh giúp đỡ chúng tôi thật là sốt sắng.  Họ an ủi ảnh, tìm nơi giới thiệu việc làm cho chúng tôi.   Ngoài ra bạn bè Việt Mỹ đều tỏ lòng lo ngại và tìm mọi cách giúp đỡ.  Nhờ vậy, tuy là đang ở trong cơn hoạn nạn nhưng về mặt tinh thần, chúng tôi thấy thật nhiều khích lệ.  Chồng tôi cũng nói với tôi là trong cơn hoạn nạn mình phải bình tĩnh để thấy đâu là lối thoát chứ lo lắng hoài thì không thể nào thấy được lối ra.  Tôi cũng rán nghe theo lời của ảnh chớ biết sao bây giờ.

Hồi còn ở bển thì còn có người này người kia trong gia đình lo chớ bây giờ có chồng ở bên này thì ráng mà lo với chồng mình.  Sở dĩ tôi rất lo là vì chữ nghĩa mình ít lại lâm trong cảnh "họa vô đơn chí" này không biết phải làm sao chỉ còn biết xin Ơn Trên giúp cho có việc làm và may mắn để qua được "năm xui tháng hạn" này.  Mỗi lần đọc hàng chữ chồng  viết thật to trong tập học của ảnh là "Mọi Sự Sẽ Qua", tôi tin là cái xui hiện nay của vợ chồng tôi rồi cuối cùng  sẽ chấm dứt như vậy.

TRƯƠNG TẤN THÀNH

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 862,381,476
Tác giả là một thuyền nhân, hiện là cư dân Quận Cam, đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010 với bài viết Bài viết “Từ Câu Chuyện Cậu bé Thành Padua," thể hiện sự phẫn nộ trước việc nươc Tàu cộng sản trắng trợn lấn đất, lấn biển của Việt Nam, bắn giết ngư dân Việt. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là tác giả đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Bài viết mới của ông là một hồi ức dễ thương về đảo tị nạn Galang 2, với lời ghi “để nhớ hai người bạn đã đưa tôi đến Galang, Hải quân Trung uý Đạt và Hoa.
Tác giả họ Vũ, hiện là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Bài thứ hai , “Trường Đời: Học Làm Chồng” là một truyện về ông gia trưởng gốc Việt học phép làm chồng từ ông Mỹ hàng xóm. Đây là một truyện vui nhanh chóng đạt số lượng người đọc đáng nể. Bài mới sau đây, tiếp tục cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ hiện phổ biến bài viết của năm 2013. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết.
Tác giả tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú tại Austin, Texas, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Giải thưởng Việt Báo năm thứ ba, cùng lúc với giải danh dự, Chúc Chân còn nhận thêm giải "Writing on America" cho bài viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã góp nhiều bài viết với kiểu “viết như nói” và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng. Bài thứ hai, Một Mảnh Đời Tị Nạn, kể về những ngày đầu mới tới nuớc Mỹ. Bài thứ ba: “Tôi Là Đốc Tờ Nail”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ năm của Lê Thị, trong số 7 bài tác giả đã liên tiếp gửi về cho toà báo. Trong số này, có 4 bài viết về đề tài đồng tính. Lê Thị -cư dân Chicago, 35 tuổi- với tài viết và sức viết mạnh mẽ khác thường, hiện là tác giả dẫn đầu số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ trong hơn hai tháng qua.
Tác giả là một huynh trưởng viết về nước Mỹ, thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, vừa phải báo “tạm rút” năm nay. Điện thư của ông ngày 25 tháng 6, nguyên văn như sau:
Tác giả đã góp nhiều bài viết giá trị cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
"Hồi Ức Tháng Tư của Long Mỹ" là bài viết của Paul LongMy Choate, Đại Tá Hải Quân, một cấp chỉ huy trên Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử lớn nhất của Hoa Kỳ USS CARL VINSON (CVN-70). Đây là con tầu đã tung ra các đợt tấn công đầu tiên trên không ở Afghanistan sau biến cố 9/11 và cũng chính nó đem thi hài Osama Bin Laden thủy táng trên biển. Tháng Tư 2012, cũng con tầu này đã tiến vào Thái Bình Dương, thăm Úc, đánh dấu việc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm chiến lược sang Á Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến