Hôm nay,  

Thanksgiving 2006

23/11/200600:00:00(Xem: 262511)

Thanksgiving 2006

Bài số 1133-1742-454-vb4221106

*

Diệu Hương hiện cư trú và làm việc tại vùng San Jose. Cô là tác giả đã hai lần được tặng giải thưởng viết về nước Mỹ. Năm đầu tiên, với bài "Chương Kết Của Cuộc Đời", cô được trao giải danh dự 2001. Sau 4 năm liên tục góp thêm bài viết mới, sang năm 2005, cô nhận giải vinh danh tác giả, với bài viết về một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà trong dịp 30 lần thứng Tư tại Mỹ, và bài "Cầu Vồng Giữa Mùa Hè", về một quả phụ Mỹ thời chiến tranh Việt Nam. Sau đây là bài viết thứ 27 của cô, viết cho mùa Lễ Tạ Ơn 2006.

*

Dù không nói ra thành lời nhưng tận đáy lòng mỗi ngày trước khi vào giấc ngủ, đưa tay tắt đèn, vẫn thầm tạ ơn nhà Bác Học Edison đã đem lại ánh sáng thay thế mặt trời, thay thế đèn dầu giữa đêm đen.

Vài năm một lần phải dùng đến thuốc trụ sinh vẫn thầm tạ ơn Bác Sĩ Alexander Fleming đã giúp tìm ra "thần dược" Penicillin làm giảm nỗi đau thể xác của nhân loại.

Trong đời sống tinh thần, vẫn kính cẩn tạ ơn Thái Tử Tất Đạt Đa đã bỏ  ngai vàng đi trên "đường xưa mây trắng", chỉ đường cho chúng sinh  sống bình an, thân tâm an lạc, giúp rất nhiều người chế ngự "tham sân si" vẫn nằm khép nép ở một góc tâm hồn luôn tìm cách vùng dậy.

Xin được tạ ơn nước Mỹ tự do đã trở thành chỗ dung thân bình an, thoải mái cho rất nhiều sắc dân phải sống đời lưu lạc.

Nhớ đến nguồn gốc Việt Nam, vẫn thầm tạ ơn Bà Trưng Bà Triệu, Vua Quang Trung, các vị quan trung trinh tiết liệt  Phan Thanh Giản, Nguyễn Trung Trực đã vì dân quên mình, các anh hùng Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học đã bỏ mình khi chưa đến tuổi 30, những anh hùng cận đại Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn….. đã "tuẫn tiết theo thành" như các vị tiền nhân.

Được thấy mình hưởng thêm một ngày sống tự do, vẫn thầm tạ ơn hàng ngàn anh hùng vô danh đã nằm xuống vì hai chữ tự do của hai mươi triêu đồng bào ở Nam Việt thuở nào.

Và nhớ thời thơ ấu, thương ngày mới lớn, vẫn thầm tạ ơn giáo sư Hà Mai Anh đã dịch "Tâm hồn cao thượng" làm bảng chỉ đường cho nhiều thế hệ học sinh, từ lúc còn thơ dại mãi cho đến bây giờ.

Xin được tạ ơn tất cả các thầy cô từ mẫu giáo ở Việt Nam đến Đại học ở Mỹ đã dạy dỗ chúng em thành người hữu ích cho xã hội, và tạo nền tảng cho mọi nghĩ suy chín chắn ngày hôm nay. Thời gian tuần tự trôi làm nhạt nhòa nhiều kiến thức lâu ngày không dùng đến, nhưng nền tảng đạo đức và căn bản kiến thức vẫn còn đủ để những học  trò ngày xưa luôn khắc cốt ghi tâm câu ngạn ngữ Việt Nam "không thầy đố mầy làm nên".

Và cuối cùng, rất riêng, như người Mỹ vẫn nói "The last but not least" xin được kính tạ ơn Ba đã dạy dỗ chúng con, đã có một đời sống rất lành mạnh, đạo đức làm gương cho chúng con, đã chịu bao nhục nhằn, đày ải cả một thập niên trong các trại "tập trung cải tạo" dọc theo chiều dài đất nước để chúng con được nước Mỹ mở vòng tay đón nhận khi mới chân ướt chân ráo đến trại tỵ nạn ngày nào, để chúng con được sống thênh thang dọc theo chiều ngang của Tổ Quốc thứ hai.

Xin đươc kính tạ ơn Mẹ, "Kỳ quan đẹp nhất thế giới" của chúng con, đã có một thời sống nhọc nhằn sau năm 1975, gần như một ấn bản thứ hai của bà Tú Xương.

"Quanh năm buôn bán ở non sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò nơi quãng vắng,

Eo xèo mắt nước buổi đò đông."

Mẹ đã một đời hy sinh cho chúng con, và luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho chúng con trong những lúc giông bão nhất của cuộc đời.

Cũng xin kính tạ ơn Ba mẹ của Anh, người đã đưa Anh vào đời và nuôi dạy Anh có được ngày hôm nay, mỗi điều  học được từ Anh, những vui buồn chia xẻ với Anh đều có kèm theo lòng biết ơn với các đấng sinh thành ra Anh.

Xin được tạ ơn rất nhiều người bình thường trong đời sống đã góp bàn tay làm cho cuộc đời ngày càng đẹp hơn với nét rạng rỡ át hẳn nỗi u buồn.

Dù không được dịp nói ra mỗi ngày nhưng từ tận đáy lòng, vẫn xin được tạ ơn các ân nhân mỗi ngày, và xin nguyện với lòng luôn sống xứng đáng với sự hy sinh của tất cả những người đã nằm xuống cho chúng tôi có được ngày hôm nay.

Thanksgiving 2006

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,737,522
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến