Hôm nay,  

Sòng Bài Ơi, Sinh Mi Làm Chi!

28/11/200600:00:00(Xem: 160952)

SÒNG BÀI ƠI, SINH MI LÀM CHI! 

Bài số 1137-1746-458-vb2271106

*

Tác giả sinh năm 1935, là một nhà giáo kỳ cựu. Tại Việt Nam trước 19775, bà là giáo chức Trung  Tâm Giáo Dục Lê Quý Đôn, Saigon. Tại Hoa Kỳ, bà hiện là giáo chức thuộc Coachella Valley Unified School District. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên là một bài viết nặng tính giáo dục về tình trạng tuổi trẻ bài bạc tại Mỹ.      

*

- Eh, đi đâu mà sớm, vậy"

- Sớm gì nữa, 6 giờ tối rồi, tới rủ mày đi ăn phở.

  Bà mẹ mghe tiếng nói hối hả chạy ra: À con mới tới chơi à. Hai đứa định rủ nhau đi đâu vậy"

- Dạ thưa bác, chúng cháu sẽ đi ăn phở.

- Đi ăn xong về liền nghe cháu, vì dạo này nghe nói cuớp bóc nhiều lắm. Tụi bây về trễ là bác lại lo.

Sửa soạn xong, hai cậu chào bác rồi lên xe đi.Bà mẹ vẫn nữa tin nữa ngờ, vì đã nhiều lần chúng nó đi đến tối khuya mới về, có khi thức sáng đêm.

Cali dạo này sòng bài mở nườm nượp. Những ai đã vào sòng bài một lần là có thể tiếp tục vào nếu có nhiều ít tiền trong túi. Có kẻ tự chế được nhưng có kẻ lại deposit hết cảsố lương, lại còn nợ nần thêm. Từ ngày nước Mỹ cho phép mở casino thì cũng từ đó những nhà cho vay tiền mọc lên như nấm. Muốn vay tiền phải có job để cuối tháng họ deposit cái check mượn tiền vào nhà băng của họ.

Nghe tiếng gõ cửa, bà bác ra mở. À tụi bây lần này giỏi quá, giữ lời hứa về sớm làm bác rất vui.

-  Mẹ ơi, nghe nói hai vợ chồng anh Xe sắp ly dị phải không mẹ"

-  Sao con biết"

- Tuần vừa rồi, con thấy anh đi lang thang trong sòng bài, và anh có vẻ buồn bã lắm. Anh lại có vẻ tránh con nữa.

-  Đáng kiếp nó, tiền đánh hết, không đem về cho vợ một xu, lại còn nợ nần túng thiếu lung tung, nào credits, nào loan. Mẹ đã bảo cờ bạc, bạc là bạc bẽo, phản bội, chớ không phải bạc tiền đâu. Hút là xách. Xách, không phải là xách giày, xách dép đâu. Xách có nghĩa là "Ăn Cắp". Ông bà nói cái gì đúng cái đó. Còn con nữa, mẹ đã bảo tránh sòng bài đi, sao con còn lân la đến đó nữa"

-  Mẹ đừng lo, con không có vậy đâu mà. Con không đa mê đâu. Con chỉ đánh cơm gạo mà thôi.

-  Đánh cơm gạo là gì"

-  Đánh cơm gạo nghĩa là mình ăn được ít  chục rồi về.

-  Ở đó mà về. Thôi, bỏ đi con ơi, có nhiều ăn nhiều, có ít ăn ít. Con bỏ đi sòng bài để mẹ thêm tuổi thọ. Nhiều đêm con đi về khuya, mẹ lo quá. Mẹ luôn cầu nguyện cho con được an toàn, và chính quyền Mỹ sẽ đóng cửa hết sòng bài. Nay mai đừng cho mở thêm nữa. Mẹ nghe nói có nhiều người ăn được, bị tụi thua theo dỏi về nhà, rồi cướp của giết người để lấy tiền vào sòng bài đen đỏ.

-  Sao mẹ biết"

_  Báo chí đăng rầm rầm ai lại không biết. Không lẽ nhà báo lại nói láo. Ngày nay trộm cướp nhiều cũng vì cờ bạc sòng bài.

- Mẹ ơi, mẹ lo nhiều quá, con đi chơi với bạn, chứ không đi sòng bài hoài đâu.

Sau khi ba mẹ đi ngủ, hai cậu dong lên xe đến sòng bài mua vui đen đỏ. Cậu thì đánh xì lác, cậu thì kéo máy. Kẻ ăn người thua nhưng phải chờ nhau về. Chờ lâu, người bạn kéo máy lại ngứa tay đi kéo máy nữa. Lần này, chàng máy vui vẻ thu tiền vào túi; cậu ta sạch  túi, buồn bả ra về, mặt mày đam chiêu. Trên đường về vì quá khuya, lại mệt lại tiếc tiền, lại cãi nhau, cậu hai lái xe chếnh choáng rất nguy hiểm.

 -   Tao đã bảo mày về, mày không chịu về, làm tao sạch túi. Mày hại ta quá. Tao hết chỗ mượn tiền, chỉ chờ đến ngày lãnh lương, trả nợ rồi mới mượn tiền lại được. Mày hại tao quá!

- Tao đang đỏ mà mày bảo tao về. Thôi mày câm miệng đi để tao lái xe. Bực mình mày quá, lãm nhãm hoài.

Hai cậu có ngờ đâu, xe ông cò theo dỏi đằng sau. Ánh đèn xanh đỏ quay quay chớp chớp đã mấy vòng, mà xe hai cậu vẫn quay boong boong trên đường. Ông cò hết kiên nhẫn bèn hú còi lên làm hai cậu hết hồn, ngó lui, rồi từ từ dừng xe bên vệ đường . Cậu lái xe thay vì quay kính xuống, luống cuống, có lẽ mất bỉnh tĩnh, mở cửa xe định đi ra.

- "Dóng cửa lại, quay kính xuống," ông cò ra lệnh. "Anh lái xe chếnh choáng, có thể gây tai nạn."

- Chúng tôi họp bạn ôn bài thi cuối năm để được pass the final test ngày mai, về khuya nên rất mệt. Ông cò có vẽ thông cảm, trả lại ID và nói, "drive carefully." Hai  cậu mừng hú không bị ticket.

- Nhờ tao mau miệng nói láo đi học thi về nên ông ta có vẽ tội nghiệp cho hai cậu học trò " già"lo học hành cho tương lai. Người Việt mình tuy lớn tuổi nhưng phần nhiều phong  độ và mặt mày không già trước tuổi.

- Nước Mỹ là một nước giàu mạnh nhất trên thế giới, có thể vì vậy mà một số quốc gia đã ghanh ghét và thù hằn với nước Mỹ. Nước Mỹ là một nước rất nhân đạo, cứu nhân độ thế , mọi khi các quốc gia khác cần đến dù là kẻ thù của nước Mỹ. Nói thêm nữa, nước Mỹ còn nỗi tiếng về y khoa mỗ xẽ trên thế giới. Còn một điều, nước Mỹ nói chung và các tiểu bang nói rất riêng cần phải hạn chế mở mang những sòng bài để ít nhất cũng đem lại hạnh phúc cho những gia đình không may đã có những bà vợ, hoặc ông chồng, hoặc con cái đa mê cờ bạc để đến nỗi sa cơ lỡ vận, vợ chồng bỏ nhau, con cái đói rách, vân vân và vân vân…

Riêng Caili có hàng chục sòng bài từ bắc chí nam. Mỗi cuối năm tổng kết lợi tức hàng triệu, hàng tỷ. Kể những nhà giàu có ăn chơi không nói, số tiền hàng tỷ đó có một phần mồ hôi nước mắt của những gia đình sống với đồng lương hàng tháng. Không nói ra thì ai cũng biết hậu quả của những gia đình không may đó. Ôi, Sòng Bài Sinh Mi Làm Chi!

"Casino" phân nghĩa cho vui là: Casi là Casa là Nhà, "No" là không. Nói ngược lại là "Không Nhà". Đã đam mê cờ bạc, có nhà cũng như không vì cửa nhà bán hết sa chân vào cùm.

Kể cũng khó thật, ai mà nghĩ đến từng cá nhân mình. Mình là một hạt bụi trong cõi vô tình này, nhưng những hạt bụi đó mỗi ngày một tăng lên thành những đống cát để rồi tung bay theo gió lộng vào các xã hội không ảnh hưởng nhiều thì ít vào cuộc sống của con người… Xã hội của chúng ta hiện nay  là nước Mỹ.

Người viết bài này đã từng chứng kiến những thảm trạng gia đình  gây ra bởi đam mê cờ bạc làm xáo trộn cuộc sống của cha mẹ, vợ chồng và con cái để đi đến những hậu quả bất hạnh. Người viết bài này chỉ  xin góp ý và cầu mong cho mọi sự được đổi  mới một cách tốt đẹp, và con người chính mình phải biết tự chế trước mọi cám dỗ để đừng sa vào lổ hổng sa đọa, có hại cho bản thân và gia đình.

Ôi Sòng Bài, Sinh Mi Làm Chi! Buồn Vui Vì Mi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,618,665
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến