Hôm nay,  

Người Mễ Và Tôi

11/08/200600:00:00(Xem: 184563)

Người viết: NGUYỄN LÊ

Bài số 1076-1685-398-vb6110806

*

Tác giả Nguyễn Lê từng là chủ một nhà hàng ăn Việt Nam thành công tại  Philadelphia PA. đã góp nhiều bài viết  và đã nhận giải thưởng đặc biệt  Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài ông viết thường giản dị, chân thật, thể hiện tính lạc quan, tốt đẹp. Bài viết mới lần này của ông là về những người Mễ thường làm việc trong các quán ăn Việt tại Mỹ.

*

Nhà tôi và tôi mở nhà hàng ăn tại Mỹ từ năm 1977 tới năm 2002 thì tạm đóng cửa vì lý do sức khỏe.  Tính ra khoảng thời gian làm nhà hàng được đúng 25 năm.  Trong dự tính nhà tôi còn muốn tiếp tục làm thêm 10 năm cho đủ 35 năm con trâu đi cày.  Hiện nay nhà tôi vẫn còn say mê muốn tiếp tục lăn sả vào cơn ác mộng này như một vài bạn đồng nghiệp vẫn nói.  Hễ đến chỗ nào nói chuyện về nhà hàng thì bà nhập chuyện hàng giờ không dứt liên tu bất tận. 

Nhìn lại "chồng bồi vợ bếp" như ông bạn đồng nghiệp vẫn nói khi nhìn chúng tôi tận tụy với công việc.  Nay ngồi ôn lại chúng tôi đâu phải chỉ có 2 vợ chồng đơn thương độc mã múa võ.  Chúng tôi có vào khoảng trên dưới 100 người Việt phụ tá từ ông già bà cả tới các em nhỏ sinh viên, học sinh.

Trong thời gian 10 năm liên tục từ năm 1977 chúng tôi có những bà nội trợ không rành tiếng Anh đến giúp hoặc tới phụ trong thời gian lãnh trợ cấp.  Rồi đến các ông người Việt gốc Hoa cũng tới giúp vì trở ngại ngôn ngữ.  Kế đến các bà tuổi sồn sồn và các thanh thiếu nữ.

Dần dần họ thôi việc vì nhiều lý do: đến tuổi về hưu, bệnh, kiếm được việc nhiều tiền hơn, vào làm trong các nhà hàng Mỹ, khách sạn Mỹ với nhiều quyền lợi hơn tại nhà hàng Việt.

Một số quay ra nghề nail, một nghề dễ học, thời gian học ngắn, kiếm rất nhiều tiền, trở nên giàu có trong vài năm tậu nhà, tậu xe.

Tìm kiếm mỏi con mắt, không còn người Việt chịu đi làm thì mấy người Mễ lù lù tới xin việc.  Trở ngại đầu tiên là họ không biết tiếng Anh.  Nhà tôi phải dùng ngôn ngữ bằng tay làm trước cho họ theo bắt chước.  Họ rất khéo tay, làm đâu đúng đó.  Họ còn thêm nhiều đức tính như cần cù làm việc chăm chỉ, không nghỉ bất tử và rất lương thiện, tiền lương lại rẻ và làm việc nhiều giờ từ sáng đến khuya.

Từ nay các người Mễ đã biết sửa soạn, chuẩn bị và nấu đồ ăn Việt.  Ta không ngạc nhiên khi vào các tiệm phở thấy đa số các người giúp việc là người Mễ.  Họ nấu phở, cuốn gỏi cuốn, cuộn nhân bánh cuốn, xào mì, hủ tiếu, rửa chén đĩa, đổ rác… Họ mang những tô phở trên mâm nặng chĩu đem ra cho khách.  Thậm chí họ còn nói tiếng Việt khi lấy order hoặc dọn ăn cho khách và nói phở nạm, phở chín, phở gầu, phở bò viên v.v…

Sau biến cố khủng bố 9-11-2001 chúng ta đã chứng kiến người Mễ tràn ngập trên các tiểu bang đông dân như California, Texas, Arizona, Virginia, Pennsylvania, New York v.v…

Họ tụ tập trong các thành phố đông đúc đang cần người giúp việc mà người dân Mỹ kén việc không chịu làm các việc nặng nhọc, dài giờ, lương rẻ. 

Nhà cửa, apartments ào ạt được các người Mễ đua nhau thuê mướn.  Họ trả tiền thuê nhà đều đặn, đúng hẹn, tự bảo trì địa ốc, không làm phiền chủ nhà nay réo, mai kêu hư ống nước, hư cầu tiêu.  Khi dọn ra họ tự động kiếm bà con, bạn bè tiếp tục thuê mướn.

Một số làm việc chăm chỉ, đều đặn đã dành dụm được vốn liếng và sau nhiều năm làm việc đã có kinh nghiệm, kiến thức điều hành công việc kinh doanh nên đã ra mở tiệm làm chủ những nhà hàng, những tiệm chạp phô (groceries), những tiệm bán băng nhạc, chuyển tiền v.v..

Cuối tuần họ tụ tập bạn bè, giải trí, mở party, nhậu bia, nghe nhạc, tán dóc. Các cô người Mễ cũng chen vai gánh vác các công việc mà các chàng trai Mễ đang làm.  Họ lập gia đình sanh con đẻ cái, babysit và gửi con  đến trường học

Một số người ăn nên làm ra, có thẻ xanh, có quốc tịch, lâu lâu về thăm lại xứ Mễ chi tiêu cả bạc ngàn, giúp đỡ bà con thân thuộc bên quê nhà đang cần đồng đô nâng cao cuộc sống nghèo nàn kiếm việc không ra.

Bà bạn tôi cần người giúp việc nên đã đối xử với một số người Mễ như bà con trong một gia đình, cho họ về ở chung nhà, biệt đãi họ chu đáo để họ tận lực với công việc mà bà con họ hàng ruột thịt đã dứt gánh đi lập tiệm nails.

Một ông bạn vẫn đều đều tới tiệm bán thịt bò, heo thì gặp một chàng Mễ làm cho tiệm.  Hỏi thăm thì được biết chàng làm cho tiệm nhiều năm được chủ bảo trợ để có thẻ xanh.  Chàng nói với ông bạn khi về hưu thì để lại cửa hàng cho chàng để anh tiếp tục mở nhà hàng bán đồ ăn Mễ và lợi tức chia 3, anh 2 phần, ông bạn 1 phần.  Từ năm 2002, ông bạn cứ đều đều mỗi tháng được chia 5,6 ngàn đô bằng lợi tức về hưu của hai nhà giáo cầy suốt 30 năm trong nghề gõ đầu trẻ. 

Tôi may mắn có một cửa tiệm cho người Mễ mướn.  Họ tân trang căn nhà từ đầu tới cuối: lót gạch trên sàn, đóng sheetrock trần và tường, sơn toàn cửa tiệm một màu gạch non như các cửa tiệm tại xứ sở của họ.  Dòng giã 3 tháng trời đóng cửa sửa lại toàn tiệm, họ vẫn đều đều trả đủ 3 tháng tiền nhà.  Từ nay tại thành phố tôi ở, có 1 cửa tiệm bán băng nhạc, chuyển tiền và đồ chạp phô Mễ xen lẫn với các cửa hàng người Việt.  Vì tiếp xúc với họ thường xuyên tôi đã học được một số  tiếng Mễ như Gracias là cám ơn, cám ơn nhiều lắm là Mu chù gracias, xin chào là ULA, khỏe không là commotat, tạm biệt là adio v.v…

Một chàng Mễ nữa đã chinh phục được trái tim một cô gái Việt và sanh được một hoàng tử.  Chàng Mễ hào hoa này trong lúc cùng làm việc với cô gái Việt đã giúp đỡ nàng tất cả những công việc nặng nhọc.   Tâm sự qua lại, chàng đã đem hết tiền bạc dành dụm giúp cô gái gửi tiền về Việt Nam mua nhà cửa giúp mẹ vợ.  Từ nay nàng đã trao thân gửi phận cho chàng Mễ rộng lượng, không phân biệt tuổi tác, chủng tộc màu da. 

Mối tình Việt Mễ đề huề nảy sinh, phát triển, thăng hoa trên vùng đất Hoa Kỳ hạnh phúc. Bà dân biểu liên bang Loretta Sanchez gốc Mễ đã tận tình bênh vực quyền lợi của dân Việt cư ngụ tại vùng Cali nắng ấm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,050,988
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ". Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài mới nhất là một truyện tình đầu chung thuỷ.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm. Trong loạt bài Mr. Bond góp cho viết về nước Mỹ, có chuyện câu cá nước ngọt lẫn nước mặn, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Tuần trước, là chuyện “Đi săn Cá Sấu Gar”. Lần này là chuyện thủ phủ Cali mùa “cá bẹ”. Nơi đàn cá đi qua, có cả vùng bờ sông đầy vàng lẫn trong cát...
Tác giả là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Bài viết đầu tiên, “Tôi Vẫn Là Tôi”, Vietbao Online từ 19 tháng 5, 2012, hiện đã có 10054 lượt người đọc. Sau đây là chuyện tiếp theo.Tựa đề cũng là tên bài hát nổi tiếng “There is a Place for Us” của Leonard Bernstein.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là một du ký công phu mà vui vẻ hiếm thấy.
Tác giả cho biết ông họ Vũ, là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của cô là thành lập công ty consulting firm của riêng mình, viết sách technical bán trên AMAZON.COM và sách được sắp hạng Best Seller. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm., và tự gọi mình là “Chi nhánh “Hội Trời Đày”. Số dân “bị trời đầy” kiểu này tại Mỹ khá đông, cũng không ít dân gốc Việt. Mr Bond góp cho Viết Về Nước Mỹ không chỉ một bài mà là một loạt bài với đầy đủ hình ảnh sống động và hấp dẫn. Bài đầu tiên là chuyện ông Mít trời đầy một mình lặn lội tới sông Trinity, Texas, vùng đất nổi tiếng của đảng KKK kỳ thị chủng tộc, để câu cá sấu gar (Alligator Gar Fish). Đây là loại cá nước ngọt lớn nhất ở vùng Bắc Mỹ, dài từ 8 đến 10 feet, nặng trung bình trên 200lb/90 kg., có con nặng tới 279lb/127kg.
Tác giả là cư dân Portland, Oregon. Bài viết về nước My đầu tiên là chuyện cảm động trong một viện dưỡng lão. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến