Hôm nay,  

Mùa Xuân Hạnh Phúc

08/01/200700:00:00(Xem: 158169)

MÙA XUÂN HẠNH PHÚC

Người viết: XUÂN MAI

Bài số 1171-1783-491-v2080107

(bài còn lại của năm 2006)

Tác giả Xuân Mai cùng gia đình định cư tại Pháp. Lần đầu dự viết về nước Mỹ, bà gửi ba bài viết ngắn, vừa kể chuyện vừa chia sẻ những quan niệm về cách sống hạnh phúc. Sau đây là bài thứ hai  của bà nói về sở thích khiêu vũ và sinh hoạt của một nhóm   khiêu vũ “gồm những cặp hồi xuân...”

*

 Nói đến khiêu vũ, phải nghĩ đến một môn nghệ thuật rất quyến rũ. 

Với tôi, môn thể thao này, nếu ta biết áp dụng đúng cách, đúng môi trường, sẽ giúp cho tâm hồn và thể xác chúng ta nhẹ nhàng, thanh thoát, yêu đời và tươi trẻ mãi, nhất là phụ nữ không phải cau có, dù tuổi đời gần kề 5 hoặc 6 bó, tình chồng vợ thắm mãi không phai. 

Nhưng thú tiêu khiển nào cũng tùy thuộc vào cái tâm, môi trường và cách sống của mỗi cá nhân. 

Khiêu vũ là môn nghệ thuật rất tốt, nhưng đi sai hướng cũng tan hoang cửa nhà như chơi, chung qui tùy thuộc ở chúng ta"

Vợ chồng tôi ngoài tập khí công hàng ngày để giữ cho tinh thần tốt, thỉnh thoảng gần 2 tháng chúng tôi lại đi dancing và ca nhạc sống.

Từ ngày có chỗ khiêu vũ,  tôi và ông xã tôi càng yêu đời hơn, vì có sở thích chung.   Cuộc đời rất có ý nghĩa, nếu trái tim của bạn đúng với bài hát « Top of the world » của The Carpenters, được  chuyển dịch qua lời Việt cuả nhạc sĩ Diệu Hương.

"Rồi những đam mê trào dâng từ bao giờ...

Nhẹ bước chân, em ngây ngất vào cõi mộng...

Ngày mai đến vẫn con đường, 

Tình chúng ta không hề chán chường. 

Điều em ước muốn, 

Là những thứ yêu vô cùng.  "

Bài nhạc lãng mạn và tình quá bạn nhỉ"

Nhóm khiêu vũ của chúng tôi gồm những cặp vợ chồng hồi xuân,  tuổi từ 4 bó trở lên,  biết yêu quí, trân trọng cuộc sống. 

Mỗi lần họp chơi như thế rất đông, mọi người đến vì cần sự thoải mái, hạnh phúc ,  nên chúng tôi rất giữ ý, tôn trọng lẫn nhau, nhưng  không gò bó, rất tự nhiên, và chẳng ai để ý đến ai. 

Những cái tính tầm thường hay gặp phải của con người chúng ta  đã bị vứt bỏ ở chốn khác, chỉ vì ở đây, trong những giây phút điệu nhạc du dương mờ ảo này, chúng tôi thấy rất quí thì giờ, và chỗ chơi cần giữ lâu dài, nên tất cả đều cần và cố gắng hòa đồng. 

Cuộc đời hằng ngày vì sống còn,  con người phải đụng chạm để tồn tại,  vì cuộc sống là những chuỗi ngày tranh đấu để tiến thân,  đó là qui luật của tạo hóa!

Nhưng may mắn thay,  ngoài những chốn bon chen đó, cuộc đời vẫn đẹp và thơ mộng,  đến với những ai biết thưởng thức và quí trọng tình cảm nhân hậu. 

Dân Việt Nam mà tôi quen biết  chịu chơi hết mình,  mỗi lần dạ vũ tổ chức vào cuối tuần, bắt đầu từ 8 giờ 30 tối tới 4 giờ sáng,  thế mà gần hết cả nhóm đều ở lại tới phút cuối. 

Cứ mỗi lần đi nhảy đầm, là chúng tôi có dịp tập hát nhạc sống, cái thú tiêu khiển này chúng tôi rất thích. 

Cuộc vui chẳng tốn kém gì, vì chúng tôi mỗi người chỉ đóng góp một ít tiền ăn, phụ giúp với chủ nhà. 

Chỗ chơi rất đàng hoàng, chủ nhà đã ra điều kiện, nên cấm không có say ruợu, ẩu đả và lộn xộn. 

Sau màn ăn uống nhẹ nhàng, gọn gàng, rồi nhâm nhi một ít ruợu khai vị, và hát karaoké tại chỗ,  chúng tôi dọn bớt bàn ghế,  và dạ vũ bắt đầu. 

Dưới ánh đèn màu và không khí ấm cúng, từng cặp vợ chồng dìu nhau ra sàn nhảy,  những ca sĩ tập hát cây nhà lá vườn đã ghi danh trong  bàn ăn lúc nãy, thứ tự lên trình diễn, có sẵn ban nhạc và tay đàn chuyên nghiệp, cùng ca sĩ riêng của ban tổ chức. 

Mỗi lần đi khiêu vũ, chúng tôi đều lên hát giúp vui. Ông xã tôi giọng hát tương đối điêu luyện, nên hát rất vững với đủ điệu nhạc. Còn tôi vì không rành nhạc lý lắm, nên chỉ thích ca điệu tango, chỉ dợt vài lần ở nhà, mà  tôi đã ra đứng hát rất đúng điệu, thật là lý thú!

Nếu  mỗi lần đi nhảy, chúng ta chỉ nhảy toàn là những điệu Tango,  chachacha, rumba, valse, be bop, ... mà thôi, thì hởi ôi chán ngấy ,  buồn ngũ  lắm" Nhờ có những điệu Madison, nhiều kiểu khác nhau, do những anh chị sành điệu chỉ tập từng bước, chúng tôi nhảy chung tập thể, đây đúng là một môn thể dục thẩm mỹ vui nhộn. 

Tới giờ nghi lao, chúng tôi tự xuống bếp bưng chè lên và trò chuyện lẫn nhau. 

Chị chủ nhà gần 5 bó rưởi, mà dáng người thon gọn và trông rất trẻ,  kể cho tôi nghe về nghệ thuật sống khỏe và trẻ nhưng rất lành mạnh...  của vợ chồng chị. 

Ăn xong chúng tôi lại vui chơi tiếp tục, mỗi điệu nhạc là một người tự nguyện lên hát, sau đó là đến ca sĩ cứ thay phiên nhau. 

Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người có một sở thích khác nhau, không hẳn chỉ có khiêu vũ là nguồn vui"

Hàng ngày đi làm với công việc và những trách nhiệm  giao phó, những bổn phận phải hoàn thành. Chúng ta nên tránh sự lập lại nhàm chán ấy, nếu được bằng những giờ phút giải trí, hợp với đam mê và sở thích của từng cá nhân, để cuộc đời luôn là những nốt nhạc!

Những cuộc tiếp xúc với khách hàng trong công việc, đã cho tôi nhiều học hỏi quí giá. Cuộc đời muôn vẻ, xấu tốt có tính cách tương đối, nguyên tắc chung của con người, ai cũng đều muốn mình có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cuộc sống càng văn minh, trình độ hiểu biết của con người còn nhậy bén và tinh tế hơn. Không có gíá trị  nào được đánh giá ngoài thực tế và cách sống hàng ngày của chính ban"

Trong việc làm của tôi, đã từng gặp những khách hàng phải đấu tranh với từng giờ sống sót, những mẩu chuyện buồn vui mà họ tâm sự, đó chính là giòng đời, tiếng nói từ trái tim con người, cho tôi những kinh nghiệm trong cuộc sống. 

Hạnh phúc chính là tình người,  những gì thật gần gủi với ta,  và phải biết bảo trọng nó. 

Mùa xuân hạnh phúc và dạ vũ trong tình yêu chính là cái tâm và cách sống của bạn, nó sẽ dẫn đường bạn đến sự thành công trong cuộc sống, bằng những kinh nghiệm của chính mình. 

Đó chính là con đường tôi mong ước đạt đến. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,448,823
Khôi An, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013, từng là một thuyền nhân. Từ tuổihọc trò, cô cùng người em gái phải rời bố mẹ, vượt biển năm 1983. Mười năm sau,1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bảnxứ tại phân xưởng Intel ở Penang, Mã Lai.
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thiđậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về NướcMỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển,định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tạiVirginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon.Sau đây là bài viêt mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dânBerryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Giảithưởng VVNM 2013, cô có 5 bài tham dư và đã nhận giải Vinh Danh TácGiả (hình bên) với hai bài viết tiêu biểu: “Thiên Thần Đen” và “CũngMột Đời Người”, kể về những di dân tị nạn tại Mỹ làm việc tới mứcquên mình để gửi tiền tiếp viện cho người thân còn ở quê nhà. Sau đâylà bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả là một Y sĩ nội khoa và là Giáo Sư Đại Học tại Texas. Bài viết về nướcMỹ đầu tiên của Bà là “Chai Dầu Gió Xanh”, kể chuyện trên một chuyến bay khitác giả hướng dẫn phái đoàn gồm 33 giáo sư, sinh viên đi Việt Nam thực hiện mộtchương trình y tế của đại học TWU, Texas. Bài viết thứ hai của bà là môt chuyệntình “đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu sắc” từng làm chính nhân vật màcũng là tác giả đẫm lệ.
Tác giả đã cộng tác với nhiều diễn đàn văn chương Việt và tham dự nhiều sinh hoạt văn hoá giáo dục cộng đồng. Nhân dịp Chợ Tết Cộng Đồng vừa được khai trương tại Little Saigon, xin mời đọc bài viết mới về gian hàng “Thả Thơ” trong Chợ Tết.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Hai bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh là “Nàng Dâu Mỹ” và “Cô Khách Sở Welfare” cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Sau đây là bài viêt thứ ba của tác giả là một truyện ngắn về phân ly và đoàn tụ, được ghi lấy ý từ một truyện ngắn của Rev. Howard C. Schade.
Chúc Mừng Năm Mới, mùng Một Tết Giáp Ngọ, Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15 trân trọng mời đọc bài viết cảm động về hoa mai và mùa xuân từ một gia đình H.O. Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp,
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Nhạc sĩ Cung Tiến