Hôm nay,  

Miếng Thịt Bò

02/09/200600:00:00(Xem: 146315)

Bài số 1088-1697-410-vb7020906
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1987, hiện là một bác sĩ hành nghề tại quận Cam, đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, Viết Về Nước Mỹ 2006. Bài viết đầu tiên của bà là "Hạnh phúc rất đơn giản" kể chuyện về cách nhìn, cách nhận chân hạnh phúc của người phụ nữ Việt tại Hoa Kỳ qua ba hoàn cảnh sống khác nhau. Tiếp theo, là các bài “Đoàn Nữ Binh Của Mẹ Tôi”; “Tôi Học Văn Chương Mỹ...”.Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
*
Cho dù đang sống với hiện tại, hình như những cái bóng của quá khứ đủ mầu lúc nào cũng đeo đuổi chúng ta.
Gia đình tôi thuộc cỡ trung bình của người Việt Nam, nghĩa là gồm ba mẹ và tám anh em.  Sinh ra giữa đám anh em trai, thưở nhỏ tôi thích những trò chơi tạc lon, thả diều hơn là bế em, giải gianh.  Tính con gái của tôi chỉ thể hiện bằng tật mau nước mắt.  Các anh em và đám bạn con trai cùng xóm đã biết lợi dụng yếu điểm này của tôi trong những trò chơi của họ.  Sau những trận mưa rào, tôi thường theo bọn họ xuống xóm Bến Cỏ hay qua cầu xa lộ Phan Thanh Giản để bắt dế.  Có lần mãi lần theo tiếng dế, chúng tôi chui tọt vào bót cảnh sát nằm ngay đầu cầu.  Thầy cảnh sát đang hùng hổ, định la mắng chúng tôi, doạ sẽ mách cha mẹ thì thấy tôi đang rơm rớm nước mắt sắp ...nhè, thầy bèn dịu giọng:
"Thôi, tụi bây đưa em về, tao tha lần này đó nghen."
Tính con gái mau nước mắt ấy còn thể hiện qua những lần đọc những truyện ngắn cảm động như truyện ngụ ngôn "Con Tấm con Cám" hay "Anh Phải Sống" của Khái Hưng.  Bị các anh bắt gặp đang mít ướt và đặt cho cái "pháp danh" là Thích Khóc Nhè, tôi phải trốn lên gác để được tự do đọc truyện và để được yêm tâm ...khóc một mình. 
Trong các truyện lấy được nhiều nước mắt của tôi phải kể đến truyện Miếng Thịt Bò của Jack London hình như do giáo sư Lê Bá Kông chuyển dịch thì phải.  Đó là câu chuyện về người võ sĩ Quyền Anh vang bóng một thời, thi đấu với một tay võ sĩ mới ra lò mà kỹ thuật và kinh nghiệm còn non kém.  Vậy mà anh ta bị đánh bại.  Đang nằm đo ván trên sàn đấu, người võ sĩ về chiếu thầm nghĩ "Giá mà ta có miếng thịt bò bít tếch ăn chiều qua thì cơ thể  đâu có kiệt quệ mà thua thê thảm như thế này".  Sau khi đọc truyện ngắn này, mỗi lấn định gắp đũa vào đĩa thịt bò tái tươi hồng mềm ngọt của mẹ là hình ảnh anh võ sĩ mặt mũi tím bầm bê bết máu lại nhảy xổ ra và tôi không thể nào tiếp tục gắp cho được.
Rồi cuộc đổi đời Ba Mươi tháng Tư xảy ra, tự dưng thịt cá đua nhau đi trốn.  Tôi còn nhớ mẹ phài dậy sớm từ 3,4 giờ sang, xếp hàng cả ngày, chỉ để mua cho anh em chúng tôi vài miếng thịt bèo nhèo hay vài lạng tép bé xíu bé xiu.  Năm chừng mưới họa mẹ bóp bụng mua vài lạng thịt bò ngoài tiêu chuẩn để "bồi dưỡng" cho đám con đang thời mới lớn.  Có thực mới vực được đạo, cơ thể đang thiếu chất đạm, thế là tôi quên bén mất anh chàng võ sĩ nọ để vội tranh gắp vài miếng thịt thái mỏng tanh với các anh.
Cuộc Cách mạng này mang lại nhiều sự đổi đời cho dân chúng miền Nam mà trong đó có cả gia đình tôi, nghĩa là  có cả tôi nữa.  Sau cuộc thi tuyển gay go, vừa thi về học vấn vừa thi về lý lịch, tôi là một trong những học sinh hiếm hoi của miền Nam với "lý lịch không rõ ràng, có ngưới anh là sĩ quan "Nguỵ" đang phản bội tổ quốc sống bên đế quốc Mỹ, trúng tuyển vào trường đaị học Y dược của thành phố.  Dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa chúng tôi được giảng dạy không những về chuyên môn mà còn về chính trị để trở thành ngưới cán bô y tế vừa hồng vừa chuyên. 


Tinh thần làm chủ tập thể XHCN có lẽ được chúng tôi phát huy mạnh mẽ nhất vào lúc tổ sinh viên chúng tôi phân phát nhu yếu phẩm.  Tiếng cãi vả tranh giành quyền lợi ỏm tỏi, nào là "sao phần của tớ nhiều da thế, vậy tính tớ lấy phần da hay phần thịt"" hay "tháng trước tớ lấy mỡ rồi, sao tháng này lại chia cho tớ phần xương"" hay "nửa cân thịt sao mà ít thế này""
Vừa học chính trị vừa học chuyên môn, chúng tôi cũng đi luân khoa các bệnh viên để thực tập. Một trong những bệnh viện tôi được gửi đến để thưc tập là BV Nhi Đồng.  Thật là xót xa khi nhìn thấy những em bé suy dinh dưỡng, bị mù cả đôi mắt vì thiếu sinh tố A, bị còi xương vì thiếu sinh tố D, những cơ thể mới 7, 8 tuổi đầu mà da nhăn nheo bọc xương, miệng móm  răng rụng như những ông già bảy, tám mươi. 
Một trong những bệnh nhi tôi được giao để điều trị là thằng bé Tâm lên tám tuổi, mới được đưa về từ vùng kinh tế mới.  Bé Tâm bị hội chứng Thận hư (Nephrotic Syndrome), gầy trơ xương, nằm im lìm mệt mỏi, chỉ còn đôi mắt tinh anh trên khuôn mặt xanh xao.  Bà nội bé Tâm vừa kể bệnh vừa khen thằng bé:
“Cháu ngoan lắm cô ạ, biết bà nghèo nên chẳng dám đòi hỏi gì cả."
“Thế cha mẹ của bé đâu rồi hở bà ""
“Bố cháu đi học tập cải tạo. Mẹ cháu đã lấy chồng khác. Mà chẳng trách được nó. Nhà nghèo quá, sống không nổi, nó cũng đã ra ngoài Bắc thăm nuôi chồng rồi đó cô.
Bà cụ vừa xoa đôi chân phù của bé Tâm, vừa chép miệng nói tiếp:
-" Tôi già rồi sống sao cũng được, chỉ tội thằng bé ăn toàn rau độn mì cả tháng nay, giá mà có miếng thịt..."
Sáng hôm sau tôi đi thăm bệnh sớm.  Tiếng rên rỉ nỉ non lôi kéo chân tôi đến phòng bệnh ấy.  Trên giường bệnh tấm drap trắng che phủ thân hình bé bỏng của bé Tâm, bên cạnh là bà cụ già gục đầu bên xác cháu, miệng lảm nhảm nói mãi một câu:
-" Tâm ơi, sao cháu bỏ bà ra đi sớm như thế này hở Tâm""
Người đàn bà nuôi bệnh giường bên cạnh, mặt sũng nước mắt hỏi tôi:
-" Có phải lỗi của tôi không cô, chiều hôm qua tôi lén cho thằng bé miếng thịt bò kho mặn "
Dù không muốn rồi tôi cũng bỏ đất nước ra đi.  Rồi tôi cũng phải bắt đầu cuộc sống mới bằng hai bàn tay trắng và dần dần có cuộc sống khả quan.  Trải bao năm sống nơi xứ người với vật chất dư thừa, dù có ngán biết mấy chưa bao giờ tôi bỏ mứa thức ăn. 
Chiều nay tôi được một hãng thuốc tây mời đến một nhà hàng sang trọng tại South Coast Plaza để nghe thuyết trình về một loại thuốc mới tung ra ngoài thị trường.  Vừa lơ đãng nghe nói vể những ưu điểm của loại thuốc này, tôi vừa cầm niã châm nhẹ vào những miếng bông cải xanh.  Minh, người bạn đồng nghiệp, ngồi kế bên huých nhẹ vào tay tôi, nói nhỏ:
"Nhà hàng Morton này nổi tiếng về món steak đó chị.  Bò Kobe nuôi bằng rượu nên thịt mềm và ngon lắm"
Hình ảnh người mẹ thân yêu lặng lẽ thức dậy  ra chợ khi trời còn tối đen đầy sương lạnh, hình ảnh  chàng võ sĩ Quyền Anh gục ngã trên sàn đấu, hình ảnh bạn bè tranh giành nhu yếu phẩm, hay hình ảnh bé Tâm nằm bất động dưới làn vải trắng, hình ảnh nào đã đuổi tôi trong bữa ăn tối hôm nay"
“Cám ơn Minh" tôi trả lời bạn, "hôm nay mình lại ăn chay Minh à."
THUỲ DƯƠNG

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,113,844
Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi Minh Thành từng dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm.". Bài gần nhất là: “Nội soi ruột già.” Bài mới được ghi là “Thuật lại lời kể của người anh họ tôi.”
Tác giả vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai là tác giả nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Hình bên là quang cảnh “Ngày Summer Picnic” ở bệnh viện tác giả đang làm việc. Bài viết kể về những suy nghĩ, trò truyện từ sinh hoạt vui vẻ này.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài mới của ông là một hồi ức thời vượt biển.
Bài viết sau đây của Phương Dung kể chuyện Viết Về Nước Mỹ 2011, đã phổ biến trên báo in, nhưng vì sơ xuất kỹ thuật, bị “thất tung” trên Việt Báo Online. Sắp tới họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12, xin mời cùng đọc lại.
Tác giả đến Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ, từng cộng tác với một số tạp chí và các trang Việt ngữ trên mạng internet. Viết Về Nước Mỹ 2012, bà đã góp hai bài viết “Tiệm Tạp Hoá” và "Người Đàn Bà Ấy Là Mẹ Tôi." Sau đây là bài viết mới nhất.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là chuyện của nhiều câu chuyện vui buồn trong nghề thông dịch.
Tác giả cho biết trước năm 75, khi còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990, hiện là cư dân Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ. Bài viết mới của cô là một chuyện tình.
Với bút hiệu Xuân Đỗ, tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với bài viết "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, làm Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California). Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, quản nhiệm Hội Thánh Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010-2011. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện ngắn của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ.
Nhạc sĩ Cung Tiến