Hôm nay,  

Vĩnh Biệt Thượng Sĩ Long Nguyễn

07/03/200700:00:00(Xem: 119650)

Vĩnh Biệt Thượng Sĩ Long Nguyễn  

Người viết: Liên Phan

Bài số 1211-1822-529vb4070307

Tác giả nguyên là dân Kinh 5, vùng Cái Sắn, Rạch Giá, cùng quê cũ với gia đình Thượng sĩ Long Nguyễn vừa hy sinh. Bài viết  không dự thi.

*

Việt Báo Thứ Bảy, 3/3/2007, loan tin: Thượng Sĩ Long Nguyễn, 27 tuổi, thuộc Vệ Binh Quốc Gia vùng Oregon, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên từ thành phố Portland đã tử trận vì cuộc chiến chống khủng bố, theo bản tin hôm 1-3-2007 từ quân đội.

Nguyễn phục vụ ở chiến trường Afghanistan khi tử trận ở Mazar-e-Sharif.

Lễ cầu hồn đã  tổ chức ở Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang ở Portland. Nơi đây, Thống Đốc Ted Kulongoski đã ca ngợi Thượng Sĩ Long Nguyễn, một người tị nạn tới Portland định cư 25 năm trước.

Linh Mục tuyên úy Vệ Binh Rick Sirianni đã ca ngợi Long Nguyen về nhiệt tâm đối với gia đình và bạn hữu.

Đại Tướng Raymond Rees của Vệ Binh Oregon đã biểu dương Long Nguyen, nói rằng anh tận tâm và yêu thương thực sự cho quân đội. Tướng Rees và 30 chiến binh đã theo tiễn đưa Long Nguyễn tới nơi an nghỉ.

Người Kinh 5 (vùng Cái Sắn, Rạch Giá) qua tới Mỹ đã tham gia vào đủ mọi ngành nghề, từ người cắt cỏ, rửa chén trong nhà hàng, làm thợ assembly cho đến giáo sư đại học hay bác sĩ, kỹ sư.

Họ thường tự hào về điều đó, kể cả việc con em họ tự nguyện phục vụ dưới cờ.

Cách đây đã khá lâu, có một người con gái gốc Kinh 5 đã xuất ngũ từ Hải Quân với cấp bực Thiếu Tá, để trở về trường học và nay là một nha sĩ ở San Jose.

Các con em gốc Kinh 5 đang ở trong các quân binh chủng khá đông, nhưng đây là lần đầu tiên một người lính đã đền nợ nước.

Tôi xin nói thêm về Long một chút:

-Anh là con anh Sự và chị Quang, là cháu ngoại bà Hai Trầu, nhà ở gần đầu kinh, phía bên kia sông.

Còn nhớ hồi năm 1982, khi chúng tôi tới định cư tại thành phố Portland trong một khu chung cư, thì Long còn là một chú bé rất dễ thương và nhỏ chút xíu nhưng nụ cười thì lúc nào cũng "from ear to ear".

Thời gian qua mau, cũng ít khi gặp lại vì chúng tôi dọn về tiểu bang California sinh sống.

Hôm nay nhìn thấy ảnh cháu trên báo, lòng đau xót vô ngần.

Long mới 27 tuổi đời!

Chúng tôi những người đồng hương Kinh 5, xin gửi đến gia đình anh chị Sự lời chia xẻ nỗi đau đớn này.

Xin Chúa thương đem linh hồn Long về nơi vĩnh phúc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,699,231
Bố tôi người Nam Định. Mẹ tôi từ Thái Bình. Năm 1954, hai người gặp nhau trên một chuyến phà trên đường di cư từ Bắc ra Nam. Chưa đầy một năm sau lần hội ngộ ấy, bố mẹ tôi lấy nhau
Bà Lệ Hằng đang trang điểm trên gác bỗng ngưng lại, chồm người qua lan can nói gióng xuống dưới nhà: - Nè Mận à! Mầy có chịu tắt TV đi rồi vào thay quần áo để cùng tao lên phi trường
Đưa hai vợ chồng người khách hàng ra cửa rồi, tôi trở lại bàn giấy ngồi. Lật cái hồ sơ của hai người ra đọc lại từng trang xong tôi cũng không biết phải bắt đầu từ đâu. Hai cái hồ sơ này
Cuối cùng thì chị Cả cũng ra đi…Tôi không tin đó là sự thật cho tới ngày đưa chị ra sân bay Tân Sơn Nhất, nhìn bóng chị cao dần cùng chiếc thang cuốn, cao dần, mất hút. Tôi trở về nhà
Anh! Biết nói gì khi cánh cửa hạnh phúc của chúng ta đã đóng lại! Mãi mãi và vĩnh viễn ta mất nhau vì anh đã có những cánh cửa khác đang mở rộng chào đón anh! Mùa Thu đã trở lại
Trên đường lái xe về nhà, trên một góc phố chờ đèn xanh đèn đỏ, góc phố này thường kẹt xe lắm hình như phải chờ đến 5 phút mới tới lượt đèn xanh và chỉ được vài cái xe di chuyển
Máy chụp hình được đặt trong một hộp trắng, đi kèm với một hệ thống đèn flash, được dựng ở bốn góc
Ông buồn lắm! Sang tới đất nước này, lòng ông càng trĩu nặng. Ông đã tính không đi. Người ta bảo, sang bên đây buồn, nhất là những người già như ông. Nhưng đám con ông nó nghĩ khác
Từ sáng, người bạn sponsor thả vợ chồng con cái Nguyên xuống Sở Xã Hội này để làm thủ tục "đầu tiên" (xin trợ cấp tị nạn) với chính quyền, rồi hẹn khoảng năm giờ
Sau năm 1975, một số dân tị nạn chúng ta vô nghề làm móng tay móng chân và đắp bột. Nghề nầy hồi trước dân địa phương đã chập chửng khai thác rồi nhưng rất đắt tiền. Một bộ móng tay
Nhạc sĩ Cung Tiến