Hôm nay,  

Vĩnh Biệt Thượng Sĩ Long Nguyễn

07/03/200700:00:00(Xem: 119655)

Vĩnh Biệt Thượng Sĩ Long Nguyễn  

Người viết: Liên Phan

Bài số 1211-1822-529vb4070307

Tác giả nguyên là dân Kinh 5, vùng Cái Sắn, Rạch Giá, cùng quê cũ với gia đình Thượng sĩ Long Nguyễn vừa hy sinh. Bài viết  không dự thi.

*

Việt Báo Thứ Bảy, 3/3/2007, loan tin: Thượng Sĩ Long Nguyễn, 27 tuổi, thuộc Vệ Binh Quốc Gia vùng Oregon, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên từ thành phố Portland đã tử trận vì cuộc chiến chống khủng bố, theo bản tin hôm 1-3-2007 từ quân đội.

Nguyễn phục vụ ở chiến trường Afghanistan khi tử trận ở Mazar-e-Sharif.

Lễ cầu hồn đã  tổ chức ở Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang ở Portland. Nơi đây, Thống Đốc Ted Kulongoski đã ca ngợi Thượng Sĩ Long Nguyễn, một người tị nạn tới Portland định cư 25 năm trước.

Linh Mục tuyên úy Vệ Binh Rick Sirianni đã ca ngợi Long Nguyen về nhiệt tâm đối với gia đình và bạn hữu.

Đại Tướng Raymond Rees của Vệ Binh Oregon đã biểu dương Long Nguyen, nói rằng anh tận tâm và yêu thương thực sự cho quân đội. Tướng Rees và 30 chiến binh đã theo tiễn đưa Long Nguyễn tới nơi an nghỉ.

Người Kinh 5 (vùng Cái Sắn, Rạch Giá) qua tới Mỹ đã tham gia vào đủ mọi ngành nghề, từ người cắt cỏ, rửa chén trong nhà hàng, làm thợ assembly cho đến giáo sư đại học hay bác sĩ, kỹ sư.

Họ thường tự hào về điều đó, kể cả việc con em họ tự nguyện phục vụ dưới cờ.

Cách đây đã khá lâu, có một người con gái gốc Kinh 5 đã xuất ngũ từ Hải Quân với cấp bực Thiếu Tá, để trở về trường học và nay là một nha sĩ ở San Jose.

Các con em gốc Kinh 5 đang ở trong các quân binh chủng khá đông, nhưng đây là lần đầu tiên một người lính đã đền nợ nước.

Tôi xin nói thêm về Long một chút:

-Anh là con anh Sự và chị Quang, là cháu ngoại bà Hai Trầu, nhà ở gần đầu kinh, phía bên kia sông.

Còn nhớ hồi năm 1982, khi chúng tôi tới định cư tại thành phố Portland trong một khu chung cư, thì Long còn là một chú bé rất dễ thương và nhỏ chút xíu nhưng nụ cười thì lúc nào cũng "from ear to ear".

Thời gian qua mau, cũng ít khi gặp lại vì chúng tôi dọn về tiểu bang California sinh sống.

Hôm nay nhìn thấy ảnh cháu trên báo, lòng đau xót vô ngần.

Long mới 27 tuổi đời!

Chúng tôi những người đồng hương Kinh 5, xin gửi đến gia đình anh chị Sự lời chia xẻ nỗi đau đớn này.

Xin Chúa thương đem linh hồn Long về nơi vĩnh phúc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,709,009
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Nhạc sĩ Cung Tiến