Hôm nay,  

Vĩnh Biệt Thượng Sĩ Long Nguyễn

07/03/200700:00:00(Xem: 119760)

Vĩnh Biệt Thượng Sĩ Long Nguyễn  

Người viết: Liên Phan

Bài số 1211-1822-529vb4070307

Tác giả nguyên là dân Kinh 5, vùng Cái Sắn, Rạch Giá, cùng quê cũ với gia đình Thượng sĩ Long Nguyễn vừa hy sinh. Bài viết  không dự thi.

*

Việt Báo Thứ Bảy, 3/3/2007, loan tin: Thượng Sĩ Long Nguyễn, 27 tuổi, thuộc Vệ Binh Quốc Gia vùng Oregon, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên từ thành phố Portland đã tử trận vì cuộc chiến chống khủng bố, theo bản tin hôm 1-3-2007 từ quân đội.

Nguyễn phục vụ ở chiến trường Afghanistan khi tử trận ở Mazar-e-Sharif.

Lễ cầu hồn đã  tổ chức ở Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang ở Portland. Nơi đây, Thống Đốc Ted Kulongoski đã ca ngợi Thượng Sĩ Long Nguyễn, một người tị nạn tới Portland định cư 25 năm trước.

Linh Mục tuyên úy Vệ Binh Rick Sirianni đã ca ngợi Long Nguyen về nhiệt tâm đối với gia đình và bạn hữu.

Đại Tướng Raymond Rees của Vệ Binh Oregon đã biểu dương Long Nguyen, nói rằng anh tận tâm và yêu thương thực sự cho quân đội. Tướng Rees và 30 chiến binh đã theo tiễn đưa Long Nguyễn tới nơi an nghỉ.

Người Kinh 5 (vùng Cái Sắn, Rạch Giá) qua tới Mỹ đã tham gia vào đủ mọi ngành nghề, từ người cắt cỏ, rửa chén trong nhà hàng, làm thợ assembly cho đến giáo sư đại học hay bác sĩ, kỹ sư.

Họ thường tự hào về điều đó, kể cả việc con em họ tự nguyện phục vụ dưới cờ.

Cách đây đã khá lâu, có một người con gái gốc Kinh 5 đã xuất ngũ từ Hải Quân với cấp bực Thiếu Tá, để trở về trường học và nay là một nha sĩ ở San Jose.

Các con em gốc Kinh 5 đang ở trong các quân binh chủng khá đông, nhưng đây là lần đầu tiên một người lính đã đền nợ nước.

Tôi xin nói thêm về Long một chút:

-Anh là con anh Sự và chị Quang, là cháu ngoại bà Hai Trầu, nhà ở gần đầu kinh, phía bên kia sông.

Còn nhớ hồi năm 1982, khi chúng tôi tới định cư tại thành phố Portland trong một khu chung cư, thì Long còn là một chú bé rất dễ thương và nhỏ chút xíu nhưng nụ cười thì lúc nào cũng "from ear to ear".

Thời gian qua mau, cũng ít khi gặp lại vì chúng tôi dọn về tiểu bang California sinh sống.

Hôm nay nhìn thấy ảnh cháu trên báo, lòng đau xót vô ngần.

Long mới 27 tuổi đời!

Chúng tôi những người đồng hương Kinh 5, xin gửi đến gia đình anh chị Sự lời chia xẻ nỗi đau đớn này.

Xin Chúa thương đem linh hồn Long về nơi vĩnh phúc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,151,500
Tác giả VVNM kỳ cựu Trương Ngọc Bảo Xuân, hoa hậu thời 2001, đã từng viết: “Những người Việt tan tác khắp nơi, chưa gặp, chưa quen... Lạ thay, khi không bỗng thấy nhau thân thiết.
Tác giả cho biết Bà đã từng có bài dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2011. Sau 5 năm ngưng viết, Bà gửi thêm một truyện ngắn mới viết.
Tác giả cư trú tại Davis, CA, từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ, với nhiều bài viết kể chuyện đi học, đi làm, đi thực tập làm giảng viên trong ngành thẩm mỹ tại trường Sacramento City College,
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và nhận giải danh dự năm 2016. Ông nguyên là một sĩ quan QLVNCH, một chuyên viên về hưu, đang định cư ở Orange County.
Tác giả là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, là một Kỹ sư Dầu Khí đang sống tại Sài Gòn và làm việc cho một Công ty Liên Doanh tại Việt Nam.
Trước 1975, tác giả đã có nhiều truyện ngắn, truyện dài do tạp chí và nhà xuất bản Tuổi Hoa ấn hành tại Saigon. Sau tháng 4/1975, Cam Li không viết nữa.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia,
Tác giả đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012,
Captovan là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết, tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt.
Nhạc sĩ Cung Tiến