Hôm nay,  

Thơ Viết Cho Người Bạn Cũ 30 Năm

15/12/200600:00:00(Xem: 203132)

Thơ Viết Cho Người Bạn Cũ 30 Năm

Người viết: N.T.J.

Bài số 1152-1761-473-vb5141206

*

N.T.J. là bút hiệu của một tác giả cư trú và làm việc tại miền Bắc Cali. Bà đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên. Bài mới nhất, theo tác giả, được viết theo tâm tình của một người bạn kể lại.

*

Anh Ngọc,

Mấy chục năm trước, khi mình quen nhau em đâu có  nghĩ  có ngày mình sẽ trở thành "người xưa" và phải viết thơ thăm nhau. Cứ tưởng sẽ ở gần nhau và cùng nhau chia xẻ ngọt bùi, cùng nhau nương tựa đến ngày răng long,,,,,

Vậy mà mình cũng đã xa nhau gần 30 năm với biết bao nhiêu thay đổi. Lần cuối cùng gặp nhau nhớ như in hình ảnh đen đúa lem luốc của anh, tiễn anh ra bến xe, anh lầm lũi không quay nhìn lui vẫy tay chào em như ngày  nào. Vậy đó mà đã 30 năm…

Bây giờ mình viết thơ cho nhau không phải là chuyện mình nữa mà chuyện của thế hệ sau này. Đúng là cái số của mình còn có dịp gặp lại nhau, khi con gái của em dân thằng bạn trai ve. Tuy thằng nhỏ là dân da vàng nhưng nó có điệu bộ của một đứa con nít Mỹ bởi vì nó lớn lên tại đây. Khi em nhìn nó rõ ràng là thấy nó rất quen. Con gái em thường cười mẹ nó hoài, bởi em hay lẫn lộn mấy thằng bạn ngoại quốc của nó, em nhìn đứa nào cũng giống nhau, thành ra nó nghĩ với thằng con trai Việt thì em cũng lẫn lộn vậy. Em biết nó sai nhưng không muốn đính chánh, bởi vì dân Việt da vàng thì em không nhầm, nhất là với thằng con trai này vì nó là con anh.

Chuyện tình cảm của mấy đứa trẻ ở xứ này không giống như mình ngày xưa, mình chỉ cho nó ký kiến mà thôi, nhưng đó là chuyện của tụi nó. Không phải cả hai mẹ con của em đều phụ phàng hai cha con của anh đâu.

Cho đến giờ nay em vẫn tin tưởng ở số mệnh và càng tin tưởng hơn là vợ chồng ắt hẳn là phải có duyên hay có nợ gì với nhau. Em lấy chồng tưởng là tình yêu bởi em quen với anh ấy, rồi thương rồi lấy nhau, nhưng tới khi về sống chung rồi mới hay là anh theo tán tỉnh em, là vì ảnh nghe lời mẹ ảnh, hèn chi mà ảnh sống với em ảnh thật là lạt lẽo không tình cảm ngay cả đã có mấy mặt con rồi ảnh cũng không thêm mà còn bớt. Đối với con cũng vậy, anh ấy có một tình thương vừa phải cho con thôi, ảnh thương gia đình ảnh lắm vì vậy mà ảnh bị gia đình của ảnh hiểu lầm, anh lo lắng cho mẹ từng chút một trong khi mấy mẹ con dù có bịnh hoạn nằm ra đó, ở chung một nhà mà ảnh cũng chẳng bao giờ hỏi thăm một tiếng. Anh không ngó ngàng tới vợ cũng được đi, mà tới con ảnh cũng chẳng bao giờ để tâm tới, đời ảnh chỉ lo lắng cho mẹ và gia đình ảnh mà thôi. Mẹ con em không phải là gia đình của anh ấy đâu, ảnh có hiếu và tôn sùng mẹ và thương các cháu cực kỳ thương đến độ mẹ ảnh và các cháu đều nghĩ là một người đàn ông như vậy hẳn là phải cưng vợ và cưng con gấp bội phần…. Đứa cháu gái của anh ấy thường nói với con gái em là "cậu ấy cưng tao như vậy chắc với mầy chắc cậu cưng dữ lắm" đứa con gái em tủi thân lắm, mà ngay cả thằng con trai cũng vậy tánh nó vô tư mà còn thấy cái bất công của cha nó, nó nói phải chi mà ba nó tử tế với mẹ nó bằng phân nửa với bà nội và cưng tụi nó bằng phân nữa cưng mấy đứa cháu thì chắc chắn tụi nó sung sướng lắm. Nghe con trẻ nói làm em cũng buồn lây, sống với nhau từ bấy lâu em biết ảnh nhạt nhẽo mà em phải làm sao đây" Chẳng lẽ thôi nhau tại vì anh không cưng mẹ con mình sao"

Nhưng thôi kể lễ dài dòng em chỉ muốn viết thơ này là để thăm hỏi anh, chớ chắc hẳn anh không cần em giải thích là tại sao em lại phụ phàng anh đâu. Anh chắc cũng hiểu dùm em mà, ngày miền Nam đổi đời thì ai cũng đổi, như anh về quê, anh đi vượt biên, anh bị bắt, anh vượt ngục anh trốn tù rồi anh lại bị bắt, em ở ngoài này thì cũng giống như anh, em đi vượt biển, em bị bắt nhưng em không trốn tù. Được thả rồi về chờ anh hoài không thấy anh  trở lại trường, nghe Ngọc Nữ nói anh đã bị bắt, kiếm anh chẳng gặp, đợi hoài không thấy anh trở lại thì em phải làm sao" Em là con gái mà, đành trở về quê quán sống quanh quẩn nơi quê nhà, gia đình là thành phần có tội, tài sản bị tịch thu, các anh em trong nhà đều bị đi cải tạo... Nói đi nói lại, em có duyên mà cũng có nợ với chồng của em mà thôi, còn với anh thì chỉ là có duyên mà không có nợ.

Sau khi lấy chồng em đã ra đi cùng với gia đình và đã lập nghiệp ở đây cho tới ngày nay, cuộc sống của em tạm gọi là yên ổn cho tới khi gia đình bên chồng qua đoàn tụ. Nhiều chuyện xảy ra cho đến khi tan vỡ, bây giờ thì hết duyên mà chắc là cũng hết nợ bởi vì anh ấy có gia đình của ảnh không cần đến mẹ con em.

Thật ra khi sống chung ảnh cũng đầy đủ bổn phận ảnh, đã mang tiền về để lo cho vợ con, nhưng ngoài chuyện đó ảnh sống với mẹ con em mà lòng hướng về gia đình ảnh mà thôi, ảnh chẳng bao giờ nhìn thấy ở vợ con một niềm hạnh phúc nào đâu, em biết điều đó, cả con ảnh cũng biết. Sống với một người chồng và một người cha như vậy thật ra cũng buồn và cô đơn lắm anh ạ,, các con em lại ngoan và học hành tử tế, nhờ vậy mà em mới có niềm vui mà sống với anh ấy cho đến ngày các con khôn lớn. Nghỉ cho cùng là cũng tại nơi em, em ưng anh ấy mà, chớ có ai ép buộc em đâu, rồi vì tự ái khi biết lý do ảnh cưới em như vậy nên khi êm ấm thì thôi còn không êm ấm thì lòng em cũng chán nản lắm

Còn về phần anh, nghe con trai anh kể là chỉ có 2 cha con, cái gì cũng Dad nó lo, thật là tội nghiệp cho cha con anh, thằng bé thật là ngoan ngoãn dễ thương vậy mà mẹ nào nỡ bỏ con chớ. Giờ nó ở đây chắc hẳn anh cũng buồn và nhớ con lắm ha" Em nghe nó định trở về kiếm việc đặng ở gần cha, em thật mừng cho anh sanh được đứa con chí hiếu. Thằng nhỏ thật là giống anh ở cái ít nóng tánh lại lãng mạn, có hơi gàn một chút. Cái tánh gàn gàn của anh đã làm em bực bội biết bao lần. Mấy chục năm nay sống ở xứ người, bon chen xô bồ vội vã, nhưng khi hồi tưởng lại thời thơ ngây đó em cảm thấy như bớt  đi phần nào những nhọc nhằn của cuộc sống. Cảm ơn anh đã yêu em ngày đó, cảm ơn  anh đã cho em biết thêm bao hỉ nộ ái ố của cuộc đời vốn như tờ giấy trắng của người con gái,, dù rằng chúng ta chưa từng là vợ chồng nhưng cảm tưởng như là hiểu nhau sâu sắc, thông cảm và biết ý nhau từng chút. Nước mắt em muốn rơi khi cảm nhận đời mà không có tình người thì thật là vô vị.

Mà thôi, để em trở lại vấn đề của 2 đứa trẻ. Cho đến giờ em cũng không nói cho chúng biết mình là "cố nhân" mà thôi cũng không cần nói ra làm gì phải không"

Chúng nó quen nhau, chỉ mới cảm tình chưa yêu thương nhau gì cả. Thật ra em mới chính là ngừơi cảm mến con anh cho nên cứ nói vô nhưng con gái em tuy có cảm tình cho thằng bé nhưng không thương, mà em cứ chìu chuộng và thương yêu nó như "rể" vậy. Bây giờ em mới biết tại sao em cảm thấy thương mến nó lần đầu tiên gặp là tại vì nó giống anh….vô tình trong tâm thức nên em chọn nó cho con mình. Đó là một sự hiểu lầm tình cảm mà ra. C

on em không phụ con anh đâu, anh đã hiểu ngọn ngành câu chuyện, ngày nào đó anh hãy giải thích cho nó hiểu kẻo mà oan cho con gái em tội nghiệp nó nghe anh, con em là một đứa con gái hiền lành nhân hậu.

Thôi, thư cũng khá dài, rất vui khi nhận tin anh, chúc cha con anh luôn mạnh khỏe yên lành.

Thân bút,

Hoài Thương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,161,500
Khôi An, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013, từng là một thuyền nhân. Từ tuổihọc trò, cô cùng người em gái phải rời bố mẹ, vượt biển năm 1983. Mười năm sau,1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bảnxứ tại phân xưởng Intel ở Penang, Mã Lai.
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thiđậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về NướcMỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển,định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tạiVirginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon.Sau đây là bài viêt mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dânBerryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Giảithưởng VVNM 2013, cô có 5 bài tham dư và đã nhận giải Vinh Danh TácGiả (hình bên) với hai bài viết tiêu biểu: “Thiên Thần Đen” và “CũngMột Đời Người”, kể về những di dân tị nạn tại Mỹ làm việc tới mứcquên mình để gửi tiền tiếp viện cho người thân còn ở quê nhà. Sau đâylà bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả là một Y sĩ nội khoa và là Giáo Sư Đại Học tại Texas. Bài viết về nướcMỹ đầu tiên của Bà là “Chai Dầu Gió Xanh”, kể chuyện trên một chuyến bay khitác giả hướng dẫn phái đoàn gồm 33 giáo sư, sinh viên đi Việt Nam thực hiện mộtchương trình y tế của đại học TWU, Texas. Bài viết thứ hai của bà là môt chuyệntình “đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu sắc” từng làm chính nhân vật màcũng là tác giả đẫm lệ.
Tác giả đã cộng tác với nhiều diễn đàn văn chương Việt và tham dự nhiều sinh hoạt văn hoá giáo dục cộng đồng. Nhân dịp Chợ Tết Cộng Đồng vừa được khai trương tại Little Saigon, xin mời đọc bài viết mới về gian hàng “Thả Thơ” trong Chợ Tết.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Hai bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh là “Nàng Dâu Mỹ” và “Cô Khách Sở Welfare” cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Sau đây là bài viêt thứ ba của tác giả là một truyện ngắn về phân ly và đoàn tụ, được ghi lấy ý từ một truyện ngắn của Rev. Howard C. Schade.
Chúc Mừng Năm Mới, mùng Một Tết Giáp Ngọ, Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15 trân trọng mời đọc bài viết cảm động về hoa mai và mùa xuân từ một gia đình H.O. Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp,
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Nhạc sĩ Cung Tiến